Nam Ô dưới chân resort: Chủ tịch Đà Nẵng kết luận như thế nào?
Sau cuộc làm việc giữa lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, các ngành chức năng với chủ đầu tư dự án Lancaster Nam O Resort là CTCP Trung Thủy Đà Nẵng, Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ đã có những kết luận quan trọng liên quan đến “số phận” của dự án gây lùm xùm thời gian qua…
Giữ nguyên các di sản văn hóa
Theo nguồn tin của Dân Việt, ngày hôm nay (29.3), Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã chủ trì phiên làm việc với Công ty Cổ phần Trung Thủy – Đà Nẵng,chủ đầu tư KDL sinh thái Nam Ô về một số nội dung liên quan đến việc triển khai dự án. Về cơ bản, giữa chính quyền với chủ đầu tư đạt được sự thống nhất điều chỉnh lại quy hoạch dự án. Trong đó, vấn đề giữ nguyên hiện trạng các di sản văn hóa và làm lợi cho người dân địa phương được đặc biệt chú ý.
Được biết, Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ giao Sở Xây dựng thành phố chủ trì, phối hợp với Sở TN&MT, Sở GTVT và UBND quận Liên Chiểu tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch Dự án Khu du lịch sinh thái Nam Ô (được phê duyệt theo Quyết định số 1756/QĐ-UBND ngày 22.3.2014) theo hướng chấp hành nghiêm Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 27.7.2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng và quản lý đất đai các dự án ven biển.
Cụ thể, ông Huỳnh Đức Thơ yêu cầu các sở ngành liên quan điều chỉnh quy hoạch theo hướng giữ nguyên hiện trạng, thực hiện việc trùng tu, tôn tạo các công trình di tích lịch sử tại khu vực. Xác định cụ thể khu vực bãi tắm công cộng.
Giữ nguyên trạng di sản văn hóa và thực hiện trùng tu
Ngoài ra, các đơn vị trên cũng phải tổ chức khảo sát, đánh giá hạ tầng khu dân cư, chỉnh trang và đề xuất phương án cải tạo giao thông, tạo lối xuống biển. Trong đó, đặc biệt lưu ý đến tuyến đường giáp ranh giữa khu dân cư và dự án nhằm đảm bảo phục vụ nhu cầu sử dụng tại khu vực.
Liên quan đến việc sử dụng đất, Chủ tịch Đà Nẵng giao Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện thủ tục thu hồi đất, giao đất, xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai và các vấn đề về môi trường đối với dự án theo đúng quy định, kịp thời báo cáo UBND thành phố để chỉ đạo xử lý những vướng mắc, phát sinh.
Lời hứa của chủ đầu tư
Video đang HOT
Theo nguồn tin của Dân Việt, về cơ bản chủ đầu tư phải chấp nhận điều chỉnh lại quy hoạch dự án theo như chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng. Điều đó có nghĩa, những yêu cầu về việc “gom về một cục” các di sản văn hóa lâu đời nằm rải rác trong làng chài Nam Ô về đặt ven đường Nguyễn Tất Thành là không thể chấp nhận.
Phối cảnh dự án KDL sinh thái Nam Ô
Ngược lại, nhà đầu tư ngoài việc giữ nguyên hiện trạng, trong quá trình triển khai dự án phải thực hiện tu bổ các công trình như lăng Ông Nam Ô, dinh Âm Hồn, miếu Bà Liễu Hạnh… Như Dân Việt từng thông tin, trước đó, chủ đầu tư từng kiến nghị cho phép “gom một cục” các di sản văn hóa, đồng nghĩa với việc xóa bỏ toàn bộ những đền thờ, dinh miếu nguyên bản ở khu vực Nam Ô. Tuy nhiên, Sở Văn hóa thông tin cũng như địa phương đều có công văn không đồng ý.
Nguồn tin cho hay, ngoài việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch, nhà đầu tư còn phải sớm làm việc cụ thể với các sở ngành của Đà Nẵng về việc khôi phục 2 làng nghề truyền thống ở vùng đất này là làng nghề nước mắm Nam Ô và làng pháo.
“Về làng nghề nước mắm, ngay tại khu vực dự án KDL sinh thái, dự kiến của họ là làm theo kiểu demo chỉ để trình diễn cho du khách tham quan. Còn thực tế, nhà đầu tư sẽ phải quy hoạch một khu đất mới, nghe đâu dưới chân đèo Hải Vân, tạo điều kiện cho tất cả người dân Nam Ô sống bằng nghề truyền thống” – nguồn tin cho hay.
Người dân phải được quyền xuống biển
Như Dân Việt đã thông tin, dự án Lancaster Nam O Resort trước đó có tên dự án Khu đô thị Sinh thái Nam Ô được UBND TP.Đà Nẵng giao cho Công ty CP Thương mại Du lịch đầu tư Cù Lao Chàm. Ngày 11.3.2010, UBND TP.Đà Nẵng đã có quyết định chuyển đổi chủ đầu tư này sang cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Thủy.
Năm 2010, chủ đầu tư là Công ty CP Tập đoàn Trung Thủy được Đà Nẵng giao đất với diện tích 100.000m2, giá trị hợp đồng là 70 tỷ đồng. Nộp đủ tiền trong vòng 2 tháng, đơn vị này được miễn 10% giá trị. Ngày 24.11.2010, Công ty Cổ phần Trung Thủy Đà Nẵng nộp số tiền 63 tỷ đồng do được miễn giảm 10% tiền sử dụng đất.
Mặc dù ban đầu là khu đô thị sinh thái, với nhiều hạng mục công cộng, đặc biệt đất dành cho resort, sân golf… chiếm phần lớn, nhưng sau 2 lần điều chỉnh, đất dành cho resort và sân golf đã biến mất.
Cụ thể: Dự án được điều chỉnh quy hoạch từ hơn 43,2ha xuống còn hơn 36ha. Trong đó, đất khu resort từ hơn 100.000m2 giảm xuống còn hơn 64.000m2, đất biệt thự từ hơn 22.000m2 tăng lên 40.000m2. Đất ghềnh đá Nam Ô từ 46.000m2 điều chỉnh tăng lên 49.000m2…
Sau hai lần quy hoạch, trải qua gần 10 năm “án binh bất động”, chỉ nộp cho thành phố Đà Nẵng 63 tỷ đồng, ngược lại Đà Nẵng phải chịu 150 tỷ đồng tiền giải tỏa đền bù, Tập đoàn Trung Thủy lần lượt “hô biến” một dự án du lịch đúng nghĩa trở thành nơi phân lô bán biệt thự, với dự tính lợi nhuận khổng lồ. Lần này, lời hứa của chủ đầu tư có trở thành hiện thực?
Theo Danviet
Chủ tịch Đà Nẵng: "Chỉ ít cơn mưa nhỏ là bãi biển bốc mùi"
"Khu vực bãi biển của chúng ta gặp phải vấn đề hết sức đau đầu. Chỉ cần ít cơn mưa nhỏ thì khu vực ven biển rất hôi thối...", ông Huỳnh Đức Thơ - Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng nói.
Ngày 22.2, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng - Huỳnh Đức Thơ đã đi kiểm tra công tác ra quân sản xuất đầu năm Mậu Tuất 2018 tại công trình nâng cấp công suất Trạm xử lý nước thải Hòa Xuân (quận Cẩm Lệ).
Theo ông Lê Đức Bảo, Giám đốc Công ty cổ phần kỹ thuận SEEN - đơn vị thi công công trình nâng cấp công suất Trạm xử lý nước thải Hòa Xuân, dự án có tổng vốn đầu tư hơn 170 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành, Trạm sẽ nâng công suất xử lý nước thải từ 20.000m3 ngày/đêm lên 40.000m3 ngày/đêm.
Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng kiểm tra và phát biểu ra quân sản xuất đầu năm 2018. Ảnh: Đình Thiên
Ông Bảo cho hay, toàn bộ hệ thống thiết bị đều được nhập khẩu từ các nước châu Âu. Trạm sẽ xử lý nước thải theo công nghệ tiêu chuẩn châu Âu và đưa ra môi trường nước sạch. Công trình đang vượt tiến độ và đưa vào sử dụng cuối năm 2018.
Ông Huỳnh Đức Thơ nhấn mạnh, công trình này là một trong những dự án nhằm mục đích đảm bảo mục tiêu môi trường, hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải của Đà Nẵng. Đây là mục tiêu lớn của Đà Nẵng để thu gom, xử lý toàn bộ nước thải. Bởi hiện nay, nhiều nơi chưa thể thu gom hoặc thu gom xử lý chưa triệt để.
Ông Thơ cho biết thêm, ngoài dự án này, Đà Nẵng cũng đang tiến hành xây dựng các trạm khác để hoàn tất việc thu gom nước thải ra biển ở Sơn Trà (quận Ngũ Hành Sơn) trong năm 2018. Sau đó, thành phố sẽ tiếp tục tiến hành ven biển quận Liên Chiểu.
"Tốc độ xả thải của Đà Nẵng phát triển nhanh cùng tốc độ phát triển đô thị; nhanh hơn rất nhiều so với các dự báo. Do vậy, Đà Nẵng đang gặp rắc rối về mới trường, vấn đề xử lý nước thải. Hiện nay khu vực bãi biển của chúng ta hết sức đau đầu. Mấy ngày hôm nay, dù chỉ là những cơn mưa nhỏ nhưng khu vực ven biển vẫn bị bốc mùi hôi thối.
Hệ thống thu gom và xử lý của chúng ta đang quá tải. Chúng ta không thể chậm hơn nên nhà thầu cần đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành nhà máy xử lý nước thải cũng như hệ thống thu gom", ông Thơ nói.
Trong ngày 22.2, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng cũng đến thăm và tham dự lễ tái khởi động dự án đường ven sông Tuyên Sơn - Túy Loan. Chủ tịch Đà Nẵng bày tỏ mong muốn huyện Hòa Vang, quận Cẩm Lệ nhanh chóng giải phóng mặt bằng để dự án triển khai đúng tiến độ.
Ông Thơ đánh giá đây là dự án quan trọng kết nối trung tâm thành phố và huyện Hòa Vang đi qua quận Cẩm Lệ. Tuy nhiên, dự án đã từng bị tạm dừng vì thiếu vốn đầu tư.
Theo ông Thân Hóa - Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc Công ty CP Xây dựng công trình 545, dự án có tổng số 1.142 hồ sơ đền bù, trong đó, 817 hồ sơ đã nhận tiền đền bù từ nước 2016.
Tại buổi kiểm tra, ông Thơ cũng đã tặng quà, lì xì các công nhân tham gia thi công các dự án nhân dịp năm mới Mậu Tuấn 2018.
Theo Danviet
Thanh tra Chính phủ sẽ chuyển hồ sơ liên quan đến Vũ "nhôm" cho công an Chủ tịch Đà Nẵng cho biết việc điều tra liên quan đến ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm") đang được tiến hành khẩn trương. Tại cuộc họp báo sáng 11.1, ông Huỳnh Đức Thơ - Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng - cho biết đã hết thời hạn chính quyền yêu cầu Giám đốc các sở: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng,...