Nam Phi nới lỏng phong tỏa sau khi vượt qua đỉnh dịch
Ngày 28/2, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa tuyên bố bắt đầu từ ngày 1/3, nước này sẽ nới lỏng lệnh phong tỏa từ cấp độ 3 xuống cấp độ 1 nhằm khôi phục hoàn toàn các hoạt động kinh tế, sau khi ghi nhận số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 giảm mạnh trong 2 tháng qua.
Nhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt trước khi tiêm vaccine phòng dịch COVID-19 tại Umlazi, Nam Phi. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, phát biểu trên truyền hình quốc gia tối cùng ngày, ông Ramaphosa cho biết Nam Phi đã qua giai đoạn đỉnh của làn sóng dịch thứ hai với số ca mắc liên tục tục giảm. Tính trong tuần qua, nước này ghi nhận khoảng 10.000 ca mắc mới, giảm đáng kể so với 40.000 ca trong tuần cuối tháng 1/2021 và 90.000 ca trong tuần cuối tháng 12/2020.
Tổng thống Nam Phi nhấn mạnh đây là kết quả từ những biện pháp phòng chống dịch quyết liệt của các lực lượng chức năng, những thay đổi tích cực trong sinh hoạt thường ngày của người dân như nghiêm túc tuân thủ việc đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách, cũng như từ khả năng miễn dịch cộng đồng trong số những người đã từng nhiễm virus SARS-CoV-2.
Sau khi hạ phong tỏa xuống cấp độ 1, người dân sẽ được phép tụ tập với số lượng tối đa 100 người trong phòng kín và 250 người ngoài trời, song phải tuân thủ các biện pháp giãn cách và phòng dịch cần thiết. Ngoài ra, thời gian áp dụng lệnh giới nghiêm ban đêm sẽ được rút ngắn từ 0 giờ đến 4 giờ sáng.
Theo Tổng thống Ramaphosa, cũng bắt đầu từ ngày 1/3, các cảng hàng không chính của nước này sẽ bắt đầu mở cửa đón khách quốc tế trong đó bao gồm các sân bay OR Tambo, Cape Town, King Shaka, Kruger Mpumalanga và Lanseria. Về biên giới trên bộ, nước này tiếp tục duy trì hoạt động của 20 cửa khẩu song vẫn đóng 30 cửa khẩu còn lại nhằm hạn chế dòng người qua lại biên giới.
Liên quan đến chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, Tổng thống Nam Phi cho biết sau 10 ngày kể từ khi tiếp nhận lô vaccine đầu tiên, nước này đã tiến hành tiêm chủng cho 67.000 nhân viên y tế tuyến đầu. Theo kế hoạch, sau khi hoàn tất tiêm chủng cho đội ngũ y tế, bắt đầu từ tháng 4 – 5, Nam Phi sẽ tiến hành tiêm chủng cho những đối tượng ưu tiên kế tiếp bao gồm người cao tuổi, người có bệnh nền và lực lượng công tác trong những lĩnh vực trọng yếu.
Trong bài phát biểu kéo dài 20 phút, ông Ramaphosa cũng khuyến báo người dân nước này cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng dịch và giãn cách do virus 501Y.v2 – chủng mới của virus SARS-CoV-2 được phát hiện tại nước này hồi cuối năm ngoái hiện chiếm đa số các ca nhiễm mới tại đây. Tổng thống nhấn mạnh 501Y.v2 được xem là chủng virus có tốc độ lây lan cao hơn đáng kể so với virus gốc.
Theo kế hoạch, trong năm 2021, Nam Phi sẽ tiếp nhận tổng cộng 11 triệu liều vaccines từ hãng dược Johnson & Johnson, 20 triệu liều từ Pfizer và 12 triệu liều từ Liên minh vaccine toàn cầu COVAX. Tính tới thời điểm hết ngày 28/2, nước này ghi nhận 1.512.225 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trong đó có 49.941 trường hợp tử vong.
Video đang HOT
* Theo phóng viên TTXVN tại Algiers, các nhà chức trách Nigeria ngày 28/2 thông báo rằng nước này sẽ nhận được gần 4 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 vào ngày 2/3 tới, trong khuôn khổ cơ chế phân phối công bằng vaccine toàn cầu COVAX do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) điều phối.
Cơ quan quốc gia Nigeria phụ trách chiến dịch tiêm chủng (NPHCDA) xác nhận rằng Nigeria sẽ tiếp nhận 3,92 triệu liều vaccine AstraZeneca vào ngày 2/3. Việc chuyển giao này khiến Nigeria trở thành quốc gia Tây Phi thứ 3 được hưởng lợi từ hệ thống COVAX, sau Ghana và Côte d’Ivoire.
Dự kiến, Nigeria sẽ nhận được tổng cộng 16 triệu liều vaccine thông qua cơ chế COVAX trong những tháng tới. Mặc dù NPHCDA chưa ấn định thời gian chính xác bắt đầu chiến dịch tiêm chủng, nhưng những liều đầu tiên này sẽ chủ yếu dành cho nhân viên y tế.
Nigeria muốn tiêm vaccine cho ít nhất 70% người dân trên 18 tuổi trong vòng 2 năm tới, nhưng con số này có vẻ rất tham vọng trước những thách thức to lớn về an ninh và hậu cần ở trong nước.
Tính đến ngày 28/2, Nigeria – quốc gia đông dân nhất châu Phi với 200 triệu người – đã ghi nhận tổng cộng 155.417 trường hợp mắc COVID-19 và 1.905 ca tử vong. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, con số này thấp hơn so với thực tế vì số lượng người dân được xét nghiệm thấp.
Ấn - Trung cạnh tranh ngoại giao vaccine Covid-19
Nam Phi nhận 1 triệu liều Covishield do Ấn Độ sản xuất khi quốc gia châu Á muốn dùng ngoại giao vaccine để quảng bá hình ảnh toàn cầu.
Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa cho hay số vaccine của Ấn Độ "mang theo lời hứa rằng chúng tôi có thể đảo chiều dịch bệnh này, thứ đã tàn phá và gây khó khăn cho đất nước chúng tôi cũng như toàn thế giới".
Covishield là tên địa phương của vaccine Oxford-AstraZeneca được phát triển ở Anh và sản xuất theo giấy phép của công ty công nghệ sinh học Viện Huyết thanh Ấn Độ.
Trong bài phát biểu tối 1/2, ông Ramaphosa nói rằng Nam Phi là một trong những nước đã tiến hành các thử nghiệm lâm sàng để đánh giá hiệu quả của vaccine này. Giai đoạn đầu của đợt tiêm vaccine sẽ ưu tiên cho nhân viên y tế công và tư, trước khi tiêm chủng cho phần còn lại dân số. Ramaphosa tuyên bố Nam Phi cũng sẽ nhận thêm 500.000 liều từ Viện Serum Ấn Độ vào cuối tháng này.
Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa. Ảnh: Reuters.
Nam Phi được đảm bảo 12 triệu liều vaccine từ Covax, sáng kiến phân phối vaccine toàn cầu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đứng đầu với khoảng 2 triệu liều được cung cấp vào tháng 3 tới. Nước này hy vọng vaccine sẽ làm giảm lây nhiễm Covid-19, đại dịch đã khiến hơn 44.000 người nước này tử vong trong số hơn 1,46 triệu ca nhiễm, tồi tệ nhất châu Phi. Tuy nhiên, ông Ramaphosa cũng cho biết dù bị tấn công bởi chủng virus mới lây lan nhanh 501Y, tỷ lệ ca nhiễm mới ở Nam Phi đang có xu hướng giảm.
Ấn Độ, nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, đang nỗ lực cung cấp vaccine cho các nước láng giềng cũng như các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình ở châu Phi. Ấn Độ cam kết tặng hoặc bán 20 triệu liều cho Nepal, Bangladesh, Sri Lanka, Afghanistan, Seychelles và Mauritius.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Phi đã ký các thỏa thuận mua 270 triệu liều từ Pfizer, AstraZeneca và Johnson & Johnson. Châu Phi cũng dự kiến sẽ nhận được khoảng 400 triệu liều từ Ấn Độ và 700 triệu liều thông qua sáng kiến Covax. Các quốc gia ở châu Phi, trong đó có Morocco, Ai Cập và Seychelles, chủ yếu dùng vaccine Trung Quốc.
Lawrence Gostin, Giám đốc Viện O'Neill về Luật Y tế Quốc gia và Toàn cầu tại Đại học Georgetown, cho biết Ấn Độ, đặc biệt là Viện Huyết thanh, có khả năng trở thành nhà phân phối vaccine ra toàn thế giới, đặc biệt là những quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.
Gostin cho hay Ấn Độ và Trung Quốc mắc kẹt trong một cuộc đấu tranh địa chính trị nhiều năm nay và sự cạnh tranh ngày càng gia tăng. Trung Quốc đã có một lịch sử lâu dài trong việc tìm kiếm lợi ích chính trị, thương mại hoặc ngoại giao từ viện trợ nhân đạo. Trung Quốc đang sử dụng vaccine của mình với chiến lược tương tự.
"Tuy nhiên, Ấn Độ không có lịch sử tìm kiếm những lợi ích đặc biệt từ hoạt động hỗ trợ y tế của mình", ông nói. "Ấn Độ từ lâu đã được coi là một đối tác hữu ích trong việc đảm bảo thuốc và vaccine giá cả phải chăng cho các nước có thu nhập thấp hơn. Tôi hy vọng điều đó sẽ tiếp tục".
Một y tá Ấn Độ cầm lọ vaccine Covishield tại trung tâm y tế ở Mumbai hôm 16/1. Ảnh: Reuters .
Vào ngày Nam Phi nhận được vaccine Ấn Độ, Trung Quốc thông báo đã gửi một khoản tài trợ vaccine Covid-19 cho Pakistan, đối thủ của Ấn Độ. Hôm 1/2, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Bắc Kinh sẽ cung cấp viện trợ vaccine cho một số quốc gia bao gồm Brunei, Nepal, Philippines, Myanmar, Campuchia, Lào, Sri Lanka Sierra Leone, Zimbabwe và Guinea Xích đạo.
Theo Xinhua, Zimbabwe, Sierra Leone và Guinea Xích đạo sẽ là 3 quốc gia châu Phi đầu tiên nhận được vaccine do Trung Quốc viện trợ.
"Chúng tôi cũng sẽ hỗ trợ 38 quốc gia đang phát triển khác về vaccine. Chúng tôi tham gia tích cực vào Covax do WHO dẫn đầu và cung cấp vaccine thông qua nền tảng này cho các nước đang phát triển", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói.
Ông cho biết vaccine do Sinopharm và Sinovac sản xuất đã được xuất khẩu sang các nước bao gồm Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Morocco, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil và Chile, nơi các nghiên cứu lâm sàng đã được tiến hành.
Akhil Bery, nhà phân tích về Nam Á tại công ty tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group, nhận định Ấn Độ có vị trí tốt trong cuộc đua ngoại giao vaccine vì nước này đã sản xuất khoảng 60% vaccine trên thế giới.
"Cuộc đua ngoại giao vaccine giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã có hiệu quả ở Nam Á. Ấn Độ đã tặng vaccine cho các nước láng giềng trước khi Trung Quốc làm điều này, và bây giờ Trung Quốc đang đuổi theo", Bery nói.
Ông cho biết Ấn Độ thông báo đang tài trợ 10 triệu liều vaccine cho châu Phi và có khả năng sẽ tặng nhiều hơn nữa khi nhiều vaccine được xác định có hiệu quả. "Vì vậy chúng ta có khả năng thấy sự cạnh tranh giữa Ấn Độ -Trung Quốc sẽ mở rộng trong ngoại giao vaccine, vì cả hai đều cạnh tranh quyền lực mềm và ảnh hưởng", ông nói.
Chuyên gia Gostin tại Đại học Georgetown cho biết hiện có 3 quốc gia là Ấn Độ, Trung Quốc và Nga đang tích cực phân phối vaccine trên toàn cầu.
"Tôi lo ngại về sự thiếu minh bạch trong các giao dịch cũng như vai trò của nó trong lợi thế quốc gia chiến lược. Tôi vẫn thích chia sẻ và phân phối toàn cầu hơn là chủ nghĩa dân tộc ích kỷ của các quốc gia có thu nhập cao. Ví dụ Mỹ, Anh và Liên minh châu Âu đã tích trữ vaccine mà không cần quan tâm nhiều đến phần còn lại của thế giới", ông nói.
Nam Phi vượt ngưỡng 10.000 ca mắc mỗi ngày Bộ Y tế Nam Phi ngày 17/12 thông báo số ca mắc mới COVID-19 theo ngày ở nước này đã vượt ngưỡng 10.000 ca, trong bối cảnh tỷ lệ lây nhiễm đang tăng theo cấp số nhân. Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân mắc COVID-19 vào một bệnh viện ở Port Elizabeth, Nam Phi. Ảnh: AFP/TTXVN Trên trang mạng Twitter, Bộ trưởng...