Nấm phá hoại “cây vàng” ở Đăk Lăk
Như Báo NTNN đã phản ánh, thời gian qua, nông dân (ND) trồng sầu riêng ở Đăk Lăk bị thiệt hại nặng nề do dịch bệnh tấn công khiến gần 500ha cây trồng này chết trụi. Ngành nông nghiệp địa phương đã nhanh chóng vào cuộc và xác định được nguyên nhân là do một loại nấm…
Cây trồng xen nhưng thu nhập khủng
Năm 2004, cây sầu riêng bắt đầu được nhiều nông dân ở Đăk Lăk đem về trồng xen trong các vườn cà phê, tuy nhiên giống cây trồng này đã nhanh chóng phát huy hiệu quả kinh tế, giúp ND tăng thu nhập. Bà Đặng Thị Phương (thôn Tân Thành, xã Ea Yông, huyện Krông Păk), một trong những hộ đầu tiên trồng sầu riêng cho biết: “Cây sầu riêng ở đây trồng xen canh không chỉ cho thu nhập cao mà còn có tác dụng che bóng mát, giúp cho cây cà phê phát triển ổn định, tăng năng suất. Với năng suất trên dưới 1 tạ/cây, mỗi ha sầu riêng trồng xen đã mang về cho tôi hơn 300 triệu đồng. Trong khi đó, mỗi ha cà phê được chăm sóc tốt, sau khi trừ các chi phí đầu tư chỉ cho thu nhập hơn 100 triệu đồng”.
Những năm qua, cây sầu riêng trồng xen vườn cà phê đã mang về thu nhập lớn cho nhiều hộ nông dân ở Đăk Lăk. Ảnh: DƯƠNG GIANG
Theo nhận định ban đầu của các nhà khoa học, tình trạng sầu riêng héo lá, khô cành và chết hàng loạt là do yếu tố thời tiết bất thường, mưa trái mùa, khiến cây bị nhiễm nấm. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đăk Lăk đã khuyến cáo bà con ND sử dụng các loại thuốc phòng trừ nấm như Phytopphtora, Rhizoctonia, vi khuẩn… Tuyệt đối không sử dụng phân bón hóa học, phân bón qua lá có hàm lượng phân đạm cao đối với những vườn sầu riêng đang nhiễm bệnh.
Cũng tại xã Ea Yông, bà Phạm Thị Xanh trồng xen 160 cây sầu riêng trong vườn cà phê rộng 1,5ha và từ nhiều năm nay, cây sầu riêng đều cho hiệu quả kinh tế cao hơn cà phê. Bà Xanh cho biết, ở thời điểm năm 2013, khi giá sầu riêng chỉ ở mức trên dưới 20.000 đồng/kg, 160 cây sầu riêng đã mang về cho bà hơn 300 triệu đồng. Trong khi đó, với 1,5ha cà phê, bà chỉ thu được 120 triệu đồng.
Anh Võ Tiến Dũng (thôn 2, xã Ea Tu, TP.Buôn Ma Thuột) – người vinh dự được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đến thăm hồi giữa năm ngoái, cũng là một trong những ND điển hình làm giàu nhờ trồng xen canh sầu riêng. Từ 5 sào cà phê cằn cỗi, thu nhập hàng năm chỉ đủ cái ăn cho gia đình, anh Dũng giờ đã là tỷ phú với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm. Anh Dũng chia sẻ, bằng cách đưa cây sầu riêng vào trồng xen canh trong vườn cà phê, mỗi năm gia đình có thêm một khoản thu rất đáng kể để tái đầu tư, mở rộng sản xuất. Hiện nay anh đã có trong tay 4ha cà phê – sầu riêng xen canh, thu lãi ròng hơn 1,1 tỷ đồng/năm. Không chỉ cho thu nhập khủng, cây sầu riêng còn che bóng, chắn gió giúp vườn cà phê trên đồi dốc, vốn cằn cỗi của anh tăng cao năng suất.
Ông Huỳnh Quốc Thích – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Đăk Lăk khẳng định, trong nhiều năm qua, sầu riêng đã đem lại thu nhập khá cho rất nhiều ND. Theo thống kê, hiện toàn tỉnh có khoảng 2.600ha sầu riêng với năng suất đạt trên dưới 15.000 tấn. Với mức giá trung bình hiện nay là 35.000 đồng/kg, cây sầu riêng mang về cho NDĐăk Lăk hơn 500 tỷ đồng/năm.
Sẽ có giải pháp đồng bộ
Do cây sầu riêng mang lại hiệu quả kinh tế cao nên khi xảy ra tình trạng gần 500ha sầu riêng tại huyện Krông Păk bị chết ngược, tỷ lệ hư hại lên đến hơn 70%, bà con ND vô cùng lo lắng. Theo nhận định ban đầu của cơ quan chuyên môn, “thủ phạm” của hiện tượng này là do nấm phytophthora gây ra.
Video đang HOT
Vườn sầu riêng của nông dân ở xã Ea Yông, huyện Krông Pắc chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn. Ảnh: CÔNG LÝ
Ngay sau khi xác định được nguyên nhân, Sở NNPTNT tỉnh Đăk Lăk đã có văn bản hướng dẫn các địa phương kịp thời có biện pháp ngăn chặn. Cụ thể, đối với những vùng chưa bị bệnh, ngành nông nghiệp cần hướng dẫn ND các biện pháp canh tác như chọn giống, nhân giống, chọn đất…; phòng bệnh bằng cách chọn chế phẩm sinh học chứa nấm đối kháng Trichoderma, xạ khuẩn Streptomyces, phòng chống tuyến trùng bằng các sản phẩm thảo mộc trừ tuyến trùng chứa hoạt chất Saponin, Ankanoid. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, thời gian cách ly ngắn như Metalaxyl, MancoZeb, Phosphonate…
Đối với những vùng sầu riêng đã bị bệnh nặng thì nhất thiết phải cưa bỏ cây, rễ, tiêu hủy toàn bộ, đồng thời vệ sinh vườn, sử dụng vôi để tiêu diệt nguồn bệnh. Riêng những vườn cây bị bệnh nhẹ thì thu gom tàn dư cây bệnh, rong tỉa cành cho thông thoáng, hạn chế tưới nước, không để vườn cây có độ ẩm cao. Đồng thời sử dụng các thuốc hóa học có hoạt chất Metalaxyl, MancoZeb, Phosphonate, Fosetyl-aluminium, Cymoxanil Fosetyl-aluminium và các thuốc chứa hoạt chất gốc đồng… để xử lý nguồn nấm bệnh trên lá.
Theo ông Huỳnh Quốc Thích, trên đây là những giải pháp ban đầu để xử lý tình trạng sầu riêng chết trên địa bàn trong thời gian qua. Hiện ngành nông nghiệp tỉnh vẫn tiếp tục cùng các nhà khoa học và cơ quan chuyên môn tiếp tục nghiên cứu, tìm ra các nguyên nhân khác (có thể) nhằm có biện pháp xử lý triệt để. Tuy sầu riêng chỉ là cây trồng xen nhưng do hiệu quả kinh tế rất lớn nên về lâu dài, Sở sẽ đề nghị Bộ NNPTNT, Bộ Khoa học – Công nghệ phối hợp với các chuyên gia, nhà nghiên cứu vào cuộc, nghiên cứu tổng hợp về cây sầu riêng.
Theo Dantri
Xen canh gối vụ, gia tăng thu nhập, giảm chi phí đầu tư
Việc trồng xen cây chịu bóng trong cây ưa nắng, cây ngắn ngày gối vụ trong cây dài ngày, gia tăng thu nhập gấp bội, giảm chi phí...
Mô hình "2 trong 1" tận thu mướp cuối vụ
Việc trồng xen cây chịu bóng trong cây ưa nắng, cây ngắn ngày gối vụ trong cây dài ngày chưa khép tán không những tận dụng tối đa được diện tích canh tác mà còn gia tăng thu nhập gấp bội, giảm chi phí đầu tư sản xuất...
Thâm canh "2 trong 1"
Vụ xuân hè mới đây, gia đình anh Trần Văn Lề, thôn Mão Xuyên, xã Nguyễn Trãi, huyện Ân Thi (Hưng Yên) đã cải tạo đất ruộng trũng để trồng cây ăn quả xen canh với 1 số cây rau màu khác. Kết quả, chỉ riêng 2 sào ruộng vườn trồng cà chua xen canh với cây mướp hương Nhật Bản, chưa đầy 6 tháng, gia đình anh Lề đã thu được lợi nhuận gần 20 triệu đồng.
Anh Lề hồ hởi chia sẻ, cà chua trái vụ và mướp hương dễ bán lắm, ô tô thương lái đến tận đầu làng thu mua. Mướp hương 4.500 đồng/kg. Cà chua 9.000 - 10.000 đồng/kg. Vào kỳ thu hoạch rộ mỗi ngày gia đình anh thu hoạch hơn 1 tạ mướp và cà chua, giá trị trên 3 triệu đồng.
Cũng chân ruộng này những năm trước gia đình anh Lề cấy lúa chỉ thu được hơn 400.000 đồng/sào/vụ, mà còn bấp bênh. Theo kinh nghiệm của anh Lề, để trồng cà chua xen mướp hiệu quả cao cần chọn các giống cà chua lai F1 chịu nhiệt, có khả năng chống chịu tốt với các bệnh thán thư, thối thân, sương mai.
Với cây mướp nên chọn giống mướp hương F1 siêu quả của Nhật Bản. Các giống này đều có bán sẵn trên thị trường. Cà chua trồng cuối tháng 2, đầu tháng 3 âm lịch. Mướp trồng sau cà chua 10 -15 ngày. Tính toán thời vụ gieo giống để khi cây mướp kín giàn cũng vừa lúc cà cho cho thu quả. Đây là khâu kỹ thuật quan trọng, vì trong vụ hè bóng mát của giàn mướp có tác dụng, làm cho quả cà chua chín cây có sắc tố đỏ tự nhiên và cây lâu tàn, kéo dài thời gian thu quả.
Trồng cà chua 2 hàng/luống, hàng cách hàng 70cm, cây cách cây 50cm.
Mướp trồng hàng đơn. Gieo 1 - 2 hạt/hốc. Hốc cách hốc 0,9 - 1m. 3 luống cà chua trồng 1 luống mướp hương.
Làm giàn mướp ngang cách mặt đất 1,6 - 1,8m. Giàn cà chua cắm chữ nhân, kết hợp làm giá đỡ cho giàn mướp.
Phân bón, ngoài bón cân đối NPK thì không thể thiếu vôi bột 15 - 20kg/sào, bón khi làm đất. Phun bón lá Atonik và phân bón vi lượng (CuSO4 0,1%; ZnSO4 0,1% ; MnSO4 0,1%) 3 lần cách nhau 10 ngày từ sau trồng 1 tháng.
Cần thường xuyên ngắt bỏ các lá già, lá sâu bệnh, cành, nhánh vô hiệu trên cây cà chua và mướp, tạo sự thông sáng trong vườn, giảm thiểu sâu bệnh hại.
Tận thu mướp và cà chua cuối vụ
Chủ động phòng trừ kịp thời một số sâu bệnh hại chính như sâu vẽ bùa, sâu xanh, sâu đục quả và bệnh mốc sương...
"3 trong 1" tăng lơi nhuân
Ông Bùi Đình Trảng, thôn Đức Nhuận, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu (Hưng Yên) đã trồng xen 3 cây: Táo Đài Loan/đậu tương/cây dược liệu địa liền. Sau 12 tháng trên diện tích 1 sào cây trồng xen trên, gia đình ông Trảng thu được 1,2 tấn táo Đài Loan, 80 kg đậu tương và hơn 4 tạ củ địa liền. Tổng lợi nhuận từ các cây trồng xen đạt gần 40 triệu đồng, tương đương hơn 1 tỷ đồng/ha canh tác.
Ông Trảng cho biết, để vườn táo có thể trồng xen được cả 3 loại cây đã nêu, chân ruộng phải cao, tiêu thoát nước tốt, đất cát pha hoặc thịt nhẹ. Cần trồng xen đậu tương ngay sau khi đốn táo (cuối tháng 2 đầu tháng 3).
Khi đậu tương 3 - 4 lá thật tiến hành vun xới cho cây đậu, đồng thời xen canh cây địa liền vào giữa các hàng đậu tương trong vườn. Địa liền là cây chịu bóng sau trồng 1 tháng mới mọc. Khi địa liền có 1 - 2 lá thật mở ra thì cây đậu tương bắt đầu già cỗi.
Thời gian thu hoạch đậu tương tháng 5 - 6, địa liền tháng 11 - 1 năm sau. Thu táo tháng 1 - 2.
Lưu ý, táo Đài Loan là giống quả to, rất sai quả, nên phải làm giàn đỡ cành quả để tránh đổ gẫy, thất thu.
Có thể gieo lạc thay đậu tương, trồng tam thất thay địa liền.
Việc xen canh nhiều cây trên 1 đơn vị diện tích canh tác, ngoài tăng thu gấp bội, còn giữ cho đất luôn ẩm, chống rửa trôi dinh dưỡng, hạn chế cỏ dại phát sinh, giảm đáng kể công lao động chăm sóc.
Còn rất nhiều cây khác có thể trồng xen, trồng gối được như: Trồng gừng trong bao dưới tán cây ăn quả, nghệ xen lạc hoặc đậu tương (nghệ là cây trồng chính, đậu tương, lạc là cây trồng phụ), cà rốt xen trong su hào, địa liền dưới tán cây cam, bưởi...
Theo Th.S. Nguyễn Hải Tiến (Nông Nghiệp Việt Nam)
Trang trại tiền tỷ được Thủ tướng đến thăm quy mô thế nào? Hiện trên khu vườn 4ha này, ông Dũng thu về mỗi năm khoảng 1,8 tỷ đồng, sau khi trừ mọi chi phí, ông bỏ túi chừng 1,1 tỷ đồng. Như vậy so với việc trồng thuần cà phê (tính năng suất ở đất tốt nhất) thì khu vườn của ông Dũng cho thu nhập cao hơn khoảng 3 lần. Cùng một diện tích...