Nam Phi cấp phép săn bắt thú lớn hằng năm
Ngày 25/2, Chính phủ Nam Phi đã cấp phép hạn ngạch hằng năm đối với hoạt động săn bắt và xuất khẩu thú lớn, trong đó bao gồm 10 con tê giác đen trong danh sách cực kỳ nguy cấp và 10 con báo gấm.
Một con voi trong Vườn quốc gia Kruger – khu bảo tồn động vật hoang dã lớn nhất Nam Phi, với diện tích hơn 2 triệu ha. Việc săn bắt bị cấm trong khu vực này tuy nhiên nạn săn trộm các loài thú lớn như tê giác và voi vẫn diễn ra hằng năm.
Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, trong đợt cấp phép này, Chính phủ Nam Phi cũng cho phép săn bắt hơn 100 con voi, trong điều kiện phù hợp với luật pháp quốc tế liên quan đến hoạt động buôn bán các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Theo Chính phủ Nam Phi, số lượng voi trong nước đang tăng lên và hiện tại số lượng bị săn bắn mỗi năm chưa đến 0,3%.
Thông cáo từ Bộ Lâm nghiệp và Môi trường Nam Phi cho biết tổng cộng sẽ có 10 con tê giác đen và 150 con voi nằm trong danh sách săn bắn. Số tiền thu được từ hạn ngạch săn bắn hằng năm được chính phủ phê duyệt sẽ được dùng để trang trải cho các cộng đồng nông thôn nghèo và bị thiệt thòi ở địa phương, nơi diễn ra hoạt động săn thú lớn này.
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế đã xếp tê giác đen vào danh sách cực kỳ nguy cấp. Tuy nhiên, số lượng tê giác đen trong tự nhiên đã tăng gấp đôi lên hơn 5.000 con so với mức thấp lịch sử cách đây 3 thập kỷ. Chính phủ Nam Phi cho biết hạn ngạch được phân bổ cho việc săn bắt tê giác dựa trên ước tính số lượng tê giác.
Nạn săn trộm tê giác trắng tại Nam Phi đã lên đến mức khủng hoảng từ năm 2014 – 2017 khi trung bình có khoảng 1.000 con bị giết mỗi năm. Con số này đã giảm một nửa xuống còn 451 con vào 2021. Trước đó, số liệu chính thức cho biết số tê giác bị săn trộm để lấy sừng tại Nam Phi lần lượt là 394 trong năm 2020 và 594 con trong năm 2019. Gần 2/3 số tê giác bị săn trộm là trong các khu rừng quốc gia.
Săn bắn là hoạt động kinh doanh lớn ở Nam Phi. Số liệu từ chính phủ cho thấy dịch vụ này thu về khoảng 1.4 tỷ rand (khoảng 92,5 triệu USD) vào năm 2019, trước khi đại dịch COVID-19 hoành hành. Tại Nam Phi, thuật ngữ Big Five Game chỉ hoạt động săn 5 loại thú lớn và khó săn nhất ở châu Phi, bao gồm sư tử, báo gấm, tê giác đen, voi rừng châu Phi và trâu rừng châu Phi.
Tỷ lệ trẻ vị thành niên mang thai tại Nam Phi tăng mạnh trong đại dịch COVID-19
Ngày 24/8, tổ chức phi chính phủ Save the Children cho biết tỷ lệ trẻ vị thành niên tại Nam Phi mang thai tăng mạnh do các biện pháp giãn cách được áp đặt để phòng dịch COVID-19 hạn chế nhiều bé gái tiếp cận với biện pháp tránh thai và nạo phá thai.
Tổ chức Save the Children dẫn số liệu của chính phủ cho thấy tỷ lệ trẻ vị thành niên mang thai và sinh con tại Gauteng - tỉnh đông dân nhất Nam Phi - tăng ít nhất 60% kể từ khi đại dịch xảy ra, trong đó hơn 930 em phải làm mẹ khi chưa được 14 tuổi. Hơn 23.000 thiếu niên dưới 18 tuổi tại tỉnh Gauteng sinh con trong thời gian từ tháng 4/2020 - 3/2021, so với con số 14.577 thiếu nữ dưới 19 tuổi sinh con trong cùng kỳ năm trước.
Theo Save the Children, số em gái sớm làm mẹ ở tuổi vị thành niên gia tăng do các em khó tiếp cận với các dịch vụ sức khỏe sinh sản và tình dục trong bối cảnh các cơ sở y tế quá tải, cùng với biện pháp đóng cửa trường học và quy định ở nhà được triển khai để chống dịch COVID-19. Tổ chức này nhấn mạnh trẻ vị thành niên mang thai và sinh con thường bị cộng đồng kỳ thị, buộc phải bỏ học và kết hôn sớm.
Những đứa trẻ sinh ra cũng có tỷ lệ tử vong cao hơn và nguy cơ bị bỏ mặc, làm gia tăng chi phí kinh tế và xã hội của đất nước. Từ đó, tổ chức cứu trợ trẻ em quốc tế hối thúc Chính phủ Nam Phi dỡ bỏ những rào cản để giúp trẻ vị thành niên tiếp cận các dịch vụ sức khỏe sinh sản, đồng thời kêu gọi các gia đình và lãnh đạo tôn giáo ủng hộ quyền lợi của trẻ vị thành niên.
Tỉnh Gauteng, bao gồm cả thủ đô Pretoria và trung tâm tài chính Johannesburg, có hơn 15 triệu dân sinh sống, chiếm 25% tổng dân số Nam Phi.
Nam Phi đề xuất cho phụ nữ lấy nhiều chồng Chính phủ Nam Phi đề xuất hợp pháp hóa chế độ đa phu, nhằm cân bằng với chính sách đa thê, làm dấy lên tranh cãi trong dư luận. Trong nỗ lực cải cách Luật Hôn nhân, Bộ Nội vụ Nam Phi đề xuất chính sách đa phu, cho phép một phụ nữ lấy nhiều chồng, với hy vọng tạo ra sự bình...