Năm nguyên tắc cầm lái để không trở thành ‘xe điên’
Trường hợp đạp nhầm chân ga chỉ xảy ra đối với những người non kinh nghiệm hoặc tâm lý không ổn định.
Là giáo viên hướng dẫn học lái xe, tôi muốn chia sẻ các phương pháp để hạn chế tối thiểu trường hợp đạp nhầm chân ga đối với xe số tự động khi điều khiển xe trên đường.
Thứ nhất, đối với bàn đạp ga, người lái cần tập thói quen điều khiển thật nhẹ nhàng. Có nghĩa, khi tác động lên bàn đạp ga, nên tỳ nhẹ dần xuống và phải tập lắng nghe, cảm nhận được tiếng động cơ lớn dần lên, không nên đạp với lực mạnh.
Đặt gót chân vào bàn đạp phanh
Thứ hai, gót giày chân phải nên đặt thẳng với bàn đạp phanh, khi cần nhịp ga nên cố định gót chân và chếch xéo mũi giày về bên phải là sẽ gặp bàn đạp ga (không nên dịch chuyển gót chân khi điều khiển ga và phanh).
Thứ ba, mỗi sáng lên xe sau khi đã khởi động động cơ, không nên di chuyển ngay. Nên dành 5 phút ngồi trên ghế lái tập chân phải chuyển qua chuyển lại giữa hai bàn đạp ga và phanh, đồng thời nghĩ thầm trong đầu “cái này là ga”, “cái này là phanh”.
Tập thói quen để chân ga và chân phanh
Cứ tập liên tục như vậy trong vòng vài phút (thời gian này cũng đủ để động cơ nóng lên và hoạt động ổn định hơn trước khi cho xe lăn bánh). Trong quá trình lái xe cũng vậy, những tình huống cần phải giảm tốc độ, nên đặt mũi giày qua bàn đạp phanh đồng thời nên nghĩ trong đầu “đặt chân qua phanh” và ngược lại khi muốn đặt chân qua bàn đạp ga cũng thực hiện tương tự, nghĩ thầm trong đầu “đặt chân qua ga”.
Bài tập này dựa vào phương pháp “Độc thoại nội tâm” (là phát ngôn của nhân vật nói với chính bản thân, trực tiếp phản ánh quá trình tâm lý bên trong; kiểu độc thoại thầm, mô phỏng hoạt động suy nghĩ, xúc cảm của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó – Tự điển Bách khoa).
Video đang HOT
Đừng vội đưa ra nhận xét về phương pháp tôi vừa chia sẻ, mà hãy thử vận dụng vào thực tế, trải nghiệm thử. Sau khoảng 50 giờ lái xe, bạn sẽ thấy kết quả của nó như thế nào.
Khi muốn di chuyển mũi giày từ ga qua phanh: thực hiện ngay, càng nhanh càng tốt. Khi muốn di chuyển mũi giày từ phanh qua ga: không nên nhả phanh bỏ qua ga liền mà nên thực hiện theo hai bước.
Tạo thói quen khi lên xe khi đặt chân ga và chân phanh
Đầu tiên nhấc mũi giày chân phải lên nhưng chân vẫn đặt trên bàn đạp phanh, ngưng lại từ 3 đến 5 giây (thời gian này cũng đủ để bạn quan sát tình huống trước đầu xe) rồi sau đó mới quyết định có đặt mũi giày qua bàn đạp ga để nhịp ga hay không.
Thứ tư, phương pháp sử dụng chân phải để điều khiển ga và phanh (Hình minh họa).
Thứ năm, khi vào số tiến (D) hoặc lùi (R) nên nhìn xuống cần số để không vào nhầm số, sau đó kiểm tra lại đèn hiển thị số trên bảng táp-lô một lần nữa rồi mới từ từ nhả chân phanh cho xe lăn bánh.
Chúc các bạn lái xe an toàn!
Theo Cartimes.
Ngộ nhận tai hại trong sử dụng xe ô tô khiến 'xế cưng' nhanh hỏng
Sở hữu một chiếc ô tô là niềm mơ ước của nhiều người tuy nhiên trong quá trình sử dụng và bảo dưỡng xe nhiều tài xế thường hay ngộ nhận sai lầm khiến xe nhanh hỏng, mất an toàn.
Không riêng gì lái mới mà ngay cả nhiều tài xế Việt đã chạy xe lâu năm vẫn có những quan niệm không đúng về các bộ phận của xe, hay trong quá trình điều khiển xe và bảo dưỡng... Dưới đây là một số hiểu biết chưa đúng mà rất nhiều lái xe Việt mắc phải khi cầm lái hàng ngày.
Thích sử dụng bánh xe to bản để tăng độ bám đường
Một số lái xe thường khoái những bộ lốp to bản, đặc biệt họ chọn mua xe thể thao với bộ mâm to (17, 18 inch) và lốp mỏng dính thời thượng vì cho rằng như vậy sẽ tăng độ bám đường. Tuy nhiên, trên thực tế, ma sát tạo ra giữa lốp xe và mặt đường lại phụ thuộc chủ yếu vào trọng lượng của xe, chất lượng cao su của lốp và kết cấu khung gầm. Do đó, mỗi nhà sản xuất ôtô đều có những tính toán kỹ càng và cung cấp cho xe bộ lốp tiêu chuẩn.
Nếu lái xe tự ý thay lốp to bản và mỏng sẽ dẫn tới những hệ quả như xuất hiện độ xóc và tiếng ồn ở xe, sai số đo công tơ mét, lốp nhanh mòn, rút ngắn tuổi thọ của các chi tiết chịu lực, trong khi đó, không cải thiện nhiều về độ bám đường như mong muốn.
Nhiều tài xế thường có những ngộ nhận sai lầm về cách sử dụng cũng như bảo dưỡng khiến ô tô nhanh hỏng
Quan niệm sai về áp suất lốp
Nhiều tài xế Việt vẫn nghĩ rằng nếu bơm lốp quá căng, xe sẽ đi nhẹ, còn nếu bơm thiếu hơi, phanh sẽ "ăn" hơn. Tuy nhiên, đây là một quan điểm không đúng bởi lốp quá căng sẽ làm mất tác dụng giảm chấn của bánh xe, làm bánh xe "nảy" khi đi đường và giảm hiệu quả phanh.
Trái lại, lốp xuống hơi sẽ làm mất độ ổn định khi điều khiển xe, mất trạng thái cân bằng cần thiết, không cải thiện gì về hiệu quả phanh mà còn làm tăng ma sát giữa lốp và mặt đường. Đó là chưa kể, bơm lốp không đúng thông số quy định của nhà sản xuất sẽ rút ngắn tuổi thọ của vỏ xe, gây nguy hiểm khi xe chạy trên đường.
Xe dùng nhiều thiết bị điện thì cần bình ắc - quy to
Về phương diện kỹ thuật, bình ắc - quy chỉ là thiết bị trữ điện năng khi xe không nổ máy, khi xe đã nổ máy thì mọi trách nhiệm cung cấp điện dồn vào máy phát điện. Với những xe "nguyên bản", nhà sản xuất đã tính toán kỹ lượng điện dùng đủ trên xe. Nếu vì ý thích cá nhân mà độ thêm nhiều thiết bị dùng chung nguồn điện sẽ không phù hợp với thiết kế của nhà sản xuất.
Lựa chọn phanh ABS, EBD...
Tài xế phải hiểu rằng phanh ABS, EBD sẽ hỗ trợ rất nhiều nhưng không phải là tất cả. Việc lái xe cẩn thận, lường trước mọi tình huống mới chính là thiên thần hộ mạng của tài xế chứ không phải do phanh. Lái xe cẩu thả, chạy nhanh phanh gấp, vào cua tốc độ cao, non kinh nghiệm... sẽ rất nguy hiểm dù xe có sử dụng phanh ABS, EBD hay không.
Đạp bàn đạp ga vài cái trước khi nổ máy và trước khi tắt máy
Đạp ga (nhồi ga) "nguội" trước khi nổ máy để bơm xăng vào chế hòa khí và tương tự như vậy trước khi tắt máy để nạp thêm bình điện rất ít khi hiệu quả thực sự, bởi vì bơm xăng tiếp liệu là bơm điện (khi mở công tắc điện mới hoạt động) hay bơm cơ khí hoàn toàn không hề bị tác động khi nhấn ga. Hơn nữa, việc rồ ga và tắt máy đột ngột cũng đôi khi làm dư xăng ở cổ hút, có thể làm "ngộp xăng" ở lần khởi động kế tiếp.
Nhớt nào cũng là... nhớt
Nếu chỉ hiểu nôm na dầu nhớt có tác dụng bôi trơn thì nguy cơ sẽ không phân biệt được dùng nhớt nào ở đâu và khi nào là rất cao. Điều đó rất nguy hiểm. Trong xe có rất nhiều thiết bị cần dầu bôi trơn để truyền áp suất, làm mát... và mỗi thiết bị đều có các loại dầu bôi trơn phù hợp như dầu phanh, dầu động cơ, dầu hộp số... Bản thân các loại dầu cũng có các thông số và phẩm cấp riêng, việc dùng lẫn lộn là rất nguy hiểm hoặc chí ít là làm hỏng hay giảm tuổi thọ xe.
Việc "ép ga" số thấp sẽ làm hại động cơ hơn là "ép số"
Thông thường khi chạy xe số sàn ở số thấp (vòng tua máy cao) gây cảm giác gầm rú khiến nhiều người lo lắng cho động cơ xe còn nếu chạy số cao ở tốc độ thấp thì lại không thấy tiếng máy gằn. Do đó, theo thói quen nhiều người "gia tăng" việc chạy số cao ở bất kỳ tốc độ nào (hay còn gọi là lười về số) vì nghĩ là làm vậy máy quay ít hơn, sẽ bền và lợi xăng. Đây là quan niệm cực kỳ sai lầm, gây giảm thọ động cơ nghiêm trọng.
Chuyển số tay trong xe số tự động sẽ leo dốc khỏe hơn
Ở các xe số tự động (AT), dùng số L hay số 1 sẽ leo dốc khỏe hơn số D là suy nghĩ thường thấy ở nhiều lái xe bất kể nam hay nữ. Thực chất, dù để D hay L(1) thì xe luôn khởi hành bằng số 1 trong bộ AT, moment kéo ở bánh xe khi vượt dốc sẽ vẫn chẳng thay đổi gì khi ta để D hay L. Mục đích của nhà sản xuất khi chế tạo ra các cấp số điều khiển được là để người lái chủ động được cấp số khi sử dụng xe trên những đọan đường đặc thù như đèo dốc, cua tay áo... Khi đó xe cần giữ mức số thấp để tăng độ ổn định cũng như tận dụng được lực hãm xe của động cơ (engine braking).
Thường xuyên đánh bóng xe để giữ mới
Thực tế là trong sáp đánh bóng ngoài những hóa chất nền làm sạch và làm bóng sơn xe, còn có 1 lượng nhất định bột mài làm mòn lớp sơn bị đánh.
Việc đánh bóng xe quá nhiều lần khi nó chưa thật sự mờ cũ sẽ làm nước sơn xe nhanh chóng bị mòn, mất lớp bảo vệ và bị bạc màu. Hãy chăm rửa sạch xe bằng các dung dịch rửa xe chuyên dùng, giữ bóng lớp sơn bằng các dung môi làm bóng sơn một các
Theo VietQ
Những bộ phận trên ôtô có thể khiến tài mới gặp khó Những lái mới có thể gặp nhiều khó khăn với cách sử dụng một số bộ phận và chức năng cơ bản trên ôtô. 1. Mở nắp che bình xăng, nắp ca-pô, cốp ở đâu? Hầu hết các xe hiện nay, ở phía đầu gối chân trái của tài xế, có thể trên cao hoặc dưới thấp, sẽ có các lẫy để mở...