Năm nay Việt Nam sẽ vay và trả nợ bao nhiêu?
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký quyết định phê duyệt kế hoạch vay và trả nợ của Chính phủ trong năm 2014.
Ngày 27/3 vừa qua, đồng hồ nợ công thế giới của tạp chí The Economist đã điểm nợ công của Việt Nam vượt con số 80 tỷ USD, với tổng dư nợ cả năm tăng 11,2%, chiếm 48% GDP.
Theo đó, kế hoạch vay của Chính phủ năm 2014 bao gồm: kế hoạch vay trong nước 367.000 tỷ đồng, trong đó, vay để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước là 197.000 tỷ đồng; phát hành trái phiếu cho đầu tư là 100.000 tỷ đồng và đảo nợ khoảng 70.000 tỷ đồng.
Kế hoạch rút vốn vay nước ngoài là 4.520 triệu USD, tương đương 95.800 tỷ đồng; phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế thực hiện theo nghị quyết của Chính phủ.
Cùng với kế hoạch vay, Thủ tướng cũng quyết định kế hoạch trả nợ của Chính phủ năm 2014 là 208.883 tỷ đồng, bao gồm trả nợ trong nước là 159.683 tỷ đồng, trong đó, phần chi trả nợ trực tiếp từ nguồn ngân sách nhà nước là 92.323 tỷ đồng và thực hiện vay mới để đảo một phần nghĩa vụ nợ đến hạn.
Trả nợ nước ngoài là 49.200 tỷ đồng, trong đó, nghĩa vụ trả nợ của các chương trình, dự án được cấp phát từ ngân sách nhà nước là 26.427 tỷ đồng và chi trả nợ của các khoản vay về cho vay lại là 22.773 tỷ đồng.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng phê duyệt hạn mức vay được Chính phủ bảo lãnh và vay thương mại trung dài hạn nước ngoài của các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay tự trả năm 2014, bao gồm:
- Hạn mức vay trong nước được Chính phủ bảo lãnh tối đa là 70.492 tỷ đồng, trong đó bảo lãnh Chính phủ đối với phát hành trái phiếu cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam là 40.000 tỷ đồng, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam là 15.492 tỷ đồng và hạn mức bảo lãnh Chính phủ cho các dự án trọng điểm quốc gia là 15.000 tỷ đồng.
- Hạn mức vay thương mại nước ngoài của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng được Chính phủ bảo lãnh là 2.800 triệu USD; hạn mức vay thương mại nước ngoài của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay tự trả là 3.800 triệu USD.
Video đang HOT
Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện kế hoạch vay và trả nợ của Chính phủ, hạn mức bảo lãnh Chính phủ năm 2014; nghiên cứu, trình Thủ tướng cơ chế mở rộng diện cho vay lại từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ cho chính quyền địa phương để nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của địa phương, đồng thời bảo đảm công bằng giữa các địa phương.
Bên cạnh đó, nghiên cứu, xây dựng đề án tăng cường công tác quản lý và xử lý rủi ro về nợ công của Việt Nam; đề án rà soát, đánh giá và tổng kết 5 năm thực hiện Luật Quản lý nợ công.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao chủ trì phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước cùng các cơ quan liên quan rà soát các dự án BOT đang đàm phán, các dự án đầu tư trọng điểm, các dự án FDI lớn và các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng được Chính phủ cam kết đảm bảo cho các nhà đầu tư để giám sát mức vay nước ngoài và nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ, đảm bảo nợ nước ngoài của quốc gia đến năm 2020 không vượt quá 50% GDP như chỉ tiêu Quốc hội đã phê duyệt.
Trường hợp nhu cầu của nền kinh tế cần tăng khối lượng huy động vốn vay nước ngoài làm vượt hạn mức vay thương mại nước ngoài của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay tự trả, giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cùng các cơ quan có liên quan tính toán, đảm bảo chỉ tiêu giới hạn nợ nước ngoài của quốc gia đã được Quốc hội phê duyệt, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý 3/2014.
Ngày 27/3 vừa qua, đồng hồ nợ công thế giới của tạp chí The Economist đã điểm nợ công của Việt Nam vượt con số 80 tỷ USD, với tổng dư nợ cả năm tăng 11,2%, chiếm 48% GDP. Tính trên dân số 90,535 triệu người, mỗi người Việt hiện đang gánh trên vai trung bình 887,51 USD, tương đương gần 20 triệu đồng/người.
Đáng chú ý, chỉ tính từ tháng 1/2013 đến tháng 3/2014, thống kê từ GDC cho thấy, nợ công Việt Nam đã tăng thêm tới 9,887 tỷ USD, tương đương trung bình gần 700 triệu USD/tháng, tăng thêm gần 100 USD/người.
Theo Ngô Trang
VnEconomy
Lý lẽ Hà Nội:Đường Trường Chinh bị bẻ cong... đúng quy trình!
Nếu ý kiến dư luận là phù hợp với điều kiện, kinh tế, phù hợp với quy hoạch, kiến trúc thì thành phố phải nghe chứ không bảo thủ.
Đúng quy trình
Chiều 8/4, ông Nguyễn Văn Thịnh - Phó chánh văn phòng UBND TP Hà Nội giải thích thêm, trước hàng loạt chất vấn của báo chí về việc vì sao đường Trường Chinh bị nắn từ thẳng thành cong.
Theo đó, khi phê duyệt chỉ giới đường đỏ phải lấy ý kiến cộng đồng bao gồm cả người dân và các cơ quan đơn vị có liên quan, nên chỉ giới này là hoàn toàn hợp lý.
Điều chỉnh chỉ giới đường đỏ Trường Chinh, Hà Nội sẵn sàng nghe dư luận
"Chúng tôi đã lấy ý kiến bộ Quốc phòng rồi Quân chủng Phòng không không quân cũng ý kiến. Cuối cùng thành phố phê duyệt theo đúng quy trình. Vì đã lấy ý kiến cộng đồng như vậy nên điều chúng tôi dự kiến đường thẳng thành cong", ông Thịnh nói.
Tuy nhiên, ông Thịnh cho rằng phải hiểu cong là cong theo tiêu chuẩn nào, bán kính bao nhiêu là dựa trên tính toán của tốc độ xe chạy.
"Hơn nữa, Bộ Quốc phòng PKKQ cũng đã có ý kiến và thành phố cũng đồng ý. Như vậy ở đây trong quá trình thi công là không có vấn đề gì cả".
"Tuy nhiên thay đổi phải đảm bảo, không phá dỡ nhiều, có hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo được kỹ thuật phù hợp với quy hoạch. Nhưng đến giờ phút này chúng tôi thấy rằng chưa có vấn đề gì phải điều chỉnh quy hoạch mà thành phố đã phê duyệt", Phó Chánh văn phòng UBND Hà Nội nói.Trước câu hỏi của báo chí về khả năng có thể thay đổi quy hoạch đường Trường Chinh để có chỉ giới đường đỏ thẳng, đại diện của UBND TP Hà Nội nói rằng Hà Nội có thể thay đổi phương án phê duyệt chỉ giới đường đỏ mà không cần phải xin ý kiến Thủ tướng.
Tuy nhiên, ông Thịnh cũng cho rằng, đây mới chỉ là giai đoạn đầu của dự án, còn rất nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình thi công, thành phố sẽ lắng nghe.
"Thành phố không bảo thủ, nếu thấy ý kiến góp ý của dư luận là đúng, là có lợi cho kinh tế, xã hội cho việc phát triển của thành phố, thuận lợi cho người dân thì tại sao thành phố lại không lựa chọn", Phó Chánh văn phòng thành phố khẳng định.
Khi được hỏi, nếu cho vẽ lại thì Phó Chánh văn phòng muốn vẽ thẳng hay cong? Ông Thịnh thẳng thắn "Tất nhiên tôi sẽ vẽ thẳng. Bao giờ cũng muốn thẳng".
Ông cũng chia sẻ quan điểm hoàn toàn ủng hộ để Thanh tra Chính phủ vào cuộc để thanh tra dự án một cách công khai, minh bạch.
Không vì lợi ích cá nhân nào
Ông Dương Đức Tuấn, Phó giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc TP.Hà Nội cho biết như vậy trước hàng loạt chất vấn của báo chí.
Theo quan điểm của sở QHKT thì quy hoạch chung thủ đô Hà Nội được Thủ tướng phê duyệt năm 1998 tới năm 2020 dự kiến hướng của tuyến đường là thẳng.
Tuy nhiên đến khi TP Hà Nội phê duyệt quy hoạch giao thông chỉ giới đường đỏ đường Trường Chinh thì đoạn đường hồ Mẻ tới cống Chéo thì đã chuyển thành cong.
"Nhưng phải hiểu chỉ giới đường đỏ cong nhưng không quá cong mà là đường cong mềm mại, đường cong êm thuận. Đoạn cong cũng chỉ kéo dài trong khoảng 800m, thuộc phần đất của Quân chủng Phòng không - Không quân quản lý", Phó GĐ Sở QHKT Dương Đức Tuấn mô tả.
Theo ông Dương Đức Tuấn, sở dĩ đường Trường Chinh đang thẳng bị nắn thành cong là do ý kiến của Bộ Quốc phòng. "Chúng tôi đã đề xuất phương án thẳng nhưng sau khi ý kiến của Bộ Quốc phòng thì đường mới cong".
"Theo quy định của luật Đất đai thì hướng tuyến phải lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng vì đoạn đường này đi qua khu đất có tính chất sử dụng đặc biệt. Từ những năm 2000 cho đến nay, Bộ Quốc phòng và các đơn vị trực thuộc đã 2 lần có văn bản cho ý kiến và đã trực tiếp xác nhận vào bản vẽ về hướng tuyến", ông Tuấn nói.
Thế nhưng vì sao có sự dịch chuyển thì Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội lại không thể trả lời, bởi theo ông Tuấn, khi Bộ Quốc phòng có ý kiến quyết định như vậy thì có thể có yếu tố liên quan đến công trình an ninh quốc phòng hoặc liên quan đến chế độ chính sách, phía thành phố không thể đi sâu vào việc của Bộ Quốc phòng.
Ông Tuấn cũng khẳng định, việc đường Trường Chinh bị cong không có chuyện vì lợi ích của cá nhân nào.
Theo Báo Đất Việt
Bẻ cong đường Trường Chinh: Sở Quy hoạch nói cong mềm mại! Ông Dương Đức Tuấn - Phó giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc nói đường Trường Chinh bị bẻ cong nhưng cong mềm mại. Luật cho phép được cong Tại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, chiều 8/4, trước câu hỏi có hay không đường Trường chinh bị nắn cong, ông Tuấn giải thích: "Theo QĐ 108, theo dự kiến...