“Năm nay sẽ không có chuyện giải cứu nông sản”
Đó là thông tin được ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết sáng 22/1 tại buổi họp báo về Diễn đàn “Thúc đẩy sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản Việt Nam năm 2019″.
Tại buổi họp báo, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường cho biết, sẽ không còn cụm từ “giải cứu” nông sản khi Việt Nam làm tốt khâu thị trường, sản xuất nông sản sạch và liên kết sản xuất, chế biến theo chuỗi.
Ông Toản thông tin vào ngày22/2 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế (ICC) Hà Nội, Bộ NN&PTNT sẽ tổ chức Diễn đàn “Thúc đẩy sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản Việt Nam năm 2019″. Diễn đàn có sự tham gia của Bộ Công Thương và đại diện các tỉnh thành, Hiệp hội ngành hàng, hợp tác xã…
Diễn đàn được tổ chức với mục đích đánh giá kết quả sản xuất, tiêu thụ nông sản năm 2019. Đồng thời, diễn đàn cũng là cơ hội để các đơn vị sản xuất kết nối với các địa phương, các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp và các nhà đầu tư trong lĩnh vực chế biến và tiêu thụ nông sản.
Cục Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức họp báo về Diễn đàn “Thúc đẩy sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản Việt Nam năm 2019″.
Diễn đàn cũng sẽ trao đổi các giải pháp thúc đẩy, mở rộng cửa thị trường nông sản và nâng cao tính cạnh tranh của nông sản Việt trong bối cảnh hội nhập quốc tế, thu hút các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp theo quy mô hàng hóa lớn gắn với chế biến và tiêu thụ theo chuỗi.
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường, đây là lần đầu tiên diễn đàn được tổ chức, nhằm nhìn nhận, đánh lại bức tranh sản xuất của ngành nông nghiệp, bức tranh về tiêu thụ thị trường nông sản.
Bộ Công Thương sẽ trình bày về vai trò của các tham tán để đưa nông sản ra thị trường nước ngoài. Ngoài ra, Viện nghiên cứu Chiến lược và Cạnh tranh cũng sẽ cung cấp thông tin về xây dựng thương hiệu nông sản khi nông sản Việt Nam tham gia vào các thị trường lớn.
Các chuyên gia nước ngoài sẽ trình bày về việc xây dựng hạ tầng để nâng cao tính cạnh tranh của nông sản Việt Nam. Các tỉnh sản xuất trọng điểm sản xuất nông nghiệp, hiệp hội ngành hàng sẽ tranh luận để tháo gỡ những vướng mắc về tiêu thụ nông sản. Nhiều tập đoàn hàng đầu như: Vingroup, Massan, Aeon, Big C… cũng tham gia trao đổi để thúc đẩy tiêu thụ nông sản.
“Diễn đàn sẽ là nơi trao đổi thiết thực để cụm từ “giải cứu” nông sản không còn xuất hiện trong năm 2019 và các năm tiếp theo. Muốn vậy, Việt Nam phải làm tốt khâu thị trường, sản xuất nông sản sạch, truy xuất nguồn gốc và liên kết sản xuất, chế biến theo chuỗi. Trong đó, vai trò của các địa phương là rất quan trọng trong việc quy hoạch các sản phẩm nông sản”, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường cho biết.
Còn theo TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược và Cạnh tranh, đầu tư vào nông nghiệp ít hấp dẫn hơn các ngành hàng khác, nhưng nếu đầu tư thỏa đáng thì nông nghiệp có thể đem lại hiệu quả rất nhiều. Nhưng quan trọng hơn là tạo niềm tin cho doanh nghiệp. Diễn đàn sẽ được tổ chức hàng năm để tạo ra niềm tin cho người sản xuất, tiêu dùng và chế biến.
Theo Danviet
Nhãn ghép Sơn La ngày càng tăng giá, không có chuyện 3.000 đồng/kg
Ông Hà Quyết Nghị, GĐ Sở NNPTNT Sơn La cho biết, hiện nhãn tại Sơn La mới chỉ chín được khoảng 50% và đang vào trà thu hoạch chính vụ. Đặc biệt, khoảng 1 tuần trở lại đây, giá nhãn tại Sơn La đang có chiều hướng tăng.
Cụ thể, nếu như đầu mùa, giá nhãn loại đẹp bình quân tại các nhà vườn ở Sơn La bình quân chỉ khoảng 10 nghìn đồng/kg thì hiện tại, giá đã tăng nhẹ lên mức bình quân khoảng 11.000 - 12.000 đồng/kg.
Nhãn hàng hóa tại Sơn La đang có giá bình quân 9.000 - 10.000 đồng/kg
Mặt bằng chung toàn tỉnh, hiện giá nhãn đang được thu mua ở mức giá phổ biến từ 8.000 - 9.000 đồng/kg. Đây là mức giá không quá cao như năm 2017 do năm ngoái mất mùa nhãn, song với mức giá này, các nhà vườn vẫn có lãi rất tốt.
Ông Nghị cho biết thêm: Bên cạnh các diện tích nhãn được người dân trồng mới trong những năm gần đây đã cho thu hoạch với chất lượng, mẫu mã rất tốt, đến nay, toàn tỉnh Sơn La đã triển khai ghép cải tạo trên 95% diện tích nhãn cổ thụ (nhãn trồng hạt thực sinh) từ giai đoạn cũ để lại. Vì vậy, chỉ còn một số lượng rất ít là nhãn chưa được ghép cải tạo (thường gọi là nhãn thóc, nhãn nước, nhãn trơ).
"Các diện tích nhãn này đa phần nằm rải rác với số lượng không đáng kể tại các vườn tạp, không được người dân chăm sóc nên quả rất bé, chỉ bán được cho các lò sấy làm long nhãn với giá 2.000 - 3.000 đồng/kg, thậm chí có hộ còn không thu hái do không bán được", ông Nghị lý giải.
Cũng theo ông Nghị, hiện Sơn La đã kết nối tiêu thụ nhãn chính vụ với rất nhiều đối tác NK từ Trung Quốc với số lượng ban đầu khoảng 150 container (20 tấn/container), tổng sản lượng XK dự kiến 3.000 tấn. Thời điểm này, các chuyến hàng XK đi Trung Quốc đã bắt đầu khởi động. Vì vậy, giá nhãn tại Sơn La sắp tới có thể tiếp tục tăng thêm khi lượng nhãn XK hút hàng.
Sơn La đã tổ chức thành công 5/9 sự kiện xúc tiến thương mại, thúc đẩy quảng báo, tiêu thụ sản phẩm nhãn của tỉnh. Ảnh minh họa: I.T
Theo ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT), nhằm chủ động đẩy mạnh tiêu thụ nhãn tại phía Bắc trong vụ thu hoạch năm 2018, Bộ NN-PTNT đã giao đơn vị này phối hợp với 2 tỉnh Sơn La và Hưng Yên triển khai đồng bộ nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, nhất là đẩy mạnh XK nhãn.
Tính đến thời điểm nay, Sơn La đã tổ chức thành công 5/9 sự kiện xúc tiến thương mại trong kế hoạch và đang tập trung chuẩn bị Hội nghị xúc tiến xuất khẩu và Hội chợ Nông sản an toàn và xuất khẩu tỉnh Sơn La năm 2018, sẽ khai mạc ngày 31/8/2018 tại Mộc Châu, Sơn La.
Sơn La cũng đã có kế hoạch XK khoảng 5.000 tấn quả nhãn tươi, giá trị ước đạt 100 tỷ đồng (4,35 triệu USD) trong thời gian tháng 7 - 8/2018; XK 200 tấn nhãn sấy giá trị ước đạt 300 tỷ đồng (1,3 triệu USD). Đến thời điểm này, nhãn Sơn La đã được nhiều DN kết nối tiêu thụ những lô hàng đầu mùa trong tháng 7/2018, ước đạt 500 tấn để XK tại thị trường Dubai (Ảrập Xêút), Trung Quốc, giá trị đạt 500.000 USD.
Đến nay, Sơn La đã có 60 HTX trồng nhãn với diện tích 950,5ha, trong đó 12 HTX được cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn VietGAP với diện tích 238,1ha, sản lượng ước tính 1.594,5 tấn; được cấp 6 mã số vùng trồng XK sang các thị trường Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, ASEAN với diện tích khoảng 61,35ha, sản lượng khoảng 500 tấn...
Theo Quỳnh Trang (Nông nghiêp Viêt Nam)
Ngành trồng trọt hướng đến mục tiêu 21 tỷ USD Năm 2019 ngành trồng trọt đặt mục tiêu tăng giá trị sản xuất lên 1,78%, nâng cao giá trị gia tăng trên diện tích canh tác nhằm đưa giá trị xuất khẩu nông sản cán mốc 21 tỷ USD. Sản xuất trồng trọt chuyển dịch mạnh Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, năm 2018, giá trị sản xuất trồng...