Nam Phi đánh giá cao vai trò của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vaccine BRICS
Ngày 22/3, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đại học, Khoa học và Đổi mới Nam Phi Blade Nzimande hoan nghênh việc ra mắt Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vaccine của Nhóm các nền kinh tế mới nổi ( BRICS) và tuyên bố sáng kiến này sẽ là một cột mốc quan trọng để nâng cao năng lực cho các nước thành viên BRICS.
Trong bài phát biểu nhân buổi lễ ra mắt được tổ chức trực tuyến với sự tham dự của lãnh đạo BRICS, ông Nzimande cho biết: “Sáng kiến này sẽ tăng cường đáng kể năng lực toàn cầu để chuẩn bị và ứng phó với đại dịch, đây là một ví dụ về thực tiễn tốt nhất trong hợp tác quốc tế trong khoa học và nó sẽ làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác, đoàn kết và hữu nghị giữa các thành viên BRICS”.
Sáng kiến Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vaccine của BRICS lần đầu tiên được đề xuất thành lập trong Tuyên bố Johannesburg năm 2018. Bộ trưởng Nzimande cho biết: “Sáng kiến thành lập trung tâm này, vốn được củng cố nhờ các giá trị chung của các nền kinh tế thành viên về cam kết đa phương, đoàn kết và bình đẳng, sẽ là một đóng góp đáng kể để đảm bảo vaccine trở thành một sản phẩm phục vụ người dân toàn cầu dễ tiếp cận và có giá cả phải chăng cho tất cả những ai cần”. Ông tuyên bố rằng Nam Phi ủng hộ sáng kiến có được sự tập trung rộng hơn, bao gồm việc phát triển các phương pháp chẩn đoán và điều trị mới, phù hợp với cách tiếp cận Một sức khỏe của Tổ chức Y tế Thế giới. Ông cũng đảm bảo với các thành viên BRICS rằng Nam Phi sẽ đóng góp hết sức để đảm bảo sự thành công của sáng kiến này.
Bộ trưởng Nzimande cho biết: “Hợp tác trong giám sát dịch tễ học nên là một ưu tiên khác trong quan hệ đối tác. Nam Phi sẽ đóng góp chuyên môn đến từ các trung tâm nổi tiếng về bệnh truyền nhiễm, trong các cơ sở giáo dục đại học của chúng tôi và tận dụng năng lực của ngành công nghiệp dược phẩm đang phát triển trong nước nhằm phát triển và mở rộng sáng kiến này”.
Theo ông Nzimande, khi đảm nhận ghế chủ tịch BRICS vào năm 2023, Nam Phi sẽ ưu tiên tiếp tục phát triển và xây dựng trung tâm dựa trên những gì mà chủ tịch hiện tại là Trung Quốc đang làm.
EU thúc đẩy chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại châu Phi
Ngày 9/2, các quan chức Liên minh châu Âu (EU) nhận định tốc độ tiêm vaccine ngừa COVID-19 chậm chạp ở các nước châu Phi đang là vấn đề cần khắc phục ngay, đặc biệt khi nguồn cung vaccine cho châu lục này tăng lên đáng kể trong thời gian gần đây.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho nhân viên y tế tại bệnh viện ở Johannesburg, Nam Phi, ngày 2/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Các nước châu Phi đã bắt đầu các chiến dịch tiêm phòng chậm hơn nhiều so với phần còn lại của thế giới, đặc biệt là các nước giàu. Tuy nhiên, những tháng gần đây, nguồn cung cho "Lục địa Đen" đã được tăng lên đáng kể và nhiều nước đối mặt với vấn đề là tốc độ tiêm phòng chậm. Theo số liệu của tổ chức phi lợi nhuận Liên minh Vaccine toàn cầu Gavi, một số nước như Congo và Burundi chỉ mới tiêm được gần 20% số liều vaccine được cung cấp.
Phát biểu tại họp báo ở Lyon (Pháp) sau một hội nghị Ngoại trưởng và Bộ trưởng Y tế EU do Pháp chủ trì, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian cho biết vấn đề dường như không còn là mức độ hỗ trợ, mà là tốc độ tiêm vaccine.
Các lý do khiến các tốc độ tiêm vaccine còn chậm tại châu lục này là thời gian sử dụng của vaccine ngắn, các cơ sở bảo quản hạn chế, hạ tầng chăm sóc y tế nghèo nàn và tâm lý hoài nghi hiệu quả của vaccine.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết EU sẽ thúc đẩy việc tiêm vaccine tại các nước châu Phi đang tụt lại phía sau. Phát biểu tại họp báo ở Dakar, Senegal, bà nêu rõ EU sẽ chi thêm 125 triệu euro (143 triệu USD) để giúp các nước châu lục này đào tạo kỹ năng cho lực lượng y tế và nhân viên tiêm vaccine. Trước đó, EU đã cam kết khoản hỗ trợ 300 triệu euro cho chương trình này. Ngoài ra, EU đặt mục tiêu đến mùa Hè tới sẽ cung cấp cho các nước châu Phi 450 triệu liều vaccine, cao gấp 3 lần số liều vaccine đã hỗ trợ.
Theo Gavi, tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại 91 nước nghèo nhất mà cơ chế COVAX hỗ trợ hiện là 67%. Nhưng một số nước châu Phi đang tụt lại phía sau. Zambia, CH Chad, Madagascar, Djibouti, Somalia, Burkina Faso và Uganda hiện mới tiêm được 30% số liều vaccine được cung cấp. Đến nay chỉ 10% người dân châu Phi đã có miễn dịch với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.
Dự kiến tốc độ tiêm phòng sẽ là nội dung chính được đưa ra thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh giữa EU và Liên minh châu Phi (AU) vào tuần tới tại Brussels (Bỉ).
Toàn thế giới vượt 224,8 triệu ca mắc COVID-19; dịch tiếp tục lây lan tại châu Á Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h30 ngày 11/9 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 224.811.910 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.633.797 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi là 201.394.950 người. Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Manila, Philippines. Ảnh: AFP/TTXVN Dịch bệnh tiếp...