Nam Phi tăng cường kiểm soát hành khách đến từ châu Á, đặc biệt Trung Quốc
Bộ Y tế Nam Phi thông báo đội ngũ y tế hàng không nước này bắt đầu thực hiện việc tăng cường kiểm soát tất cả các hành khách đến từ châu Á, đặc biệt là từ Trung Quốc.
Chuyển bệnh nhân nghi nhiễm virus giống SARS (gây bệnh viêm đường hô hấp cấp) tại bệnh viện Jinyintan ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc ngày 18/1/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 23/1, Bộ Y tế Nam Phi thông báo đội ngũ y tế hàng không nước này bắt đầu thực hiện việc tăng cường kiểm soát tất cả các hành khách đến từ châu Á, đặc biệt là từ Trung Quốc, trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng virus corona mới gây ra đang lan với tốc độ rất nhanh trên quy mô toàn cầu.
Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, hiện toàn bộ hệ thống kiểm soát dịch bệnh tại OR Tambo – sân bay duy nhất tại Nam Phi có đường bay thẳng đến khu vực châu Á – đang hoạt động hết công suất nhằm ngăn chặn nguy cơ xâm nhập của loại virus nguy hiểm này.
Tính đến sáng 23/1, tại Trung Quốc đã có 18 người thiệt mạng do virus corona, trong khi gần 600 trường hợp nhiễm bệnh.
Theo Bộ Du lịch Nam Phi, quốc gia nằm ở cực Nam châu Phi năm ngoái đã đón hơn 100.000 khách du lịch đến từ Trung Quốc.
Hồi tháng 10/2019, Bộ Du lịch Nam Phi cũng đã ký một thỏa thuận với Tập đoàn internet Tencent của Trung Quốc nhằm tăng cường thu hút khách du lịch đến từ Đại lục thông qua các chiến dịch marketing thực hiện trên nền tảng mảng xã hội WeChat.
Với thỏa thuận này, hai bên hy vọng sẽ tăng lượng khách du lịch Trung Quốc đến Nam Phi lên khoảng nửa triệu người trong thời gian tới.
Khởi phát tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc hôm 31/12/2019, bệnh viêm phổi cấp tính chỉ trong vài ngày sau đó đã khiến 41 người nhập viện cũng như lan nhanh và xuất hiện ở Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Singapore, Ấn Độ và Việt Nam.
Video đang HOT
Hiện giới chuyên gia quốc tế đang lo ngại về nguy cơ bùng phát của dịch bệnh, tương tự như đại dịch Hội chứng Viêm đường hô hấp cấp (SARS) từng khiến gần 650 người tử vong hồi năm 2002-2003. Hong Kong , Trung Quốc, từng là “điểm nóng” dịch SARS năm 2003 và từng nhiều lần chứng kiến dịch cúm gia cầm H5N1 bùng phát trong hơn một thập kỷ.
Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khoảng 1.755 người ở Hong Kong đã nhiễm virus SARS và 299 người thiệt mạng vì dịch bệnh này vào thời điểm đó.
Nhóm virus corona thường được tìm thấy ở chim và các động vật có vú, các chủng virus giống nhau về hình thái và cấu trúc hóa học. Virus corona chủng OC43 và virus corona chủng 229E gây ra các bệnh hô hấp thông thường như cảm lạnh, cúm ở người.
Cũng có những chủng gây bệnh nặng hơn như chủng corona gây Hội chứng Viêm đường hô hấp cấp (SARS) hay chủng gây Hội chứng Hô hấp vùng Trung Đông (MERS)./.
Theo Phi Hùng/TTXVN
Việt Nam có thể phải nhập khẩu cô dâu từ châu Phi
Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan đang nhập khẩu cô dâu từ Việt Nam nhưng 30 năm nữa, Việt Nam có thể phải nhập khẩu cô dâu từ châu Phi.
Việt Nam ham con trai thứ 2 châu Á
Ông Nguyễn Văn Tân, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS - KHHGĐ cho biết, dân số Việt Nam đang phải đối mặt với 3 thách thức lớn, trong đó có mất cân bằng giới tính khi sinh.
Ông Tân cho biết, trên thế giới chỉ có 15 quốc gia bị mất cân bằng giới tính khi sinh, tập trung chủ yếu ở Đông Á, Nam Á, một số nước Trung Á, 1 nước ở Trung Âu là Albania. Trong đó, Việt Nam là đại diện duy nhất ở Đông Nam Á.
Nếu xét toàn châu Á, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc với tỉ lệ 117-118 trai/100 bé gái. Kỷ lục tại quốc gia đông dân nhất thế giới từng có lúc lên tới gần 140/100.
Từ năm 2033, Việt Nam đã bắt đầu phải đối mặt với hậu quả của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Ảnh minh hoạ
Trong khi các nước nói trên đều mất cân bằng giới tính khi sinh từ những năm 1980 thì đến 2006, Việt Nam mới bắt đầu. Tuy nhiên suốt 15 năm qua, Việt Nam chưa thể kiểm soát, trái lại tăng liên tục.
Năm 2006, tỉ lệ giới tính khi sinh của nước ta là 109 bé trai/100 bé gái, 2013 tăng lên 113,8/100, 2018 tiếp tục lên 114,9/100, 2019 giảm nhẹ xuống 111,5/100. Ở Ấn Độ - quốc gia đông dân thứ 2 thế giới, tỉ lệ này chỉ ở mức 110-111/100.
Theo Quỹ dân số Liên hợp quốc, tỉ lệ sinh tự nhiên luôn ở mức 102-107 bé trai/100 bé gái, khi đến tuổi trưởng thành, tỉ lệ này sẽ tự cân bằng về 100/100 do tỉ lệ bé trai bị tử vong lớn hơn bé gái.
Ông Tân cho biết, với tình hình hiện tại, thế giới đang thiếu 150-175 triệu phụ nữ trong độ tuổi trưởng thành, phần lớn nằm ở Trung Quốc (thiếu 30-40 triệu), kế đó là Án Độ. Dự kiến đến năm 2060, tại Trung Quốc và Ấn Độ cứ 100 phụ nữ thì có tới 160 nam giới trong độ tuổi kết hôn.
"Nếu Việt Nam không có các giải pháp kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, đến 2050 sẽ có 3-4,3 triệu đàn ông không thể lấy được vợ. Đó là điều chắc chắn", ông Tân cảnh báo.
Ông Tân phân tích, tuổi kết hôn trung bình của nam giới Việt Nam hiện là 27,1 tuổi, như vậy tức từ 2033, tình trạng thiếu phụ nữ sẽ xảy ra và sẽ tiếp tục "tồn kho" tích luỹ sau mỗi năm.
Những nước xuất hiện tình trạng này sớm hơn chúng ta họ làm thế nào? Chính là nhập khẩu cô dâu.
"Hiện Trung Quốc là thị trường nhập khẩu cô dâu lớn nhất Việt Nam, tại Đài Loan có tới hơn 130.000 cô dâu Việt, con số này tại Hàn Quốc là trên 85.000. Nhưng đến chúng ta, nhập ở đâu, chưa nhìn thấy thị trường nào cả. Muốn mua phải có tiền mới mua được, nhưng gia đình bình thường lấy đâu ra tiền nên có người nói, có lẽ tương lai Việt Nam sẽ phải nhập khẩu cô dâu từ châu Phi", ông Tân nói.
Sẽ xử nặng hành vi lựa chọn giới tính thai nhi
Ông Tân đánh giá, mất cân bằng giới tính khi sinh là hệ quả của việc ít coi trọng phụ nữ và du nhập các kĩ thuật công nghệ lựa chọn giới tính thai nhi.
"Với sự phát hiện của khoa học, hiện đã có những kỹ thuật cho phép phát hiện giới tính thai nhi ngay tuần 1-2 của thai kỳ khiến tình trạng loại bỏ thai nhi gái ngày càng tăng. Chúng ta phải ngăn chặn việc nhập khẩu các công nghệ chỉ nhằm xác định giới tính thai nhi", ông Tân lo lắng.
Ông Nguyễn Văn Tân. Ảnh: Thúy Hạnh
Để đưa tỉ số giới tính khi sinh về ngưỡng cân bằng, ông Tân cho rằng, giải pháp căn bản, lâu dài vẫn là truyền thông. Song song đó cần nâng cao vị thế của phụ nữ trên mọi lĩnh vực.
Ông Tân dẫn chứng Hàn Quốc từng mất cân bằng giới tính khi sinh khá nặng nề, có vùng lên tới 140 bé trai/100 bé gái nhưng sau 15 năm, quốc gia này đã kiểm soát tốt, đưa về tỉ lệ 106 bé trai/100 bé gái.
"Khi hỏi kinh nghiệm của Hàn Quốc, họ nói rằng do thực hiện tốt việc nâng cao vị thế của phụ nữ, giúp họ chủ động hơn về tài chính, có quyền quyết định nhiều việc, có quyền thừa kế như con trai", ông Tân cho hay.
Tại xứ ở kim chi, giai đoạn cuối thế kỷ 20 từng có hàng loạt khẩu hiểu như: "Nuôi 1 con gái lớn lên bằng 10 con trai", "Hãy yêu con gái của bạn". Theo thời gian, những khẩu hiệu này ăn sâu vào nhận thức của người dân, chấm dứt tư tưởng trọng nam khinh nữ.
Tại Việt Nam, ông Tân cho biết luật Dân số đang trong quá trình lấy ý kiến, nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức, khi vi phạm sẽ bị xử phạt rất nặng, có thể tịch thu giấy phép hành nghề vĩnh viễn.
Thúy Hạnh
Theo vietnamnet.vn
Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp mắc viêm phổi cấp do nCoV Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo giám sát chặt chẽ dịch bệnh tại các cửa khẩu, bệnh viện và tại cộng đồng để phát hiện sớm và sẵn sàng thu dung, điều trị, quản lý tốt các trường hợp bệnh ngay khi phát hiện. Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên (trái) cùng đoàn công tác của Bộ Y tế kiểm tra công tác...