Nam Phi tin tưởng tiến trình hòa bình do phái bộ châu Phi thúc đẩy tại Ukraine
Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, ngày 18/6, Văn phòng Phủ Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa cho biết các chuyến thăm của phái bộ hòa bình châu Phi tới Nga và Ukraine đã mở đường cho việc thúc đẩy giải quyết hòa bình cuộc khủng hoảng Ukraine.
Toàn cảnh cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và phái đoàn các nhà lãnh đạo châu Phi tại Strelna, ngoại ô Saint Petersburg (Nga), ngày 17/6/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuyên bố của Phủ Tổng thống cho biết: “ Tổng thống Ramaphosa hôm nay, ngày 18/6/2023, đã kết thúc chuyến thăm làm việc hai ngày tới Ukraine và Liên bang Nga, nơi các nhà lãnh đạo châu Phi đề xuất một con đường hòa bình cho cuộc xung đột kéo dài 16 tháng qua giữa hai nước. Đề xuất do các nhà lãnh đạo châu Phi đưa ra trong chuyến công tác tới Ukraine và Nga đã tạo nền tảng cho các cam kết trong tương lai sẽ góp phần vào con đường dẫn tới hòa bình và giải quyết xung đột tàn khốc”.
Theo tuyên bố, phái đoàn châu Phi đã đưa ra một số yếu tố quan trọng cần thiết để bắt đầu phong trào hướng tới hòa bình, bao gồm giảm leo thang xung đột; trả tự do cho các tù nhân chiến tranh và trẻ em, tuân thủ nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc về Chủ quyền; đảm bảo rằng có sự hỗ trợ nhân đạo cho những người gặp khó khăn và tái thiết sau chiến tranh cùng những yếu tố khác.
Tuyên bố cho biết: “Sứ mệnh hòa bình tới Ukraine và Nga đã kết thúc vòng tiếp xúc đầu tiên với cả hai bên tham chiến trong cuộc xung đột”.
Video đang HOT
Phủ Tổng thống cũng cho biết thêm rằng Tổng thống Ramaphosa được động viên bởi sự đón tiếp nồng hậu mà phái đoàn đã nhận được từ Tổng thống Ukraine và Nga.
Phái đoàn hòa bình của các nhà lãnh đạo châu Phi gồm Tổng thống Comoros Azali Assoumani, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, Tổng thống Senegal Macky Sall, Tổng thống Zambia Hakainde Hichilema, Thủ tướng Ai Cập Mostafa Madbouly, đặc phái viên của tổng thống Cộng hòa Congo Florent Nsiba, và đặc phái viên của tổng thống Uganda Ruhakana Rugunda. Đoàn đã đến Kiev trong một nhiệm vụ gìn giữ hòa bình hôm 16/6 và sau cuộc gặp Tổng thống Zelensky, phái đoàn đã tới St. Petersburg gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 17/6. Thay mặt phái đoàn, Tổng thống Ramaphosa đã trình bày một kế hoạch 10 điểm, có thể thúc đẩy tiến trình hòa bình ở Ukraine. Phái đoàn dự kiến tiếp tục tham vấn với phía Nga trong hội nghị thượng đỉnh Nga – châu Phi sắp diễn ra tại St.Petersburg vào tháng 7 tới.
Tổng thống Ukraine bác sáng kiến hòa bình của châu Phi
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã bác bỏ sáng kiến hòa bình của Liên minh châu Phi, khẳng định không thể đàm phán với Nga.
Mỹ viện trợ nhân đạo cho Ukraine thêm 205 triệu USD Ukraine: Nổ ở trung tâm thủ đô Kiev Chiến lược của phương Tây và NATO ở Ukraine ảnh hưởng thế nào tới Nga?
Từ trái sang: Thủ tướng Ai Cập Mustafa Madbuli, Tổng thống Senegal Macky Sall, Tổng thống Comoros Azali Assoumani, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa và Tổng thống Zambia Hakainde Hichilema tại Kiev ngày 16/6. Ảnh: Reuters
Theo đài RT ngày 16/6, ông Zelensky đưa ra bình luận trên trong khi đoàn lanhx đạo một số nước châu Phi do Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa dẫn đầu tới thăm Kiev và tiếp theo sẽ tới thủ đô Moskva.
Ông Zelensky nói trong cuộc họp báo rằng Ukraine sẽ không đàm phán với Nga khi binh sĩ Nga vẫn ở trên lãnh thổ nước này.
Theo ông Zelensky, để có hòa bình, binh sĩ Nga cần phải rời khỏi toàn bộ lãnh thổ của Ukraine. Ông Zelensky cũng nói với các phóng viên rằng Ukraine đang giúp đỡ rất nhiều cho các quốc gia châu Phi về an ninh lương thực và thiết lập các trung tâm ngũ cốc trên lục địa này.
Tuy nhiên, trước đó, Nga nói rằng ngũ cốc mà Kiev xuất khẩu theo các điều khoản của Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen chủ yếu được chuyển đến Liên minh châu Âu và cuối cùng được dùng làm thức ăn chăn nuôi. Trong khi đó, Liên hợp quốc đã không thể đưa sang châu Phi thực phẩm và phân bón của Nga - vốn từng chiếm thị phần lớn hơn rất nhiều trong nhu cầu của châu lục này.
Trong chuyến thăm Kiev, ngày 16/6, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã kêu gọi Ukraine và Nga giảm leo thang xung đột. Phát biểu với báo giới sau cuộc hội đàm giữa các nhà lãnh đạo châu Phi với Tổng thống nước chủ nhà Zelensky, ông Ramaphosa nói: "Cuộc chiến này phải được giải quyết và nên có hòa bình thông qua đàm phán. Chúng tôi cho rằng phải có sự giảm leo thang ở cả hai bên".
Trong khi đó, Tổng thống Zambia Hakainde Hichilema nhìn nhận điều quan trọng đối với lục địa châu Phi là đóng góp cho hòa bình ở Ukraine.
Về phần mình, Tổng thống Comoros Azali Assoumani, người hiện giữ chức Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Phi (AU), cho rằng một hiệp ước hòa bình ở Ukraine cần phải được thực hiện thông qua Hiến chương Liên hợp quốc.
Mặc dù bác bỏ sáng kiến của châu Phi, nhưng Tổng thống Zelensky đã mời các nhà lãnh đạo châu Phi tham gia hội nghị thượng đỉnh về hòa bình toàn cầu. Phát biểu họp báo với các nhà lãnh đạo châu Phi tại Kiev, ông Zelensky nói: "Tôi nhìn thấy triển vọng công việc của chúng tôi về những điểm cụ thể của công thức hòa bình, và chắc chắn, tôi đã mời các quốc gia châu Phi tham gia hội nghị thượng đỉnh hòa bình mà chúng tôi đang chuẩn bị".
Ngoài sáng kiến hòa bình của châu Phi, Tổng thống Zelensky từng từ chối lời đề nghị của Vatican về việc làm trung gian cho một lệnh ngừng bắn. Ông nói với đặc phái viên của Giáo hoàng là Hồng y Matteo Zuppi hồi đầu tháng rằng ông sẽ chỉ chấp nhận các điều khoản trong công thức hòa bình Ukraine của ông. Danh sách 10 yêu cầu gồm Nga rút khỏi tất cả các vùng lãnh thổ mà Kiev tuyên bố là của mình, trả tiền bồi thường, xét xử tội phạm chiến tranh và Ukraine gia nhập NATO. Nga đã bác bỏ các yêu cầu trên.
Trước châu Phi, Trung Quốc và Indonesia cũng đưa ra các sáng kiến hòa bình Ukraine và nhận được phản ứng trái chiều từ các bên liên quan.
Về phần mình, Điện Kremlin khẳng định Tổng thống Vladimir Putin vẫn sẵn sàng tiếp nhận bất kỳ liên lạc nào để thảo luận giải pháp cho xung đột Ukraine.
Trong khi đó, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cho rằng Mỹ không quan tâm đến việc tìm kiếm một giải pháp đàm phán cho cuộc khủng hoảng Ukraine và đòi hỏi Kiev phải đạt được thành công quân sự bằng mọi cách.
Tổng thống Nam Phi chia sẻ về ông Tập về kế hoạch hòa bình của châu Phi cho Ukraine Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã có cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trình bày tóm tắt kế hoạch hòa bình của 6 nước châu Phi về xung đột Nga-Ukraine. Ngày 10-6, Văn phòng Tổng thống Nam Phi cho biết Tổng thống Cyril Ramaphosa đã có cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc (TQ) Tập Cận...