Năm nguyên nhân khiến Mỹ thất bại nếu chiến tranh với Nga
Năm nguyên nhân tại sao Hoa Kỳ sẽ thất bại nếu xảy ra cuộc chiến với Nga, nhà phân tích phương Tây Loren Thompson của tờ báo Forbes phân tích.i
Sức mạnh của quân đội Nga được nhiều quốc gia đánh giá đứng thứ hai trên thế giới sau Mỹ, nhưng hiện nay có khả năng dần thay đổi. Ở phương Tây người ta cho rằng, trong thực tế sức mạnh của Lực lượng vũ trang Nga không thua kém Lực lượng vũ trang Mỹ..
Quân đội Mỹ chưa quen gặp đối thủ xứng tầm
Nhiều chuyên gia quân sự Nga nhấn mạnh rằng, “chúng tôi cần thêm ít thời gian để chúng tôi trở thành cường quốc quân sự mạnh nhất thế giới”.
Dưới đây là năm nguyên nhân tại sao Hoa Kỳ sẽ thất bại nếu xảy ra cuộc chiến với Nga, nhà phân tích phương Tây Loren Thompson của tờ báo Forbes cho biết.
Điểm tựa từ lãnh thổ ở sâu lục địa
Biên giới của Nga hiện nay nằm sâu vào lục địa hơn cả biên giới của Liên Xô trước kia, do đó lực lượng Nga sẽ phân tán rộng khắp và điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới vấn đều hậu cần cho lực lượng Mỹ nếu xảy ra xung đột. Ngoài ra, hiện các căn cứ, liên minh quân sự của Nga ngày càng tăng, đặc biệt nếu trong vùng biển Địa Trung Hải và Biển Bắc đối với Mỹ hoàn toàn không có lợi.
Còn để vào Biển Đen và Biển Baltic cần phải qua các eo biển hẹp – ý định vào khu vực này sẽ cực kỳ mạo hiểm và rất rủi ro đối với Mỹ. Vì vùng biển này lực lượng của Nga được triển khai rất mạnh so với Mỹ, do vậy việc giành chiến thắng của Mỹ gần như là không thể. Vì vậy có thể nói lãnh thổ Nga là pháo đài thiên nhiên bảo vệ Nga.
Video đang HOT
Mỹ chưa sẵn sàng với đối thủ xứng tầm
Ở châu Âu, Hoa Kỳ chỉ có hai lữ đoàn được triển khai thường xuyên. Họ đang cố gắng để giữ chân quân đội Nga nhưng điều đó giống như việc tự sát. Hiện nay trước ảnh hưởng lớn của Nga ở khu vực này Mỹ cũng đang có ý định thành lập thêm thêm lữ đoàn thứ ba nhưng gặp khó khăn do thiếu trang thiết bị kỹ thuật, chẳng hạn như hệ thống phòng không, thiết bị bảo vệ, thiết bị chiến tranh điện tử. Quân đội Mỹ từ trước tới nay gần như chỉ quen “chiến tranh” với một đối thủ yếu hơn, sử dụng chiến thuật du kích, chưa sẵn sàng cho một cuộc đối đầu với một đối thủ xứng tầm và rất mạnh như Nga.
Phân bố lực lượng chiến lược
Người Mỹ thích dựa vào Lực lượng Hải quân của mình cùng với các máy bay được trang bị tên lửa “Tomahawk”. Nhưng trong trường hợp xảy ra cuộc xung đột với Nga, Hoa Kỳ không thể sử dụng chúng vào lãnh thổ Nga bởi các hệ thống phòng không hiện đại dày đặc, ngoại trừ vùng Viễn Đông.
Nếu xâm nhập vào trong vùng Biển Bắc, nơi có căn cứ Kaliningrad và phía Nam, nơi tập trung các căn cứ ở Sevastopol, người Mỹ có lẽ không dám mạo hiểm. Vì vậy chỉ cần một chút bất cẩn quân đội Mỹ sẽ ngay lâp tức bị “lấy đi” phần lớn sức mạnh.
Đồng minh chưa rõ ràng
Trong thành phần sức mạnh của NATO có 2/3 là sức mạnh của Mỹ. Nếu xảy ra xung đột với Mỹ 1/3 sức mạnh còn lại của NATO có thể không tính đến vì thực tế nếu tham gia cuộc chiến cũng không có quy định rõ ràng các nước đồng minh phải tham gia như nào. Hơn nữa nội bộ NATO đang ngày càng lục đục và chia thành nhiều bè phái, trong đó các thành viên quốc gia có sức mạnh quân đội như Đức và Pháp gần như không muốn đối đầu với Nga.
Vũ khí chiến lược.
Thủ đô của các quốc gia phương Tây hầu hết ở trên lục địa, tất cả đều nằm trong tầm bắn của các loại vũ khi hạt nhân của Nga, trong khi đó Hoa Kỳ ở cách xa cả một đại dương. Chắc hẳn phương Tây không chưa sẵn sàng và không dại “làm bia” cho Mỹ.
Dựa vào những nguyên nhân trên, ông Loren Thompson kết luận rằng, những lực lượng của Mỹ ở châu Âu sẽ nhanh chóng bị Nga đánh bại nếu xảy ra xung đột với Nga. Ông tự đặt ra câu hỏi: Mỹ sẽ làm gì với kết luận này? Thực tế là cần phải cải thiện gì ở châu Âu? Làm thế nào để ngăn chặn cuộc chiến tranh với Nga?
Ông tin rằng, trước hết cần phải “hiện đại hóa” tất cả các lực lượng, tuy nhiên làm được điều này ông cho rằng không dễ vì thực tế “quân đội Mỹ không nhận được đủ nguồn lực”. Nguồn ngân sách quân sự lớn nhất thế giới, lớn hơn so với ngân sách của tất cả các quốc gia khác nhưng nó lại được chia nhỏ cho rất rất nhiều lực lượng của Mỹ trên toàn thế giới. Đặc biệt gần đây Mỹ đang thực hiện kế hoạch cắt giảm ngân sách dành cho quốc phòng, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức mạnh của quân đội Mỹ và nguy cơ bị Nga vượt mặt hoàn toàn có thể xảy ra.
Theo Báo Đất Việt
Nguyên nhân nào khiến Mỹ thất bại trong chiến tranh đương đại?
Nỗi ám ảnh của Lầu Năm Góc về việc phải duy trì ưu thế quân sự trong tương lai trước NgaTrung là điều rất nguy hại cho quân đội Mỹ.
Mỹ đang đầu tư chệch hướng?
Nghiêng về lựa chọn các dự án quân sự công nghệ cao đắt tiền của tương lai, Bộ Quốc phòng Mỹ đang sai lầm nghiêm trọng - Trung tá Thủy quân lục chiến Mỹ, kiêm chuyên viên Trung tâm An ninh Mỹ Peter Maclear đã nhận định như vậy trên "War on the Rocks".
Theo ông Maclear, các biện pháp cần thiết để chống các lực lượng vũ trang của các đối thủ Nga và Trung Quốc đã gây thiệt hại cho các lực lượng vũ trang thường trực chủ chốt của Mỹ, có khả năng phản ứng nhanh với rất nhiều thách thức an ninh.
Các hạn chế về ngân sách buộc Lầu Năm Góc phải có những thỏa hiệp nghiêm trọng về chiến lược.
Bộ Quốc phòng buộc phải lựa chọn: Hoặc là chuẩn bị lực lượng đầy đủ khả năng răn đe trong cuộc chiến tranh lớn trong tương lai, hoặc hỗ trợ tiềm năng ít ỏi cho quân đội Mỹ để đối phó với các xung đột hiện tại, ít mạo hiểm hơn và trên quy mô nhỏ hơn.
Tuy nhiên, nỗi sợ hãi đối với cuộc chiến tranh lớn trong tương lai có thể dẫn đến thực tế rằng Hoa Kỳ đi "lạc đường" và phải chịu thất bại trong những xung đột mà Lầu Năm Góc hiện đang can dự " - chuyên gia quân sự Maclear cho biết.
Theo ông Maclear, nỗi sợ Nga-Trung đã dẫn đến thực trạng là đề xuất gần đây đối với ngân sách quốc phòng đang tiếp nối "xu hướng mạo hiểm" là đầu tư thiếu cân đối vào các hệ thống công nghệ cao và đắt tiền, ví dụ như tàu ngầm hạt nhân mới, tàu sân bay Gerald R.Ford hay máy bay ném bom tầm xa B-21.
Chuyên gia Mỹ cho rằng, do quá sợ Nga-Trung nên Mỹ đã đầu tư chệch hướng
Tất cả các hệ thống này được thiết kế đặc biệt để chống trả tiềm năng quân sự của Nga và Trung Quốc nhưng nó cũng không đạt hiệu quả cao, trong khi đó, để làm điều đó, Mỹ phải cắt giảm chi phí mua các tàu mặt nước đã dự kiến, giảm số lượng bộ binh Mỹ, rút nhiều đơn vị Mỹ về nước.
Theo ông Maclear, chính sách này khiến Mỹ bất lực nhiều cuộc xung đột kéo dài với các đối thủ "làng nhàng". Nếu Washington đầu tư vào công nghệ cao, chứ không đầu tư cho các lực lượng vũ trang linh hoạt ở tuyến đầu, lợi thế sẽ thuộc về các đối thủ của Mỹ trong cuộc xung đột hiện tại.
Hôm 19-01 vừa qua, Trung tâm Các nghiên cứu chiến lược và quốc tế của Hoa Kỳ (CSIS) đã công bố một báo cáo với kết luận rằng, sự thay đổi không ngừng của cán cân quyền lực ở châu Á, đặc biệt là trong tương quan với Trung Quốc đang không có lợi cho Hoa Kỳ.
Trong khi đó, Liên minh châu Âu và NATO đang bộc lộ rõ sự kém hiệu quả và thiếu năng lực trong các vấn đề an ninh. Bất kỳ khủng hoảng nghiêm trọng ảnh hưởng đến nền an ninh của châu Âu, sớm muộn đều cần tới sự can thiệp của Quân đội và các cơ quan đặc nhiệm Mỹ.
Do đó, nếu hoạch định đầu tư phát triển vũ khí trang bị không cân đối và lệch trọng tâm thì trong thời gian tới, Hoa Kỳ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc chiếm ưu thế trong giải quyết các sự vụ quốc tế, trước các đối thủ nặng ký trên toàn cầu như Nga, Trung Quốc.
Theo_Báo Đất Việt
Lý do sông chuyển màu đỏ lòm như máu bí ẩn ở Nga Công ty Norilsk Nickel cho biết vấn đề tạm thời này sẽ không ảnh hưởng đến con người hoặc động vật hoang dã, nhưng các nhà hoạt động môi trường nói vẫn còn quá sớm để khẳng định. Dòng sông Daldykan chuyển màu đỏ như máu ở Nga Công ty sản xuất kim loại Norilsk Nickel đã thừa nhận một vụ tràn hóa...