Nam Phi hoãn phiên thẩm vấn cựu Tổng thống Zuma
Ngày 17/7, giới chức Nam Phi quyết định hoãn cuộc thẩm vấn của Ủy ban điều tra quốc gia Nam Phi với cựu Tổng thống Jacob Zuma tới sáng 19/7, sau khi các luật sư của ông Zuma cho rằng ông đang bị thẩm vấn một cách không công bằng.
Cựu Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là ngày thứ 3 cựu Tổng thống Nam Phi tham gia cuộc thẩm vấn của Ủy ban điều tra quốc gia Nam Phi về các cáo buộc tạo điều kiện cho các nhân vật thân cận tham ô nguồn lực quốc gia và can thiệp quy trình bổ nhiệm nhân sự cấp cao trong 9 năm cầm quyền.
Đoàn luật sư đại diện cho ông Zuma rằng các luật sư của ban thẩm vấn không nên thẩm vấn chéo cựu Tổng thống Nam Phi vì các chứng cứ được đưa ra bởi các nhân chứng khác đều không cáo buộc trực tiếp ông Zuma tham nhũng hay gian lận.
Ông Zuma cũng cho rằng mình đang bị thẩm vấn chéo một cách quá kỹ về các chi tiết liên quan.
Thẩm phán Raymond Zondo cho rằng những quan ngại trên là chính đáng và quyết định lùi ngày thẩm vấn tiếp theo để hai bên tìm cách làm việc hợp lý hơn.
Video đang HOT
Cũng tại phiên thẩm vấn này, ông Zuma đã phủ nhận cáo buộc can thiệp vào quy trình bổ nhiệm một lãnh đạo cấp cao của Công ty Giao thông và hạ tầng Transnet khi còn đương chức. Công ty Transnet, chuyên vận hành các hệ thống đường sắt, cảng và đường ống dẫn nhiên liệu, là một trong các công ty thuộc sở hữu nhà nước vướng vào bê bối tham nhũng dưới thời ông Zuma.
Trả lời tại buổi thẩm vấn, cựu Bộ trưởng phụ trách các doanh nghiệp công Barbara Hogan cho biết ông Zuma đã nói với bà này trong một cuộc họp năm 2009 rằng ông Siyabonga Gama là lựa chọn duy nhất cho vị trí Giám đốc điều hành (CEO) của Transnet dù ông Gama khi đó đang chịu kỷ luật.
Hogan cũng cho biết ban giám đốc Transnet cũng muốn bổ nhiệm một ứng viên khác phù hợp hơn. Trước cáo buộc này, ông Zuma khẳng định không làm việc như vậy và luôn tuân thủ các quy trình.
Cựu Tổng thống Zuma ,77 tuổi, bị cáo buộc tạo điều kiện cho “văn hóa tham nhũng” trong thời gian nắm quyền kéo dài 9 năm trước khi bị phế truất năm 2018. Về pháp lý, cựu Tổng thống Zuma không bị bắt buộc phải xuất hiện ở phiên thẩm vấn này và ông cũng đã bác bỏ mọi cáo buộc.
Đề nghị được xem trước các câu hỏi của ông Zuma cũng bị ủy ban thẩm tra bác bỏ, do cơ quan này muốn được nghe ý kiến từ phía chính ông sau khi bị các nhân chứng đưa ra các bằng chứng chống lại.
Tháng 2/2018, ông Zuma đã chấp nhận từ chức, khép lại nhiều tháng tranh cãi về tương lai chính trị của mình sau khi các nhà lãnh đạo đảng Đại hội dân tộc Phi (ANC) cầm quyền gây sức ép yêu cầu ông rút lui do những cáo buộc tham nhũng và lạm quyền. Ngay sau đó, Quốc hội Nam Phi đã bầu ông Cyril Ramaphosa thay vị trí ông Zuma.
Theo Lê Ánh (TTXVN)
Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa tuyên thệ nhậm chức
Ngày 25/5, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã tuyên thệ nhậm chức sau khi đảng Đại hội dân tộc Phi (ANC) cầm quyền do ông lãnh đạo, giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử ngày 8/5 vừa qua.
Đây cũng là nhiệm kỳ đầy đủ 5 năm đầu tiên của tân Tổng thống Ramaphosa sau khi ông lên thay cựu tổng thống Jacob Zuma hồi tháng 2/2018.
Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa tuyên thệ nhậm chức. Ảnh: Phi Hùng/Pv TTXVN tại Nam Phi
Theo phóng viên TTXVN tai Pretoria, phát biểu trong lễ nhậm chức, Tổng thống Cyril Ramaphosa tuyên bố chính phủ mới sẽ hoạt động trên phương châm cốt lõi là "phục vụ nhân dân và cùng nhân dân xây dựng nên một đất nước Nam Phi giàu đẹp và bình minh của một kỷ nguyên mới đang bắt đầu đến với quốc gia Cầu Vồng".
Gửi lời cảm ơn đến 20 quan khách đứng đầu các quốc gia trên thế giới và khu vực đã đến tham dự buổi lễ, Tổng thống Ramaphosa nhấn mạnh cam kết của Nam Phi trong tiến trình hội nhập quốc tế, đặc biệt là cam kết của nước này với những quốc gia trong khu vực trong việc hiện thức hóa tầm nhìn 2023 của Liên minh châu Phi (AU).
Tại buổi lễ, Tổng thống Ramaphosa đã điểm lại những chặng đường đã qua và thành tựu trong 25 năm kể từ cuộc bầu cử đa sắc tộc đầu tiên tại nước này, cũng như những công lao của lãnh tụ Nelson Mandela, vị Tổng thống da màu đầu tiên kiến tạo nên một nước Nam Phi tự do và dân chủ.
Trong suốt hơn 2 thập kỷ qua, Nam Phi đã giành được nhiều thành công trên nhiều mặt, đặc biệt trong nỗ lực chống lại những tàn dư của chế độ phân biệt chủng tộc cũng như mang lại sự bình đẳng cho mọi người dân.
Tuy nhiên, tân Tổng thống Ramaphosa cho rằng mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng còn nhiều người dân Nam Phi vẫn chưa đủ ăn, nhiều người đã mất mạng vì những căn bệnh có thể chữa trị và nhiều người chưa có công ăn việc làm, đặc biệt là trong giới trẻ.
Ông Ramaphosa cho rằng một trong những nguyên nhân quan trọng nhất của những thất bại kể trên bắt nguồn từ nạn tham nhũng tràn lan đã làm cạn kiệt mọi nguồn lực của quốc gia này. Theo ông Ramaphosa, tham nhũng hoàn toàn có thể chữa trị được và đây được xem là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của ông cũng như chính phủ mới trong nhiệm kỳ này.
Với chủ đề "Kỷ niệm nền dân chủ: Đổi mới và phát triển vì một tương lai tốt đẹp hơn cho Nam Phi", trong diễn văn nhậm chức, bên cạnh cam kết của chính phủ trong cuộc chiến chống nạn tham nhũng, ông Ramaphosa nhấn mạnh các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm.
Bên cạnh đó, phòng chống tội phạm, bạo lực giới, củng cố các thể chế nhà nước, xây dựng đoàn kết toàn dân cũng sẽ là những ưu tiên hàng đầu của chính phủ mới trong thời gian tới.
Được tổ chức tại sân vận động Loftus Versfeld tại thủ đô Pretoria, lễ nhậm chức của tân Tổng thống Cyril Ramaphosa đã thu hút sự tham dự của 32.000 người dân cùng gần 5.000 đại biểu trong nước và quốc tế.
Đây cũng là lần đầu tiên từ năm 1994, lễ tuyên thệ nhậm chức của tổng thống được tiến hành tại một địa điểm nằm ngoài Tòa nhà chính phủ nhằm thu hút thêm nhiều thành phần xã hội tham gia cũng như tạo sự gần gũi hơn với người dân của vị tổng thống thứ tư của quốc gia này tính từ thời điểm chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid sụp đổ 25 năm trước.
Theo Phi Hùng - Đình Lượng (TTXVN)
Ảnh cặp đôi hôn nhau đắm đuối bên xác sư tử gây phẫn nộ Một cặp vợ chồng người Canada vừa khiến cộng đồng mạng dậy sóng sau khi chụp ảnh hôn nhau đắm đuối bên xác chết của một con sư tử mà họ đã bắn chết trong một cuộc đi săn ở châu Phi. Cặp vợ chồng Canada hôn nhau đắm đuối bên xác sử tử. Theo NZHerald, cặp đôi Darren và Carolyn Carter đến...