Nam Phi: 3000 người biểu tình đụng độ với cảnh sát, 10 người chết
Ít nhất 10 người đã thiệt mạng trong ngày thứ 5 diễn ra cuộc đụng độ bạo lực tại một mỏ bạch kim ở Rustenburg, Nam Phi. Cảnh sát đã nổ súng vào đám đông hàng ngàn người biểu tình và tuyên bố đó là một hành động tự vệ.
Công nhân mỏ khai thác bạch kim biểu tình bên ngoài khu mỏ Marikana hôm 14/8.
Theo RT, cảnh sát Nam Phi đã tăng cường đáng kể sự hiện diện tại mỏ khai thác bạch kim Marikana nằm cách thủ đô Johannesburg khoảng 100km, nơi hàng ngàn công nhân bất mãn về tiền lương đang tập trung tại đây với ống nước, gậy gộc và dao phay trên tay. Máy bay trực thăng quân sự và cảnh sát cũng tăng cường tuần tra trong khu vực.
3.000 người lao động đã biểu tình đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc. Ảnh chụp ngày 14/8.
Công ty sở hữu mỏ có trụ sở tại London (Anh) và đồng thời là nhà sản xuất bạch kim lớn thứ 3 trên thế giới, Lonmin, đã buộc phải đóng cửa mỏ Marikana do hậu quả của cuộc biểu tình.
3.000 người lao động đã biểu tình đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc. Ảnh chụp ngày 14/8
Video đang HOT
Các nhà chức trách Nam Phi đã phát hiện ra 10 thi thể công nhân mỏ trên vào chiều ngày 14/8 ở vị trí cách mỏ khoảng 100m. Theo báo cáo sơ bộ, họ có thể đã bị đánh chết bằng dùi cui.
Cảnh sát Nam Phi tăng cường hoạt động gần nơi diễn ra cuộc biểu tình. Ảnh chụp ngày 14/8.
Cuộc biểu tình bạo lực bắt đầu nổ ra vào ngày 11/8 khi những người biểu tình tấn công một số người khác đang làm việc tại mỏ. Tình hình leo thang căng thẳng khi đám đông 3.000 công nhân bất mãn đốt một chiếc xe hơi và giết chết 2 nhân viên an ninh vào sáng ngày hôm sau. Ngày 13/8, thêm 2 cảnh sát thiệt mạng trong cuộc biểu tình.
Thi thể của một trong số những người biểu tình được phát hiện cách không xa khu mỏ hôm 14/8.
Những người Nam Phi tham gia biểu tình yêu cầu được tăng lương và cải thiện điều kiện lao động. Theo báo cáo của một tổ chức quốc tế giám sát các tập đoàn khai thác mỏ toàn cầu, công nhân tại mỏ Marikana đã phải sống trong tình trạng không có điện và điều kiện vệ sinh không phù hợp.
Thi thể của một trong số những người biểu tình được phát hiện cách không xa khu mỏ hôm 14/8.
Bản báo cáo cũng cho biết, các công nhân mỏ đã bất mãn vì điều kiện vệ sinh kém khiến nhiều con em của họ mắc bệnh. Thêm vào đó, nạn mại dâm và nghiện rượu cũng tấn công cộng đồng họ.
Theo GDVN
Phiến quân Syria ném nhân viên bưu điện từ tầng 10 xuống đất
Khoảng nửa triệu công nhân viên chức, những người hưởng lương của chính quyền Damascus đang trở thành mục tiêu của những vụ bắt cóc, ám sát chỉ vì nghề nghiệp của họ .
Một đoạn video nghiệp dư vừa mới được đăng tải lên YouTube đã tiết lộ những cảnh tượng tàn bạo và khủng khiếp của một vụ giết người nhằm vào các công nhân viên chức nhà nước tại Syria.
Thi thể các nhân viên bưu điện bị ném từ trên nóc tòa nhà bưu điện xuống dưới đất.
Một nhóm đông những kẻ nhẫn tâm đã ném thi thể của các nhân viên bưu điện từ trên mái của tòa nhà bưu điện cao hàng chục mét xuống nền đất phía dưới.Đoạn video, vẫn chưa thể kiểm chứng, còn cho thấy đám đông vài chục người lạnh lùng vô cảm đứng vây quanh cầu thang phía trước tòa nhà hò hét và và xem các thi thể bị ném xuống đất một cách tàn nhẫn, lăn trên các bậc cầu thang xuống dưới chân họ.
Sau khi tất cả các nạn nhân đã bị ném xuống dưới, đám đông bắt đầu đổ xô tới để ghi lại cảnh tượng đẫm máu đó bằng điện thoại di động của họ.
Một trong số các nạn nhân bị ném từ nóc tòa nhà xuống dưới đất.
Đoạn video sau khi được công bố đã khiến người xem không khỏi phẫn nộ và châm ngòi cho một tranh luận trên Twitter. Phần lớn người xem cho rằng những người thực hiện hành vi tàn bạo trên là phiến quân Syria.Phóng viên RT (Nga) thường trú tại Syria cũng cho biết, khoảng nửa triệu công nhân viên chức, những người hưởng lương của chính quyền Damascus đang trở thành mục tiêu của những vụ bắt cóc, ám sát chỉ vì nghề nghiệp của họ. Việc họ hưởng lương của nhà nước bị coi như là một hành động ủng hộ quân đội và chính phủ của Tổng thống Assad.
Ammar Safi, một bác sĩ phẫu thuật ở Damascus, nói với kênh RT rằng phe nổi dậy đang nắm trong tay một danh sách các nhà khoa học, kỹ sư, bác sĩ và cán bộ công chức nhà nước của Syria. Anh trai của ông Ammar, Faris Safi, một trong những phi công dân sự giàu kinh nghiệm nhất của Syria, cũng đã bị các tay súng tấn công khi từ sân bay về nhà.
Nhiều công nhân viên chức tại Syria đang trở thành mục tiêu tấn công của những tay súng nổi dậy.
Trước đó, cũng trong tháng 8, một đoạn video nghiệp dư được công bố trên YouTube cũng cho thấy những tay súng nổi dậy hả hê bắt những người ủng hộ chính quyền Tổng thống Assad quỳ giữa phố với thân thể đầy máu. Một nhóm chiến binh Hồi giáo cũng đã lên tiếng nhận trách nhiệm giết hại một giám đốc truyền hình nhà nước Syria tên là Mohammed al-Saeed.Các tay súng nổi dậy còn nhằm mục tiêu vào nhiều nhà báo và phóng viên khác của nước này. Hãng thông tấn SANA cho biết, một phóng viên của hãng tên là Ali Abbas cũng đã bị sát hại tại nhà riêng ở Damascus hôm 11/8. Một nhà báo khác bị sát hại trong vụ đánh bom ở ngoại ô Damascus khi đang lấy tin.
Ngày 6/8, một quả bom phát nổ trước trụ sở đài truyền hình và phát thanh nhà nước Syria tại thủ đô nước này cũng đã làm 3 người bị thương.
Do nội dung của đoạn video quá sốc, BBT đã quyết định cắt bỏ.
Theo GDVN
TG 24 giờ qua ảnh: Bò hoang chạy trên phố Người đàn ông vác cỏ trên đường vắng, bò hoang chạy trên phố, nhảy từ vách đá xuống biển... là những hình ảnh ấn tượng nhất thế giới 24 giờ qua. Người đàn ông mang theo chiếc phao đi qua một khu nghỉ dưỡng ở Blanes, Tây Ban Nha. Một VĐV quyền anh tập luyện tại trung tẩm thể dục Hillbrow ở Johannesburg,...