Nam Phi: Sập TT thương mại, 50 người bị chôn vùi
Ít nhất 1 người thiệt mạng và khoảng 50 người bị mắc kẹt sau khi mái của một trung tâm thương mại đang xây dựng bị sập ở Tongaat, Nam Phi.
Các nhân viên cứu hộ đang tìm kiếm những người sống sót trong đống đổ nát tại hiện trường một trung tâm thương mại bị sập mái ở Tongaat, phía bắc Durban, Nam Phi.
Theo thống kê ban đầu, ít nhất 1 người đã thiệt mạng và khoảng 50 người khác bị mắc kẹt trong đống đổ nát. Các quan chức cho biết, những người mắc kẹt là công nhân xây dựng. Khoảng 30 người bị thương đã được đưa tới bệnh viện, trong đó, một số người bị thương nặng.
“Các hoạt động cứu hộ đang trở nên rất khó khăn do trời tối”, nhân viên cứu hộ Neil Powell cho biết trong cuộc phỏng vấn với hãng tin BBC. “Các công nhân bị mắc kẹt dưới một lượng lớn gạch vỡ và giàn giáo”.
Các nhân viên cứu hộ tìm kiếm người sống sót trong đống đổ nát.
Video đang HOT
Ông Chris Botha, thành viên của công ty cứu thương Netcare 911, cho biết, giờ là lúc quá sớm để xác định nguyên nhân của vụ tan nạn: “Đây là một cuộc cứu hộ dài và cần nhiều thời gian để cứu tất cả mọi người”.
Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 16h30 ngày 19/11 (theo giờ địa phương). Các tuyến đường giao thông dẫn tới thị trấn Tongaat đã bị ảnh hưởng khi các đường chính chạy qua thị trấn đã bị phong toả và tàu điện dừng hoạt động.
Theo BBC
10 công việc nguy hiểm nhất thế giới
Thợ mỏ, công nhân xây dựng, người dò mìn đang từng ngày đối mặt với những hiểm nguy để mưu sinh.
1. Thợ mỏ
Làm việc tại hầm lò là một trong những công việc khó khăn và nguy hiểm nhất thế giới. Địa điểm làm việc là ở dưới lòng đất, thời gian rất dài. Những người thợ mỏ thường xuyên phải tiếp xúc với một lượng lớn silic dẫn đến tình trạng viêm và tổn thương phổi. Ngoài ra, tai nạn sập hầm, cháy nổ hoặc lở đất cũng là những nguy cơ mà những người thợ mỏ phải đối mặt.
2. Ngư dân
Nghề đánh cá được coi là một trong những ngành nghề nguy hiểm nhất thế giới. Nghề này đòi hỏi các ngư dân phải làm việc nhiều giờ mỗi ngày, nhiều khi là trong bóng tối và không có thời gian nghỉ. Các thiết bị nặng nề để bắt cá tiềm ẩn những nguy cơ tai nạn. Mặc dù ngày nay công nghệ GPS hỗ trợ nhiều cho các tàu cá nhưng trong điều kiện thời tiết xấu, tai nạn chết người vẫn xảy ra.
3. Sửa dây cáp điện từ trực thăng
Công nhân sửa dây cáp trực thăng vừa phải làm quen được với độ cao và sự lắc lư từ trên dây cáp vừa phải sửa đường dây để cung cấp điện cho thành phố. Họ được trang bị quần áo cách điện đặc biệt để làm công việc nguy hiểm này.
4. Dò mìn
Rà phá bom mìn, địa lôi hoặc ngư lôi, là một công việc quan trọng và cao cả. Đến thời điểm này, các công nhân dò mìn làm việc hiệu quả hơn các loại máy móc, nên công việc nguy hiểm này vẫn còn do con người đảm nhiệm.
5. Công nhân xây dựng
Rất nhiều tai nạn xảy ra ở công trường xây dựng. Các công nhân thường xuyên làm việc dưới những rầm thép khổng lồ, thậm chí lơ lửng trên không. Tai nạn gây thương vong nhiều nhất ở công trường xây dựng là rơi từ trên cao. Ngoài ra, cháy nổ, giật điện, tiếng ồn, độ cao, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, ánh sáng quá sáng hoặc quá tối, khói bụi, amiang... cũng là những nguồn nguy hiểm cho các công nhân xây dựng.
Theo VNE
Sập nhà ở Ấn Độ: Bé 10 tháng sống sót kỳ diệu Bé Gudia được lực lượng cứu hộ lôi ra khỏi đống đổ nát sau gần 30 giờ xảy ra vụ sập tòa nhà 7 tầng ở Ấn Độ. Một bé gái 10 tháng tuổi sống sót kỳ diệu sau khi bị chôn vùi gần 30 giờ trong đống đổ nát của vụ sập tòa nhà 7 tầng đang xây dựng ở thành phố...