Nam Ô – ngắm hừng đông, nghe tích sử, say vị làng ghềnh
“Mắt chữ A, miệng chữ Ô” là điều rất nhiều du khách đã công nhận về hành trình khám phá làng biển hơn 700 tuổi này.
Bên cạnh sự hiện hữu dày đặc của các công trình kiến trúc văn hóa, tâm linh, du khách sẽ đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác khi còn quá nhiều câu chuyện sẽ được kể bởi dân làng. Ở ngôi làng tích sử Nam Ô, dường như mỗi người dân chính là một kho sử liệu, một hướng dẫn viên du lịch tin cậy.
Hừng đông tuyệt đẹp
Nằm phía Tây Bắc thành phố Đà Nẵng với bờ biển xinh đẹp hiền hòa, làng chài Nam Ô sở hữu vị trí lý tưởng để du khách thưởng thức “đặc sản” hừng đông rạng rỡ của vịnh Đà Nẵng, đặc biệt vào giai đoạn từ tháng 12 đến tháng 7 hằng năm.
Từ 5 giờ sáng, khi bầu trời vẫn mang màu xanh thẫm và ngập sao đêm, bãi biển Nam Ô đã bắt đầu đón những vị khách đầu tiên ghé thăm để chuẩn bị đón tia nắng đầu tiên của ngày mới. Chỉ trong khoảng nửa giờ, sắc trời từ từ chuyển dần sang ửng hồng, cam rực rồi lấp lánh ánh nắng.
Bình minh ửng hồng một vùng trời Nam Ô
Phần đường bờ biển ngay trước Miếu Âm linh và Lăng Cá Ông là nơi sẽ mang tới tiếng “Oh” cực kỳ đặc biệt cho du khách. Đứng từ vị trí này, du khách sẽ có cơ hội được ngắm “trái cam đỏ” nổi dần lên từ dưới mặt nước nằm giữa hai khối địa chất Ghềnh Nam Ô và bán đảo Sơn Trà. Theo từng nhịp sáng của ánh mặt trời, mảng rừng trên ghềnh đá cũng dần hiện lên xanh ngắt như viên ngọc bích nằm bên bờ biển.
Ghềnh đá có điều bí mật
Với diện tích chỉ hơn 5ha, ghềnh đá Nam Ô được bao phủ bởi một khu rừng nguyên sinh nhỏ bé mà xinh đẹp. Du khách lần đầu tới nơi này sẽ không khỏi bất ngờ khi nằm ngay sát ngôi làng đông đúc của cư dân bản địa lại tồn tại một khu rừng còn nguyên vẹn đến vậy.
Men theo đường mòn trong rừng, dành thời gian leo lên những khối đá cao nhất trên ghềnh, nếu may mắn, du khách có thể bắt gặp một vài “gia đình” sóc, khỉ đang sinh sống tự nhiên. Đặc biệt, tại một trong những điểm cao nhất trong rừng, lách qua những tàng cây đan dày đặc, ngôi mộ gió của Huyền Trân Công chúa vẫn đang nằm yên tĩnh hướng về phía biển. Đây là di tích tâm linh quan trọng đối với dân làng Nam Ô và được dân làng sẵn lòng dẫn đường những người bạn phương xa mà họ trân quý tới thăm.
Khu rừng nguyên sinh được bảo tồn nguyên vẹn
Mỗi năm, từ cuối tháng 1 tới đầu tháng 2 luôn là lúc Nam Ô thu hút lượng lớn du khách bởi đây là thời điểm duy nhất trong năm ghềnh đá Nam Ô “tiết lộ bí mật” của riêng mình. Mùa xuân tới, đợi lúc thủy triều xuống, ghềnh đá Nam Ô sẽ “khoác” lên mình tấm áo rêu xanh mượt mà. Những tảng đá với màu sắc đặc biệt ấy như ngâm mình trong làn nước biển trong xanh dưới ánh nắng lấp lánh. Tất cả tạo nên một khung cảnh non nước hữu tình, thơ mộng hiếm thấy.
Video đang HOT
Dự kiến trong tương lai, một con đường dạo bộ sẽ được triển khai quanh ghềnh với trang bị thùng rác, chòi ngắm cảnh để thuận tiện cho du khách thưởng ngoạn cảnh quan biển trời Nam Ô mà vẫn đảm bảo bảo tồn giá trị thiên nhiên bản địa.
“Quán quân ngũ phẩm cung tiến”
Người xưa truyền rằng thuở xưa Quảng Nam có 5 thức quà nổi tiếng nhất được dành dâng vua, hay còn gọi là “ngũ phẩm cung tiến”, bao gồm: xoài Phong Lệ, loòng boong Đại Lộc và 3 món đến từ Nam Ô là gỏi cá, nước mắm, mứt biển.
Đầu tiên phải kể tới nước mắm Nam Ô. Từ nguồn cá cơm than sống giữa vùng nước giao nhau giữa sông Cu Đê đổ ra biển, chất muối Sa Huỳnh chọn lọc kỹ càng và nguồn nước giếng làng độc nhất, nước mắm Nam Ô sở hữu hương vị khác biệt mà không nhiều làng nước mắm có được.
Từng giỏ cá cơm tươi rói được đánh bắt về từ lúc bình minh được mang về xưởng làm nước mắm nổi tiếng trong làng, đợi ủ ròng cả năm dài cho những giọt vàng sóng sánh. Những vị chủ xưởng hay dân làng cũng không ngại ngần tiết lộ cho du khách bí quyết để mua được chai nước mắm “xịn” nhất bằng cách thả một vài hạt cơm vào chén nước mắm, nếu hạt cơm nổi thì… Bingo! Đó chính là một chai nước mắm chuẩn Nam Ô.
Nước mắm Nam Ô nổi tiếng khắp miền Trung
Thức quà tiến vua tiếp theo của Nam Ô là món gỏi cá. Từ nguồn cá trích tươi rói vừa được đánh bắt đêm, kết hợp cùng rau ghém hái từ rừng Hải Vân cùng những gia vị đặc trưng làng chài như nước mắm Nam Ô, có đến hai món gỏi đã ra đời.
Ngày nay, nếu ghé một quán gỏi cá tại Nam Ô, du khách có thể dễ dàng thưởng thức cả gỏi ướt và gỏi khô. Thế nhưng theo tích truyền, đã có một cú “đổi vai” đặc biệt liên quan tới món gỏi độc đáo này. Có lần, một vị vua cuối triều Nguyễn đi ngang Nam Ô, tình cờ được người dân ở đây dâng tiến món gỏi ướt. Ăn xong, ngài bèn phán: “Món ngon như ri, răng không thấy dân Nam Ô tiến cống! Rứa lâu ni dân Nam Ô tiến cho trẫm toàn gỏi hạng hai hử!”. Cũng từ đó, món gỏi ướt được hoán đổi thành món gỏi cung đình và món cung đình trước kia trở về dân dã cho muôn dân dùng.
Gỏi cá Nam Ô là món ăn không thể bỏ qua khi tới làng biển 700 tuổi
Nam Ô còn một món tiến vua nữa là mứt biển, được khai thác từ sau mùa rêu tháng 3, khi lớp rêu xanh đã kịp khô lại và bám vào mặt đá. Do sản lượng ít và phụ thuộc vào mùa rêu nên du khách muốn mua mứt biển Nam Ô cần tìm tới làng khoảng tháng 3 đến tháng 4 hằng năm. Người xưa kể lại, khi xưa các đầu bếp ở cung đình triều Nguyễn, qua tư vấn của ngự y đã phối hợp các món khác có dược tính, để chế biến thành các món ngon cho các vua dùng.
Trên cả một vùng xứ Quảng rộng lớn, có sông có núi, có biển có rừng, vậy mà chỉ riêng làng biển bé nhỏ đã góp tới 3 món, đó là lý do Nam Ô xứng đáng trở thành quán quân trong làng cống phẩm.
Làng chài Nhơn Lý khoác áo mới
Những bức họa phai màu ở làng chài Nhơn Lý được làm mới, tái hiện cuộc sống lao động của người dân làng biển, hứa hẹn thu hút khách.
Làng chài Nhơn Lý thuộc xã Nhơn Lý nằm ở bán đảo Phương Mai, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 20 km về phía đông bắc. Từ tháng 5/2023, Nhơn Lý đổi sắc nhờ những bức bích họa nhiều màu. Ý tưởng trang trí cảnh quan làng chài được sư Giác Ty, trụ trì tịnh xá Ngọc Hòa trong xãkhởi xướng. Các bức tranh mang nhiều chủ đề gồm hoa lá, cây cỏ, chim muông cho đến những hình ảnh gắn liền cuộc sống của người dân làng biển như lưới cá, thuyền buồm, cá mập, cá heo, rùa biển. Ảnh:Nguyễn Dũng
Sau hơn một năm, nhiều bức bích họa trong làng bị bạc màu, tường mọc rêu. Giữa tháng 6, khoảng 150 tình nguyện viên của một dự án cộng đồng đã đến vẽ mới các bức bích họa trên tường rào, tuyến đường đá xanh, bờ kè thuộc các thôn Lý Hưng, Lý Lương và Lý Hòa trong làng.
Bờ kè Nhơn Lý trước và sau khi được sơn mới.
Ông Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch UBND xã Nhơn Lý, cho biết từ khi thực hiện ý tưởng bích họa của sư Giác Ty, cảnh quan làng chài thay đổi, thu hút khách du lịch đến tham quan, check in.
"Chúng tôi sẽ đôn đốc người dân gìn giữ, bảo vệ những bức vẽ mới, duy trì cảnh quan làng chài", ông Dũng nói.
Các tình nguyện viên sơn lại bờ kè quanh làng Nhơn Lý, ngày 16/6.
Ông Lê Đông Lâm, đại diện đơn vị tài trợ sơn và vẽ lại các bức bích họa làng Nhơn Lý cho hay mất nửa năm để hoàn thiện thay áo mới cho làng chài kể từ khi khởi động vào tháng 1. Dự án trải qua các khâu khảo sát, lựa chọn địa điểm, phác thảo, lên ý tưởng tranh, xin phép chính quyền, cư dân.
Khoảng 3.500 lít sơn có tuổi thọ cao, chuyên dùng cho sơn tàu thuyền đã được sử dụng. Các tình nguyện viên đã làm sạch, chờ khô bề mặt rồi tiến hành sơn lớp lót, lớp giữa và lớp phủ bằng máy phun sơn áp lực cao. Điều này giúp màu các bức họa bền và thích ứng điều kiện thời tiết nắng gió miền biển.
"Chúng tôi mong muốn sử dụng màu sắc để thay đổi tư duy, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường", ông Lâm nói.
Bức tường phủ rêu được thay thế bằng bức tranh người dân làng chài lao động trên biển.
Một họa sĩ trong Tổ chức nghệ thuật kiến tạo cộng đồng ABC tham gia vẽ sơn và vẽ lại làng Nhơn Lý cho hay đã cùng 150 tình nguyện viên hoàn thiện các bức vẽ trong hơn một tháng, từ đầu tháng 5. Chị nhận xét các bức tranh tường phản ảnh đúng tinh thần sản xuất ở vùng biển. Người dân nhìn thấy chính họ trong tranh, thêm gắn kết, yêu quý các bức tranh này.
"Hy vọng hình ảnh nơi đây đến được với nhiều bạn bè quốc tế", họa sĩ nói.
Nhà ở làng chài Nhơn Lý có đặc trưng ven biển với mái thấp, hàng rào đá, trước mỗi nhà đều có hàng tam cấp hoặc bậc thang. Những ngôi nhà xếp dần về hướng đồi núi, hướng mặt ra biển và tuân thủ nguyên tắc tránh lối ra biển cho ngư dân. Các con đường trong làng đều rất dốc và dẫn ra phía biển.
Bức tranh "Bản hòa ca của biển cả" được vẽ bên tường nhà của một người dân địa phương. Các bức bích họa đều mang thông điệp giảm phát thải bảo vệ môi trường biển, tôn vinh văn hóa biển, phán ảnh vẻ đẹp làng chài, đời sống ngư dân.
Bức bích họa "Cùng đại dương xanh hơn" ở Dốc Quán, thôn Lương. Cả ba con đường bích họa ở Dốc Quán - thôn Lương, xóm Chùa - thôn Hưng và đường liên hai thôn này đều dẫn ra biển với chiều dài gần một km.
Bờ kè ven biển vẽ tên các địa danh như Nhơn Lý, Bình Định, Quy Nhơn và Việt Nam.
Thảo Ly, 28 tuổi, ghé Nhơn Lý hôm 18/6, thấy làng chài có thêm nhiều tranh tường hơn so với lần chị ghé cuối năm ngoái. "Dọc bờ kè trước kia chỉ có vài hình vẽ nhỏ và bạc màu nay được phủ kín màu sắc", du khách từ TP HCM nhận xét.
Bán đảo Bảo Ninh (Quảng Bình) - Thiên đường trên cát trắng Nói đến Quảng Bình, hẳn ai cũng nhớ đến mẹ Suốt với câu thơ của Tố Hữu: "Mẹ rằng quê mẹ Bảo Ninh, chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình". Bảo Ninh - trong ký ức của nhiều khách du lịch thì đó chỉ là doi cát nhỏ nhoi ăn ra cửa sông Nhật Lệ lô nhô những căn nhà lụp xụp...