Nam Phi: Hàng chục người vẫn mất tích sau trận lũ lịch sử cách đây 2 tháng
Ngày 12/6, giới chức Nam Phi cho biết khoảng 90 người vẫn mất tích sau trận lũ lịch sử quét qua thành phố cảng Durban và các khu vực phụ cận cách đây 2 tháng, khiến hàng trăm người bị thiệt mạng.
Cảnh ngập lụt do mưa lớn ở Durban, Nam Phi ngày 12/4/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu trước báo giới, Tỉnh trưởng tỉnh KwaZulu-Natal, ông Sihle Zikalala, cho biết tổng số người chết trong trận lũ lụt và lở đất kinh hoàng nói trên đã tăng lên tới 461 người. Ngoài ra, vẫn còn 87 người mất tích. Lũ lụt cũng đã ảnh hưởng tới 85.280 người.
Quan chức này nhấn mạnh thêm rằng đây trận lũ có sức tàn phá nghiêm trọng nhất tại tỉnh này từ trước tới nay. Hơn 27.000 căn nhà bị ảnh hưởng do lũ, trong đó 8.584 căn bị phá hủy hoàn toàn.
Video đang HOT
Nam Phi ít khi hứng chịu các cơn bão như quốc gia láng giềng Mozambique. Vì vậy, những trận mưa như trút trong tháng 4 năm nay là điều bất thường do các tác động của biến đổi khí hậu. Chỉ trong vòng 24 giờ, lượng mưa tại một số khu vực ở tỉnh KwaZulu-Natal đã lên tới hơn 300mm, gần bằng 1/3 tổng lượng mưa hằng năm của Durban – thành phố lớn thứ ba Nam Phi, đồng thời xô đổ kỷ lục trong gần ba thập kỷ qua. Trận đại hồng thủy này đã gây sạt lở nghiêm trọng chưa từng có tại đây, cuốn trôi nhiều người, cầu đường và các công trình dân sinh khác.
Các nhà khoa học cảnh báo tần suất xảy ra lũ lụt và các hình thái thời tiết cực đoan khác đang thường xuyên hơn với cường độ mạnh hơn tại nhiều nơi trên thế giới, do Trái Đất ấm lên vì hiện tượng biến đổi khí hậu. Trong đó, các vùng miền Nam của Nam Phi – quốc gia phát triển nhất châu Phi – phải đối mặt với thời tiết cực đoan như mưa lớn kéo theo lũ lụt. Hồi tháng 4/2019, lũ lụt đã cướp đi sinh mạng của 70 người tại quốc gia này.
Hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lao động trẻ em khai mạc tại Nam Phi
Phóng viên TTXVN tại Nam Phi đưa tin, ngày 15/5, hội nghị toàn cầu lần thứ 5 về xóa bỏ lao động trẻ em đã chính thức khai mạc tại thành phố cảng Durban, tỉnh KwaZulu-Natal, Nam Phi.
Đây là lần đầu tiên hội nghị được tổ chức tại một nước châu Phi với nỗ lực hợp tác giữa Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Bộ Việc làm và Lao động Nam Phi.
Hội nghị thu hút sự tham gia của hơn 2.000 đại biểu đến từ hơn 180 nước, bao gồm các nguyên thủ quốc gia, các bộ trưởng, các học giả và thành viên các tổ chức xã hội dân sự. Ảnh: Hồng Minh/ Phóng viên TTXVN tại Nam Phi
Hội nghị thu hút sự tham gia của hơn 2.000 đại biểu đến từ hơn 180 nước, bao gồm các nguyên thủ quốc gia, các bộ trưởng, các học giả và thành viên các tổ chức xã hội dân sự. Tại sự kiện diễn ra trong 6 ngày liên tiếp, các đại biểu sẽ chia sẻ thực tiễn và thúc đẩy hành động nhanh chóng nhằm xóa bỏ lao động trẻ em, đồng thời, cũng đánh giá lại những tiến bộ trong việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững liên quan đến lao động trẻ em. Tham gia sự kiện lần này, đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao đông-Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà dẫn đầu, sẽ có bài phát biểu về tầm quan trọng của giáo dục đối với xóa bỏ lao động trẻ em.
Theo ILO, lao động trẻ em là công việc "tước đi tuổi thơ, tiềm năng và phẩm giá của trẻ em và có hại cho sự phát triển thể chất và tinh thần".
Phát biểu tại phiên khai mạc hội nghị, Tổng giám đốc ILO Guy Ryder cho biết lần đầu tiên sau 20 năm, lao động trẻ em có xu hướng gia tăng trong khi thế giới chỉ còn 3 năm để đạt được mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, trong đó kêu gọi xóa bỏ mọi hình thức lao động trẻ em vào năm 2025.
Báo cáo mới nhất của ILO với UNICEF cho thấy hiện có hơn 160 triệu trẻ em trên toàn cầu đang phải tham gia lao động, trong khi hơn một nửa trong số đó ở độ tuổi từ 5 đến 11. Con số này đã tăng thêm 8,4 triệu trẻ em chỉ trong vài năm qua. Số liệu của tổ chức toàn cầu này cho thấy lao động trẻ em xuất hiện nhiều nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, chiếm tỷ lệ đến 70%. Ông Ryder cho biết: "Châu Phi là lục địa đang cần và từ đó các giải pháp cho thách thức lao động trẻ em toàn cầu sẽ xuất hiện".
Theo bà Jacqueline Mugo, Phó Chủ tịch khu vực của Tổ chức Người sử dụng lao động Quốc tế và Giám đốc điều hành của Liên đoàn Người sử dụng lao động Kenya, các nguyên nhân sâu xa của lao động trẻ em bao gồm nghèo đói, không chính thức, hạn chế tiếp cận giáo dục, yếu kém hoặc thiếu bảo trợ xã hội, thiếu thanh tra lao động và quản lý yếu kém. Bà cũng nhận định số nạn nhân lao động trẻ em đang tăng lên.
Bà Mugo phát biểu: "Trách nhiệm của chúng ta là làm tất cả những gì có thể để đảo ngược xu hướng này. Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng khi chúng ta tiếp tục vật lộn với tác động của dịch bệnh COVID-19, đối mặt với căng thẳng địa chính trị ngày càng tăng và sự tăng giá lịch sử do xung đột gần đây giữa Nga và Ukraine". Bà tuyên bố: "Những thách thức này không phải là không thể vượt qua. Tuy nhiên, cho đến nay, chúng ta đã không thể hiện ý chí cần thiết hoặc theo đuổi các hành động tập thể toàn diện cần thiết để giải quyết".
Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: Hồng Minh/Phóng viên TTXVN tại Nam Phi
Đồng tình với bà Mugo, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa nhấn mạnh nghèo đói, thiếu khả năng tiếp cận với nền giáo dục chất lượng, thiếu bảo trợ xã hội (trợ cấp và hỗ trợ chăm sóc trẻ em) và di cư là những thách thức khiến các gia đình rơi vào "tình thế khó khăn không thể xảy ra"
Ông Ramaphosa nhận định sẽ có khoảng 8,9 triệu trẻ em bị cưỡng bức lao động vào cuối năm nay do những tác động của đại dịch COVID-19, vốn đã và đang làm sâu sắc thêm đói nghèo, bất bình đẳng và kém phát triển trên toàn thế giới. Theo ông, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến tiến độ xóa bỏ lao động trẻ em vào năm 2025.
Tổng thống Nam Phi tuyên bố: "Không một nền văn minh nào, không một quốc gia nào và không một nền kinh tế nào có thể tự coi là đi đầu trong sự tiến bộ nếu sự thành công và sự giàu có của nó được tạo dựng từ những đứa trẻ".
Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao đông-Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà dẫn đầu, sẽ có bài phát biểu về tầm quan trọng của giáo dục đối với xóa bỏ lao động trẻ em. Ảnh: Hồng Minh/Phóng viên TTXVN tại Nam Phi
Dự kiến hội nghị sẽ kết thúc vào ngày 20/5 với việc thông qua Kêu gọi Hành động Durban về xóa bỏ lao động trẻ em, nhằm mục đích tạo ra một cam kết mới và tăng tốc giữa các chính phủ và các bên liên quan khác hướng tới xóa bỏ lao động trẻ em vào năm 2025. Đây cũng là sự kiện chuẩn bị cho Ngày nhận thức toàn cầu về lao động trẻ em vào ngày 12/6.
Nam Phi lập quỹ cứu trợ khẩn cấp các nạn nhân trận lũ lịch sử Theo phóng viên TTXVN tại Nam Phi, ngày 15/4, giới chức nước này đã lập các quỹ cứu trợ khẩn cấp để hỗ trợ hàng chục nghìn người hiện không có nơi ở, điện và nước, sau khi trận lũ lịch sử đầu tuần cuốn trôi nhà cửa, đường sá, cướp đi sinh mạng của gần 400 người tại các địa phương dọc...