Nam Phi: Gia đình giữ thi thể người đã mất 2 năm không chôn cất vì tin người chết sẽ hồi sinh
Một Mục sư người Nam Phi qua đời từ năm 2021, nhưng thi thể của ông mới được an táng trong tháng này sau gần 600 ngày nằm trong nhà xác, vì gia đình và giáo dân tin rằng ông sẽ sống lại.
Theo trang Oddity Central (Anh), Mục sư Siva Moodley, người sáng lập giáo phái The Miracle Centre ở Gauteng, phía Bắc Johannesburg, đã qua đời vào ngày 15/8/2021 sau khi lâm bệnh nặng. Tuy nhiên, thay vì chuẩn bị cho đám tang cho Mục sư, gia đình ông đã quyết định giữ thi thể người đã khuất tại một nhà xác với niềm tin rằng ông sẽ hồi sinh.
Trong nhiều tháng, vợ Mục sư Moodley và các thành viên khác trong gia đình ông đã đến nhà xác để cầu nguyện với hy vọng phép màu sẽ xảy ra. Tuy nhiên, khi nhận thấy không có chuyển biến, gia đình đã ngừng cầu nguyện song vẫn không chấp thuận đưa thi thể ông Moodley đi chôn cất hay hỏa táng. Thậm chí, họ còn từ chối thừa nhận Mục sư đã qua đời, vẫn tiến hành các nghi lễ như lúc ông Moodley còn sống tại nhà thờ cho đến ngày ông sống lại.
Sau nhiều tháng nhận thấy thi thể ông Moodley vẫn nằm trong nhà xác, phía nhà tang lễ đã liên hệ với gia đình Mục sư để yêu cầu họ cho chôn cất hoặc hỏa táng người đã khuất. Giới chức giải thích rằng nếu không xử lý kịp thời, thi thể sẽ gây ra nhiều rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe và môi trường.
Gia đình ông Moodley ban đầu không đồng ý và sau đó cắt liên lạc với nhà tang lễ. Không còn cách nào khác, nhà tang lễ đành phải nhờ vào sự can thiệp của pháp luật. Họ đã quyết định phải xin lệnh của tòa án để chôn cất Mục sư Moodley.
“Đây là vấn đề dân sự. Tôi không thể tự mình đưa ra quyết định chôn cất, hay hỏa táng ông ấy. Quyết định phải đến từ gia đình, nhưng họ lại không nói gì. Ông ấy là người nổi tiếng, và không đáng bị đối xử như vậy. Tôi hy vọng tòa án có thể hỗ trợ”, đại diện nhà xác cho hay.
Hồ sơ của tòa án cho thấy bà Jessie, vợ của ông Moodley, giải thích rằng việc gia đình từ chối tổ chức đám tang cho vị Mục sư là vì bà đã nhìn thấy chồng sống lại.
Video đang HOT
Tuy nhiên, tòa án đưa ra bằng chứng rằng nhà tang lễ dã cố gắng liên lạc với gia đình của Mục sư tổng cộng 28 lần – gồm gửi email, hơn 40 tin nhắn WhatsApp và thư. Họ không nhận được hồi âm. Trong khi đó, chính quyền địa phương cũng đã đưa ra các báo cáo cho thấy việc không hoả táng thi thể có nguy cơ gây ảnh hướng tới sức khỏe cộng đồng.
Đến tháng 2, Tòa án Tối cao Gauteng ở Johannesburg đã ban hành lệnh cho phép tòa án ký tất cả các tài liệu cần thiết cho việc hỏa táng ông Moodley. Chỉ thị này đã bị đình chỉ trong một tháng để họ có thể liên hệ với gia đình của vị Mục sư. Nhưng trong thời gian đó, vợ của Mục sư không phản đối và cũng không đưa ra phản hồi về quyết định này.
Phía nhà tang lễ giải thích rằng họ không muốn xâm phạm quyền tự do tôn giáo của bất kỳ cá nhân nào, nhưng họ cần phải tuân thủ các quy định về sức khỏe cộng đồng.
Vào hôm 16/3, thi thể của Mục sư Siva Moodley cuối cùng đã được an nghỉ tại Nghĩa trang Westpark ở Johannesburg, trước sự chứng kiến của anh chị em và đại gia đình của ông. Vợ và hai con của ông không tham dự buổi lễ. Truyền thông Nam Phi giải thích rằng lý do khiến vợ và hai con của ông vắng mặt là do họ còn bận đảm nhận vai trò lãnh đạo giáo phái do Mục sư sáng lập.
Nhà giàu châu Á chi tiền đông lạnh thi thể chờ ngày hồi sinh
Trên khắp thế giới, khoảng 500 thi thể đang chờ hồi sinh. Với thu nhập tăng cao, ngày càng nhiều nhà giàu châu Á chi tiền cho phương pháp đông lạnh xác đắt đỏ này.
Bên trong một cơ sở đông lạnh thi thể chờ ngày hồi sinh. Ảnh: Cnet
Làm cách nào để bất tử hay hồi sinh sau khi chết luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của con người. Với công nghệ khoa học ngày càng hiện đại, ngày càng nhiều người hi vọng sẽ có cơ hội hồi sinh trong tương lai.
Một bé gái 14 tuổi người Anh bị ung thư não muốn sử dụng kỹ thuật đông lạnh để được sống tiếp trong tương lai. Nhưng cha mẹ cô phản đối. Cuối cùng, cô đã tự viết một lá thư gửi cho tòa án tối cao ở London để trình bày nguyện vọng.
"Cô bé viết rằng mình sắp chết nhưng cô muốn sống thật lâu. Nếu được phép thực hiện kỹ thuật đông lạnh, cô sẽ có cơ hội hồi sinh trong tương lai. Cô hi vọng được chữa khỏi bệnh ung thư.
Kết quả, tòa tuyên bố cô bé thắng kiện. Và sau khi qua đời, cô bé được bảo quản trong một cơ sở đông lạnh.
Đông lạnh thi thể chờ ngày hồi sinh
Cryonics là quá trình đông lạnh sâu xác chết và não, chờ đợi trong một tương lai không xa, họ sẽ được hồi sinh nhờ những tiến bộ vượt bật của y học.
Quá trình bảo quản lạnh bắt đầu sau khi một người được tuyên bố là đã chết hợp pháp. Máu và các chất lỏng khác được lấy ra khỏi cơ thể bệnh nhân và thay thế bằng các hóa chất chống đông ngăn chặn sự đóng băng, làm hỏng các tế bào cơ thể.
Trong các cơ sở đông lạnh, thi thể thường được bảo quản bên trong các bể hình trụ bằng thép không gỉ, chứa đầy nitơ lỏng ở nhiệt độ âm 196 độ C. Các chuyên gia cho biết ở trạng thái này, thi thể sẽ được bảo quản trong nhiều thập kỷ.
Nhà giàu châu Á đang chi mạnh tay
Chưa có nhà khoa học hay cơ sở nghiên cứu nào chắc chắn về sự thành công của phương pháp này. Tuy nhiên, nhiều người tin rằng nếu lựa chọn chôn cất hoặc hỏa táng sau khi qua đời thì chắc chắn, không có cơ hội "trở về".
Trên khắp thế giới, khoảng 500 thi thể đang chờ hồi sinh tại cơ sở đông lạnh. Thi thể nhỏ tuổi nhất là bé gái 2 tuổi đến từ Thái Lan, trong một cơ sở đông lạnh ở Mỹ.
Max More, giám đốc điều hành của tổ chức phi lợi nhuận Alcor, quản lý cơ sở về cryonics, cho biết: "Cả bố mẹ cô bé đều là bác sĩ. Cô bé đã trải qua nhiều cuộc phẫu thuật não và không có kết quả. Vì vậy, họ đã liên lạc với chúng tôi".
Với thu nhập tăng, ngày càng nhiều nhà giàu châu Á chi hàng trăm nghìn USD cho phương pháp này, theo CNA.
Cliff Brown, giám đốc điều hành của Cryonics4U có trụ sở tại Bangkok (Thái Lan), một trong những cơ sở đông lạnh chờ hồi sinh cho biết: "Đã có sự thay đổi lớn từ phía tây sang phía đông. Bây giờ, ngày càng nhiều người châu Á quan tâm đến phương pháp này".
Cơ sở đông lạnh thi thể chờ hồi sinh chưa có hợp đồng nào từ người Singapore nhưng họ có nhiều từ Trung Quốc hay Ấn Độ. Mỹ bắt đầu cơ sở cryonics đầu tiên, tiếp theo là Anh và Nga. Kể từ đó, ngành công nghiệp này đã mở rộng sang Úc, Trung Quốc và Thái Lan.
"Nếu bạn nhìn vào những gì đang xảy ra trên thế giới hiện nay thì bạn sẽ hiểu 50 năm qua, thế giới đã thay đổi rất nhiều. Con người đang tiến bộ và chúng ta sẽ tiếp tục làm điều đó", ông Cliff cho biết.
Trung bình chi phí rơi vào khoảng 200.000 USD để đông lạnh toàn bộ cơ thể, 80.000 USD nếu chỉ bảo quản bộ não. "Đó là một dịch vụ đắt tiền. Chắc chắn rồi", ông Cliff cho biết.
Hiện có thêm lựa chọn khác thông qua việc mua bảo hiểm nhân thọ. Khi họ chết công ty bảo hiểm sẽ trả một phần chi phí cho việc thực hiện đông lạnh chờ ngày hồi sinh.
Một trật tự thế giới mới: BRICS đưa ra mô hình thay thế cho phương Tây? Các quốc gia thuộc nhóm BRICS (Brazil , Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) đang tự đặt mình như một giải pháp thay thế cho các diễn đàn chính trị và tài chính quốc tế hiện có. Trung Quốc có sự phát triển vượt trội về kinh tế trong nhóm BRICS. Ảnh: AFP Theo báo Deutsche Welle (Đức), cho đến nay những...