Nam Phi có tốc độ lây nhiễm COVID-19 nhanh nhất châu Phi
Với trường hợp đầu tiên được công bố hôm 5/3, Nam Phi được xem là quốc gia có tốc độ lây lan virus SARS-CoV-2 nhanh nhất châu Phi, với số ca mắc COVID-19 lên 51 người.
Người dân đeo khẩu trang đề phòng lây nhiễm COVID-19 tại Belhar, Nam Phi ngày 12/3 vừa qua. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, ngày 15/3, Bộ Y tế Nam Phi thông báo nước này đã ghi nhận thêm 13 trường hợp nhiễm mới virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại nước này, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại đây lên 51 người.
Với trường hợp đầu tiên được công bố hôm 5/3, Nam Phi được xem là quốc gia có tốc độ lây lan virus SARS-CoV-2 nhanh nhất châu Phi.
Trong bối cảnh tình hình diễn biến phức tạp, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã triệu tập cuộc họp nội các khẩn cấp.
Nam Phi nhiều khả năng sẽ áp dụng các biện pháp mạnh nhằm hạn chế sự bùng phát của dịch như cấm nhập cảnh từ các quốc gia có dịch, cấm tụ tập đông người và hoãn tổ chức các sự kiện.
Video đang HOT
Cùng ngày, Thủ tướng Algeria Abdelaziz Djerad thông báo nước này đã ghi nhận tổng cộng 45 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2, tăng 8 ca so với một ngày trước đó.
Bên cạnh đó, nước này cũng đã xác nhận 3 ca tử vong do COVID-19.
Theo phóng viên TTXVN tại Algiers, trong một tuyên bố trên Đài Phát thanh quốc gia, Thủ tướng Djerad khẳng định đã chuẩn bị sẵn sàng các trang thiết bị cần thiết ở những khu vực nhạy cảm để xác định các trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2, chẳng hạn như ở Blida và Boufarik.
Trước đó, hôm 14/3, Thủ tướng Djerad cũng đã kêu gọi người dân Algeria tăng cường cảnh giác và tự phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2, đồng thời ra lệnh đóng cửa tất cả các trường học và yêu cầu người dân không tụ tập đông người.
Tuy nhiên, ông cũng cho rằng Algeria hiện chưa rơi vào tình trạng khẩn cấp và có đủ năng lực để đối phó với đại dịch toàn cầu này.
Bộ Y tế Ai Cập ngày 15/3 thông báo quốc gia này đã ghi nhận thêm 17 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm trên toàn quốc lên 110 người.
Các ca nhiễm mới nhất bao gồm 14 công dân Ai Cập và 3 người nước ngoài.
Phóng viên TTXVN tại Cairo đưa tin trong số các ca nhiễm là người Ai Cập, có 2 trường hợp về từ Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), trong khi các ca còn lại có tiếp xúc với những người được xác định nhiễm virus trước đó.
Cho đến nay, trong tổng số 110 ca nhiễm SARS-CoV-2, Ai Cập đã ghi nhận 21 trường hợp khỏi bệnh.
Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi đã quyết định đóng cửa các trường học trên toàn quốc trong vòng 2 tuần bắt đầu từ ngày 15/3 nhằm phòng ngừa sự lây lan của đại dịch COVID-19.
Theo vietnamplus.vn
Bộ trưởng Singapore: Anh gần như từ bỏ các biện pháp kiềm chế virus corona
Bộ trưởng Phát triển Quốc gia Singapore cho rằng Anh và Thụy Sỹ đang không cố gắng chống lại virus corona mới, vì vậy số ca bệnh tại các nước này có thể tăng mạnh.
"Điều khiến chúng tôi lo ngại về các trường hợp như của Anh và Thụy Sỹ không chỉ là về con số. Đó là các nước này gần như đã từ bỏ bất cứ biện pháp kiềm chế virus nào" - ông Lawrence Wong cho biết. "Nếu không có nỗ lực kiềm chế, chúng tôi ước tính số ca bệnh tại các nước này sẽ tăng mạnh trong những ngày và tuần tới."
Số người chết vì Covid-19 ở Anh đã tăng gấp đôi lên 21 người hôm 14/3, trong khi số người mắc bệnh tăng 43% lên 1.140 người. Chính phủ Anh cũng không dự đoán được mức tăng này, theo các báo cáo.
Ông Lawrence Wong.
Thủ tướng Anh Boris Johnson và nội các bị chỉ trích vì không làm theo các nước khác để phòng chống dịch bệnh lây lan - áp dụng các biện pháp như đóng cửa trường học, cấm tập trung đông người. Cách phản ứng của chính phủ Anh thay vào đó tập trung vào vệ sinh cá nhân, tự cách ly đối với những người cảm thấy mình bị ốm và làm xét nghiệm cũng như theo dõi đối với những người được xác nhận nhiễm virus.
Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock hôm 15/3 cho biết những người trên 70 tuổi sẽ được khuyến cáo ở nhà 4 tháng để tự cách ly dù họ không có triệu chứng. Điều này nhằm hạn chế sự lây lan của virus corona mới và bảo vệ nhóm người có nguy cơ cao này. Tuy nhiên biện pháp đặt ra câu hỏi chính phủ sẽ phải làm gì để cung cấp thực phẩm và thuốc cho họ.
Y tế Anh được cho là có kế hoạch trì hoãn các biện pháp ngăn virus lây lan để đạt được " miễn dịch bầy đàn". Trưởng cố vấn khoa học chính phủ Anh - ông Patrick Vallance nói sẽ cần khoảng 60% dân số Anh nhiễm virus gây bệnh Covid-19 để tạo tình trạng miễn dịch này.
Trong thư ngỏ được công bố tối 14/3, hơn 245 học giả sống và làm việc tại Anh đã chỉ trích chiến lược nêu trên, lập luận rằng điều đó sẽ khiến Cục Y tế Quốc gia (NHS) chịu nhiều áp lực hơn. Tuy nhiên sau đó Bộ Y tế và Chăm sóc Xã hội Anh cho biết " miễn dịch bầy đàn không phải là một phần trong kế hoạch hành động của chúng tôi, nhưng là kết quả phụ tự nhiên của một dịch bệnh".
Trong khi đó, Thụy Sỹ cũng khuyến khích người dân tự bảo vệ mình, theo Tổng thống Simonetta Sommaruga. Hiện tại, Thuỵ Sỹ cố gắng làm chậm sự lây lan của virus bằng cách đóng cửa các trường học và cấm các sự kiện có hơn 100 người cho đến giữa tháng 4. Họ cũng đang ưu tiên tăng số xét nghiệm.
PHƯƠNG ANH (Nguồn: Bloomberg)
Theo vtc.vn
Malaysia: Số ca mắc Covid-19 tăng đột biến sau sự kiện tôn giáo Sự kiện tôn giáo tại nhà thờ Malaysia với 16.000 người tham dự dẫn đến việc số ca Covid-19 của nước này và một số nước láng giềng tăng đột biến. Malaysia báo cáo thêm 190 ca bệnh hôm Chủ nhật (15/3), tăng 80% trong một ngày và nâng tổng số ca nhiễm lên 428. Hầu hết các ca bệnh bắt nguồn từ...