Nam nữ thụ thụ bất thân nghĩa là gì?
Các cụ ngày xưa thường nói “Nam nữ thụ thụ bất thân”. Vậy nghĩa của từ này là gì? Nó bắt nguồn từ đâu?
Theo cuốn “100 điều nên biết về phong tục Việt Nam”: Đây là câu nói cửa miệng, quen dùng chỉ mối quan hệ nam nữ theo quan niệm của nhà nho.
Người đàn ông và người đàn bà ngày xưa trao cho nhau cái gì, nhận của nhau cái gì, đều không trực tiếp tận tay, sợ bấm nháy, ra hiệu gì với nhau chăng? (Hai chữ “thụ thụ” trái ngược nghĩa: một chữ “thụ” là trao cho, một chữ “thụ” là nhận).
Hai người muốn mời nhau ăn trầu, thì người chủ têm trầu, xếp vào cơi trầu, đặt giữa bàn, khách tự nhặt lấy mà ăn. Lễ giáo phong kiến thật khắt khe, việc tỏ tình yêu trực tiếp khó mà thực hiện được, họa chăng chỉ còn đôi mắt thầm lén nhìn nhau!
Người châu Âu từ nhỏ đến già, theo phép lịch sự bắt tay nhau, nhảy với nhau là chuyện thường. Nhưng, người Việt Nam và người á Đông nói chung, nam nữ vô ý chạm vào da của người khác giới thì coi như có cử chỉ không đứng đắn.
Người đàn ông có thái độ suồng sã sẽ bị đàn bà xa lánh, nhưng không đáng lo bằng người con gái lẳng lơ, bị xã hội dèm pha thì khó mà lấy được tấm chồng cho đáng tấm chồng.
Vì vậy các nhà quyền quý thường “cấm cung” con gái. Ngay từ tuổi thơ đã sớm hình thành sự ngăn cách giới tính. Thời phong kiến xưa, chỉ những người có tư tưởng tân tiến mới cho con gái đi học, và có đi học thì con trai ngồi riêng con gái ngồi riêng.
Trai gái đi cùng nhau, vui chơi cùng nhau bị bạn bè cùng lứa chế nhạo. Có hội hè đình đám cũng phải phân biệt đàn ông đứng bên trái, đàn bà đứng bên phải.
Ở thành thị, vợ chồng nằm ngủ với nhau một giường là chuyện bình thường, nhưng xin các bạn lưu ý, ở nông thôn đàn bà nằm nhà trong, đàn ông nhà ngoài đã trở thành nếp rồi.
Ngày xưa, phổ biến mọi nơi đều thế, ngày nay lệ đó vẫn còn ở nhiều vùng, nhiều nhà. Nếu các bạn có dịp về thăm bà con anh em họ ở quê thì tốt nhất hai vợ chồng nên tránh nằm chung giường kẻo các cụ còn cảm thấy chướng mà phật ý.
Video đang HOT
Theo Gia đình mới
Lấy chồng... đàn ông, sao khó quá
"Đàn bà muốn gì ở chồng?" là câu hỏi mấy ngàn năm nay đàn ông vẫn thường hỏi nhau mà chưa đưa ra được một câu trả lời chính xác.
Gần đây, Facebook của các chị em lại rần rần chia sẻ bài viết "Một đời dài lắm", kể về một phụ nữ nào đó ly hôn chồng chỉ vì anh ta gạt tàn thuốc vào chậu trồng lan của mình. Chuyện vậy thôi, mới thấy làm chồng sao cho vợ hài lòng cũng nhiêu khê trăm đường.
"Đàn bà muốn gì ở chồng?" là câu hỏi mấy ngàn năm nay đàn ông vẫn thường hỏi nhau mà chưa đưa ra được một câu trả lời chính xác. Bởi điều cốt yếu đàn ông thường không để ý, đó là đàn bà chỉ mong tìm một người chồng đúng nghĩa là chồng.
Đàn ông không cần làm trụ cột
Một trong những điều khiến đàn ông áp lực, chính là hai chữ "trụ cột" mà xã hội phân công và gán cho họ. Họ cảm thấy mình cần phải lớn lao, cứng rắn, hoành tráng, hét ra lửa thì mới xứng danh đàn ông. Nhưng... "một cột cho lệch à, cái gì nghiêng một bên mà không lệch" - chị Thu Hà, một giáo viên, đã nói như thế.
Ảnh minh họa: Internet
Quả thật phụ nữ bây giờ cũng lao động cật lực để kiếm tiền, cũng sức dài vai rộng và gánh vác trọng trách như đàn ông. Nên chữ "trụ cột" chỉ khiến sự phân công trật tự gia đình thêm xáo trộn. Họ đâu cần đàn ông trụ cột, họ cũng đâu để gánh nặng gia đình cho đàn ông gánh vác. Họ mong chờ ở người đàn ông của mình những điều khác nhỏ nhặt hơn rất nhiều.
"Nắm tay vợ khi đi dạo, hoặc thể hiện tình cảm trước đám đông" - đó là đề nghị của Nhã, giám đốc một công ty may mặc với chồng mình. Nhã nói khi con cái lớn dần, kinh tế gia đình cũng bớt áp lực, thì có vẻ tình cảm vợ chồng cũng nhạt đi ít nhiều. Vì vậy phải cố gắng hâm nóng tình cảm ấy mọi nơi mọi lúc, thể hiện sự yêu thương quý trọng trước mắt các con, để chúng hiểu ý nghĩa của đời sống gia đình. Vài ba lần đầu chồng có thể ngần ngại, nhưng lâu dần cũng quen. Bởi đòi hỏi của vợ đơn giản quá còn gì. Có phải dời non lấp bể vá trời cho cam!
Nhã kể, hôm trước vợ chồng đi du lịch cùng nhau, cả đoàn ai cũng xuýt xoa khen họ tình cảm, nhất là mấy chị lớn tuổi. Họ bảo: "Mấy chục năm rồi không biết nắm tay là gì". Hóa ra đàn bà giản đơn đến khó tin. Họ cần gì một trụ cột lớn lao đâu, điều họ mong mỏi đôi khi chỉ là cái nắm tay, để họ tin rằng mình không đơn độc.
Đàn ông ân cần
Nhã kể lúc còn sinh viên, cô phải lòng thầy hướng dẫn thực tập chỉ vì bắt gặp thầy quá ân cần với... bạn gái của thầy. Dẫu là rung động thoáng qua, nhưng hình ảnh một người đàn ông biết chăm sóc người phụ nữ của mình nhẹ nhàng, âu yếm khiến Nhã cứ ấn tượng mãi.
Ảnh minh họa: Internet
Hôm ấy cả lớp đi chơi, cô bạn gái của thầy bất ngờ bị cảm nắng và sốt cao. Lúc mọi người còn đang hoang mang thì thầy về phòng, mang qua một túi cá nhân được chuẩn bị đầy đủ mọi thứ. Lấy thuốc cho cô hạ sốt, lấy khăn mát cho cô lau mặt, vừa làm vừa nói chuyện nho nhỏ. Thấy mà thương...
Đàn bà xiêu lòng đàn ông, có khi bởi nhiều điều "nho nhỏ thấy thương" đó. Vậy mà đến lúc kết hôn rồi, đàn ông hình như nghĩ rằng mình phải hùng dũng, phải mạnh mẽ thì mới bảo vệ được gia đình, nên họ quên mất người phụ nữ của mình thực sự bị hấp dẫn bởi điều gì ở họ trước kia.
"Mong điều dễ thôi, nhưng chồng thì toàn làm ngược lại" - Hoàng, chủ một spa, khi được hỏi mong gì nhất ở chồng, đã trả lời như thế. "Điều dễ" ấy là khi vợ cắt tóc ngắn, chỉ mong được chồng ồ lên: "Ôi tóc mới của vợ nhìn đẹp phết!". Nhưng sự thật là chồng chỉ chẹp lưỡi: "Lại cắt ở mấy tiệm bé tí phải không, tiếc tiền chứ gì?". Dù biết chồng cũng quan tâm, nhưng quan tâm kiểu ấy, cụt hứng vô cùng.
Ân cần được đàn bà định nghĩa đôi khi nghe cũng thấy vô lý. Như không giành mền với vợ, đắp chăn cho vợ ngủ, đóng nhẹ cửa nếu phải ra ngoài để vợ không bị thức giấc. Với nhiều phụ nữ, những trục trặc nho nhỏ trong đời sống chung, đôi khi lại tích tụ thành những vấn đề to tát. Kiểu như "chồng gạt tàn thuốc vào chậu lan của vợ" trong câu chuyện được chia sẻ gần đây.
Ân cần là khi vợ sốt, đặt tay lên trán vợ xem thử mát chưa, vậy là đủ. Đàn bà mong được nương tựa vào ai đó, một cách rất chi đàn bà, để thấy cảm động, để thấy yếu đuối trước chồng, để thấy chồng dành cho mình bao nhiêu là cử chỉ ân cần, nhẹ nhàng. Tất cả chỉ có vậy!
Đàn ông rộng lòng
"Đặc điểm đáng ghét nhất của đàn ông Việt là ích kỷ", Trang - chủ một quán ăn Hàn - nói như thế khi ngà ngà say. Trang kể mình yêu một người đàn ông khi đã có chồng và hai con.
Ảnh minh họa: Internet
Lúc đó, anh ấy quỳ mọp dưới chân Trang van xin tình yêu. Bao nhiêu điều hay ho bày ra trước mắt, Trang bỏ chồng để nghe theo lời xúi giục của con tim. Và giờ đây, khi chứng kiến cảnh anh ta lăng nhăng bồ bịch, Trang mở miệng ghen tuông là nghe được câu nói điếng lòng: "Mày cũng từng bỏ chồng theo trai thì nói gì ai!". Trang chỉ biết câm lặng. Cô chẳng tiếc những ngày vui đã qua, chỉ trách mình không biết chọn một người đàn ông rộng lòng hơn, biết bỏ qua những lỗi lầm của vợ, tha thứ cho những vấp ngã nếu có, và trân trọng tình yêu.
Mai Trâm (Q.Gò Vấp, TP.HCM) đi đâu cũng kể về chồng mình với vẻ ngưỡng mộ, bởi đơn giản người chồng ấy chưa một lần nhắc đến quá khứ của vợ. "Thương là thương cái rộng lượng thôi", mọi thứ nghe nhẹ tênh đơn giản thế, nhưng với người phụ nữ, được đàn ông đối đãi với mình bằng tình cảm bao dung đã là một sự biết ơn vô đối rồi. Bởi phụ nữ luôn sống bằng cảm xúc, giải quyết mọi việc bằng cảm xúc, nên họ rất yếu lòng. Hình ảnh người đàn ông hào sảng, chẳng bận tâm chút gì về sai lầm của vợ, biết trân quý vợ, dù có thể vợ vừa qua một cơn say nắng vật vờ, luôn khiến phụ nữ cảm kích, và đó mới chính là người đàn ông họ cần.
Đàn ông biết làm việc vặt
Chị Hà Huyền, trợ lý giám đốc một công ty dạy kỹ năng sống, phát biểu trong một sự kiện do công ty mình tổ chức, về việc làm sao để chồng chủ động phụ vợ việc nhà: "Chồng tôi là con trai một, lại được giáo dục kiểu đàn ông phải là trụ cột, làm chuyện lớn, không bận tâm chuyện nhỏ. Bao năm trời cưới nhau, một mình tôi loay hoay vừa làm dâu, vừa làm vợ, vừa làm mẹ".
Ảnh minh họa: Internet
Chị luôn tự hỏi: "Thực ra mình cần điều gì ở chồng?", và chị đã dũng cảm nộp đơn ly hôn. "Vì tôi không thể chấp nhận một người đàn ông trong nhà mà bóng điện phòng tắm hư, tôi cũng phải tự thay, bức tranh mua về phải tự hì hục khoan tường, tủ lạnh hỏng, ống nước rò rỉ cũng phải tự sửa hoặc gọi thợ. Tôi không hiểu tại sao mình phải làm tất cả mọi thứ? Điều tôi cần là một ông chồng tháo vát, biết làm mọi việc linh tinh ở nhà như hình ảnh những anh chàng trong ký túc xá ngày xưa kia mà".
Chị nói rằng, có thể chị đã sai trong việc phân chia trách nhiệm và cả định nghĩa vai trò làm chồng. Điều chị cần sau ngần ấy năm làm vợ, chỉ là có một người chồng ở bên cạnh sẵn sàng sửa giúp vợ bồn rửa chén bị nghẹt, cầu chì bị đứt, bóng đèn bị hư... Những điều nhỏ nhặt ấy, chính là động lực để chúng ta có thể cùng nhau làm những điều khác lớn lao hơn. Là cùng nhau làm, để viết nên những trang hạnh phúc vui tươi cho đời sống hôn nhân thêm bền bỉ qua nhiều năm dài tháng rộng.
Rốt cuộc thì đàn bà cần gì ở các ông chồng? Họ chỉ muốn lấy một người đàn ông, bình thường cũng được, không là trụ cột, không mong tùng bách, đôi khi chỉ là người biết nắm tay vợ khi băng qua đường, là người có lòng bao dung, là người biết cầm búa cầm đinh...
Họ cần một người cùng mình đi qua năm qua tháng...
Theo Phunuonline
3 việc chỉ có đàn bà làm được mà đàn ông cần phải biết ơn và tôn vinh người phụ nữ của mình Đàn ông có trân trọng vợ mình không? Câu này khó mà trả lời được, bởi vì nhiều người đàn ông đang xem nhẹ chuyện trân trọng vợ mình. Nếu vậy thì các anh hãy đọc kỹ 3 điều sau Đàn ông không thể mang thai thay đàn bà Mang thai là việc thiêng liêng đối với người phụ nữ, 9 tháng 10...