Nam nhân viên quán nướng ‘tố’ bị chủ và đồng nghiệp đánh hội đồng vì xin nghỉ việc
Xin nghỉ việc, nam nhân viên quán lẩu nướng đến nhà chủ quán lấy lại chứng minh nhân dân thì bị chủ sập cửa rồi cùng các nhân viên khác đánh hội đồng.
Chiều 24.6, phản ánh tới Thanh Niên, anh T.H.G (29 tuổi, quê Nghệ An) cho biết, hơn 1 năm trước, anh từ quê ra Hà Nội kiếm việc làm và làm nhân viên cho một cửa hàng hoa tươi. Ngày 22.5, anh G. chuyển sang làm nhân viên chạy bàn cho một quán lẩu nướng ở phố Nguyên Hồng (Q.Đống Đa, Hà Nội).
Mặt anh G. sưng nề, tai chảy máu sau khi bị hành hung. Ảnh NVCC
Nhân viên quán nướng tố bị chủ đánh vì xin nghỉ việc
Sau một thời gian làm việc, anh G. nghe người dân xung quanh đồn về việc chủ quán mình làm thường đánh nhân viên và quỵt lương nên có ý định xin nghỉ.
“Ban đầu, tôi tính sang làm ở quán bên cạnh, nhưng do chưa lấy lại chứng minh nhân dân vì đang bị anh Tùng (chủ quán lẩu nướng) giữ, nên quán bên chưa nhận. Chủ quán bên cạnh tốt tính, có cho tôi ở nhờ, đợi lấy giấy tờ về rồi mới tính chuyện nhận làm”, anh G. nói.
Theo anh G., khi thấy anh ở nhờ quán bên cạnh, chủ quán đã nhiều lần đe dọa rằng “không làm ở đây nữa thì biến đi chỗ khác, không được làm bên kia. Nếu cố tình ở lại thì không xong với ông”.
Sau khi làm được 7 công trong tháng 5 (đã nhận lương) và 14 công trong tháng 6, ngày 20.6, anh G. xin nghỉ việc và đề nghị chủ trả lại chứng minh nhân dân thì được đồng ý. Anh Tùng hẹn 10.7 sẽ trả 16 công còn lại, đồng thời bảo anh G. qua nhà riêng lấy chứng minh nhân dân.
Khoảng 15 giờ ngày 22.6, anh G. bắt xe ôm qua quán bia, cũng là nhà ông chủ tại ngõ 278 Thái Hà (P.Trung Liệt, Q.Đống Đa) để lấy lại chứng minh nhân dân, tuy nhiên anh Tùng vắng nhà.
Sau ít phút chờ đợi, anh Tùng cùng 2 nhân viên khác về, sau đó lập tức đóng cửa quán và gọi vào trong ngồi nói chuyện.
“Vừa vào ngồi, anh Tùng túm tóc hỏi “mày thích gì? Bảo không nghe…” rồi cùng các nhân viên lao vào đấm, đá tới tấp, rút dép cao su đập lên đầu. Lúc này, tôi chỉ biết ôm đầu, van xin mà không dám phản kháng”, anh G. kể.
Theo anh G., sau hơn 30 phút bị hành hung, ông chủ bảo chứng minh thư của anh đã bị mất rồi mở cửa đuổi đi.
“Ra ngoài, người lái xe ôm vẫn đợi, tôi nhờ chở qua Công an P.Trung Liệt trình báo rồi đi khám trong tình trạng mặt sưng phù, chảy máu mồm, máu tai. Các bác sĩ bảo tôi bị thủng màng nhĩ tai phải”, anh G. kể.
Anh G. cho biết, tới thời điểm hiện tại, anh vẫn đau đầu, không ăn, ngủ được nhiều, mỗi ngày chỉ ăn được ít cháo.
“Hôm nay, công an đã cho đi khám và đang chờ kết luận về phần trăm thương tích”, anh G. nói.
Liên quan đến vụ việc này, chiều 24.6, trao đổi với Thanh Niên, một lãnh đạo Công an P.Trung Liệt cho biết, đơn vị này đã mời những người bị tố cáo lên làm việc và hoàn tất hồ sơ ban đầu, chuyển lên Công an Q.Đống Đa xử lý.
Phát hiện gần 3.600 trường hợp nghi trùng thông tin với đối tượng truy nã
Quá trình vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Bộ Công an phát hiện 3.583 trường hợp nghi trùng thông tin với đối tượng truy nã và đã lập danh sách để xác minh.
Theo báo cáo tổng kết Luật Căn cước công dân của Bộ Công an, ngày 1/7/2021 hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống sản xuất, cấp và quản lý Căn cước công dân chính thức đưa vào vận hành. Trên cơ sở dữ liệu dân cư đã thu thập, Bộ Công an đã tiến hành cấp trên 98,5 triệu số định danh cho công dân trên toàn quốc đang có trên hệ thống (đã loại bỏ các trường hợp: công dân bị trùng; đã chết; thôi quốc tịch; công an địa phương đề xuất xóa và các công dân chưa được làm sạch dữ liệu bao gồm cả những công dân thiếu nơi thường trú).
Làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).
Trong quá trình thu thập thông tin công dân, Bộ Công an đã chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương thực hiện nhiều biện pháp kiểm tra, phúc tra thông tin của từng người dân để bảo đảm chính xác 100% thông tin dân cư.
Những trường hợp ch ư a đượ c thu th ậ p thông tin
Bộ Công an đã phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ rà soát, cập nhật trên 92.000 trường hợp thôi quốc tịch; gần 5 triệu trường hợp thay đổi thông tin trong hộ tịch để phục vụ việc làm sạch dữ liệu, cấp số định danh cá nhân cho gần 6 triệu trẻ em mới sinh từ ngày 1/1/2016.
Tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp nhân khẩu đặc biệt chưa được thu thập thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: 507 trường hợp người chưa có quốc tịch Việt Nam nhưng đã được giải quyết đăng ký thường trú, cấp Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân; 870 trường hợp là con lai giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài chưa xác định được quốc tịch, 15.227 trường hợp không xác định được quốc tịch, chưa được đăng ký thường trú, cấp Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân; 9.679 trường hợp công dân không có giấy tờ tùy thân.
Bộ Công an cho biết, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã thực hiện kết nối với Cục Tin học hóa (Bộ Thông tin và Truyền thông) để tiến hành rà soát, đánh giá, xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, kịch bản kết nối, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ hệ thống cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa.
Kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia, Văn phòng Chính phủ để xác thực số định danh cá nhân/Căn cước công dân, xác thực thông tin chủ hộ, tra cứu thông tin công dân.
Kết nối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam để xác thực thông tin công dân; kết nối với Bộ Tư pháp để thực hiện cấp, hủy số định danh cá nhân cho trẻ em khai sinh.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cũng đã kết nối với Bộ Y tế, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Ban Cơ yếu Chính phủ, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính).
Căn cước công dân gắn chíp điện tử (Ảnh: Mạnh Quân).
Phát hiện rất nhiều đối tượng truy nã
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cũng góp phần hỗ trợ hiệu quả cho công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm. Cụ thể, kết nối với Cục Cảnh sát giao thông phục vụ nghiệp vụ đăng ký xe, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông; kết nối với Cục Quản lý xuất nhập cảnh phục vụ làm sạch dữ liệu hộ chiếu, quản lý người nước ngoài cư trú tại Việt Nam; kết nối với Cục Hồ sơ nghiệp vụ phục vụ làm sạch dữ liệu hồ sơ căn cước can phạm, đối tượng lưu động.
Bộ Công an khẳng định, thẻ Căn cước công dân sản xuất theo công nghệ hiện đại, tuân thủ tiêu chuẩn ISO, ICAO... có độ bền cao, hình thức đẹp, dễ bảo quản, dễ sử dụng và có yếu tố bảo an cao, rất khó để làm giả.
Qua công tác cấp Căn cước công dân đã phục vụ hiệu quả công tác quản lý nhà nước và các yêu cầu nghiệp vụ của ngành, đặc biệt trong giai đoạn thực hiện cấp 50 triệu thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử (1/3/2021 đến 30/6/2021).
Trong quá trình vận hành, quản trị hệ thống, Bộ Công an đã phát hiện 3.583 trường hợp nghi trùng thông tin với đối tượng truy nã. Bộ Công an đã lập danh sách đối tượng nghi vấn gửi đề nghị công an các địa phương rà soát, xác minh 2.991 trường hợp, bắt giữ 79 đối tượng truy nã, làm rõ 2.579 đối tượng đã đình nã, số còn lại đang tiếp tục xác minh.
Ngoài ra, Bộ Công an đã đối sánh và cung cấp 592 thông tin, tài liệu để Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra xác minh bắt giữ được 25 đối tượng truy nã, làm rõ 440 đối tượng đã bắt, đình nã và đang tiếp tục xác minh truy bắt.
Khó tin chuyện người phụ nữ mất 1,7 tỷ đồng để được vay... 100 triệu Nhận được điện thoại tư vấn vay tiền, chị N. đồng ý làm hồ sơ vay 100 triệu đồng. Người phụ nữ này đã nhiều lần chuyển khoản cho các đối tượng lạ tổng cộng 1,7 tỷ đồng nhưng vẫn chưa được... giải ngân. Theo Công an tỉnh Đắk Nông, ngày 10/6, chị N.T.N. (trú tại xã Nhân Cơ, huyện Đắk R'Lấp) đã...