“Năm nay đi cô bao tiền? 500 nghìn thì nhiều đấy” và bài viết quá chuẩn của một bà mẹ ở Hà Nội gửi đến các bậc phụ huynh ngày 20/11
Mình đã vô tình đọc được khá nhiều bình luận của một số mẹ nói trắng ra rằng: “20-11 không tặng quà thì sẽ bị cô thù ghét, trù dập con mình”; rồi thì “quà ít, không bằng bạn nọ bạn kia thì biết tay nhau ngay”…
Cứ mỗi mùa 20/11, các bậc phụ huynh lại xôn xao chuyện tặng quà, tri ân thầy cô như nào cho đúng. Tặng món quà rẻ tiền thì cha mẹ sợ không thể hiện được hết tầm lòng của mình. Tặng quà đắt tiền thì lại sợ mối quan hệ giữa hai bên nhuốm màu vật chất. Thầy cô khó xử mà bố mẹ cũng “xót ví”.
Ngoài ra khi lỡ nhận quà quá đắt tiền, giáo viên sẽ rơi vào tình thế phải thiên vị học sinh, gây ra sự bất công bằng đối với các học sinh khác.
Chị Nguyễn Thị Huyền là một bà mẹ hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Con trai chị tên Đỗ Hải Minh, 20 tháng tuổi và mới đi học mẫu giáo được 3 tháng. Giống như nhiều phụ huynh khác, chị Huyền cũng rất quan tâm đến việc tri ân thầy cô. Tuy nhiên khi đọc những chủ đề về ngày 20/11 trên nhiều diễn đàn, nhóm mạng xã hội, chị Huyền nhận thấy nhiều bậc cha mẹ đang có những quan điểm chưa thật sự đúng đắn về cách bày tỏ lòng biết ơn tới những người đã chăm lo, dạy dỗ con mình.
20/11 hàng năm là dịp để phụ huynh và học sinh tri ân thầy cô giáo. (Ảnh minh họa)
Chị Huyền đã đăng tải một bức tâm thư, bày tỏ nỗi lòng của mình. Quan điểm và cách nhìn nhận của chị nhận được cơn mưa ý kiến đồng tình từ các bậc phụ huynh. Chị Huyền viết:
“Gần đây mình đọc được rất nhiều topic của các bố mẹ đang băn khoăn việc tặng quà cho cô giáo của con nhân ngày 20-11. Bản thân mình, với tư cách một phụ huynh có con đi học mầm non cũng đọc và tham gia bình luận trong các topic này.
Thứ hai, hẳn bố mẹ đều biết được mức lương sàn của giáo viên mầm non là thấp so với các ngành nghề khác. Nếu các cô quá coi trọng đồng tiền thì đã chẳng chọn cái nghề này. Vậy mà các cô vẫn yêu nghề, yêu con của chúng ta, chăm con chúng ta suốt 8-10 tiếng một ngày không than vãn. Vậy hà cớ gì cô lại trông chờ vào mỗi món quà dịp 20-11 để gắn bó với cái nghề chăm trẻ cực nhọc, nhiều khi cơm chan nước mắt vì những yêu sách của một số phụ huynh tiêu cực?
Mình đã vô tình đọc được khá nhiều bình luận của một số mẹ nói trắng ra rằng: “20-11 không tặng quà thì sẽ bị cô thù ghét, trù dập con mình”; rồi thì “quà ít, không bằng bạn nọ bạn kia thì biết tay nhau ngay”; hoặc các bố mẹ bàn tán, xôn xao mặc cả về quà tặng: “500 nghìn có vẻ nhiều, 200 nghìn thì hơi ít”,…
Và mình nhận ra một số điều mà mình nghĩ cần phải chia sẻ cùng bố mẹ, dù biết đến hôm nay mới nói thì cũng muộn.
Thứ nhất, việc tặng quà cho thầy cô chưa bao giờ là điều bắt buộc phải làm, không có quy định nào về pháp lý cho việc này. Nên nếu bố mẹ thật tâm muốn tặng thì hãy tặng, nếu không có điều kiện, hay không có lòng cảm ơn thì bỏ qua cũng được. Bởi vì trước hay sau ngày lễ 20-11 , các cô vẫn chăm con mình như thế, không phải vì quà của mình mà chăm con mình hơn, hay vì mình không có quà mà bỏ bê con mình.
Video đang HOT
Mình đã lặng người đi khi đọc những lời bình luận đó. Mình nhớ tới những hình ảnh 1 tháng đầu con mình đi học, mình đã chăm chú theo dõi camera không chừa phút nào. Đó là hình ảnh các cô giáo khổ sở chạy theo đút cháo cho con mình vì thằng bé quấy khóc không chịu ăn. Là lúc ban trưa cô gù lưng ngồi ôm cho con mình ngủ, là khi cô bưng bát cơm một tay còn tay kia vẫn đang vỗ về một bé trên lòng. Ở trong lớp 9-10 đứa nhỏ cứ hơi tí là gào khóc, ăn vạ…
Không biết rằng 200 nghìn, 500 nghìn ấy có bù đắp được cho 365 ngày gian khổ của cô không nữa?
20-11 ai cũng tặng quà cô, vậy có biết ý nghĩa thực của quà tặng là gì không? Đây là định nghĩa của bách khoa toàn thư WIKIPEDIA: “Quà tặng là một thứ gì đó (dạng vật thể hoặc phi vật thể) được trao cho một người một cách tự nguyện và không có tính chất trao đổi. Quà tặng thường được dùng để làm cho người nhận được nó hạnh phúc, hoặc thể hiện sự trân trọng, kính trọng của người tặng quà đối với người nhận…”.
Vâng, quà tặng là tự nguyện, không mang tính trao đổi, thể hiện sự trân trọng, kính trọng của người tặng quà đối với người nhận. Vậy thì khi tặng quà, bố mẹ đừng mong con mình được đối xử tốt hơn các bạn, vì điều đó sẽ làm mất đi sự công bằng của lớp học. Đừng nghĩ quà tặng là để trao đổi lấy sự quan tâm, sự thiên vị cho con.
Bố mẹ vẫn nhớ chứ, ngày còn nhỏ, hầu hết nhà chúng ta đều khó khăn. Đến ngày Hiến chương nhà giáo, chúng ta chỉ có thể ngắt một bó hoa trong vườn nhà. Nhà ai có điều kiện chút thì được mua một bông hồng đỏ kèm tấm thiệp con viết vội lời chúc, rồi đợi mít-tinh xong là chạy ào lên tặng cô giáo. Rồi sau ngày hôm đó, vẫn chẳng có gì thay đổi, cô vẫn giữ một thái độ đối đãi công bằng với tất cả chúng ta – những đứa tặng quà, tặng hoa và cả những đứa chẳng tặng cái gì.
Mình muốn cảm ơn cô, thể hiện lòng biết ơn khi núm ruột của mình được cô chăm bẵm suốt ngày suốt tháng thì 20-11 chính là một dịp để nói cảm ơn. Lời cảm ơn cũng là một dạng quà tặng (phi vật thể) đấy bố mẹ ạ.
Việc tặng quà cho giáo viên cần xuất phát từ cái tâm.
Bản thân mình, một phụ huynh có con mới đi học mầm non được 3 tháng. Trùng vào 2 ngày lễ, 20-10 và 20-11, mình đều không tặng quà đúng ngày, bởi mình thực sự muốn cho cô giáo của con mình hiểu rằng: Ngày nào đối với gia đình mình cũng là ngày 20-11. Chúng mình đều chân thành cảm ơn cô vì đã chăm sóc con, để vợ chồng mình yên tâm công tác.
Thỉnh thoảng, ở quê gửi đồ lên mình lại sẻ ít hoa quả quê, gói ghém cẩn thận rồi mang tới trường mời tất cả các cô, cảm ơn cả những cô không dạy con mình, nhưng vẫn đưa đón, bế ẵm lúc cô giáo con vắng mặt.
Vì thế mình mong tất cả những người làm bố mẹ, và cả những người sắp làm bố mẹ hãy luôn dành một sự trân trọng tới thầy cô giáo của con, không chỉ trong ngày lễ, mà cả ở những ngày thường.
Mình thấy các cô rất vui khi đón nhận những thứ quà quê mùa ấy của mình. Mình hiểu rằng, đúng như ông bà mình dạy: “Của cho không bằng cách cho”.
Đừng quá đặt nặng vấn đề vật chất để mong mua lòng thầy cô vào ngày lễ, mà quên rằng ngày thường cũng hãy dành cho cô sự quan tâm, động viên đúng lúc và đúng mực. Mình tin chắc các cô sẽ thấy vui và thêm yêu cái nghề dạy trẻ. Cô hạnh phúc, thì con của chúng ta cũng sẽ được hưởng cái hạnh phúc ấy mà lớn lên trong sự yêu thương chân thành…”.
Tâm thư "bị lộ" được gửi trong nhóm kín của cô giáo đóng cửa không tiếp khách ngày 20/11, hàng xóm xì xào "chả biết dạy dỗ kiểu gì mà chả ai tới nhà"
Một bức tâm thư từ một hội nhóm lớp được lọt ra ngoài, danh tính cô giáo không được tiết lộ nhưng khiến ai cũng phải trầm trồ "cô giáo nhà người ta"...
Bức thư được cho là của cô giáo gửi tới phụ huynh trong nhóm riêng của lớp để giải thích cho nhiều cha mẹ yên tâm với việc không quà cáp ngày 20/11 mà không phải áy náy gì. Ai đọc cũng hiểu ngay đây hẳn là cô giáo "của hiếm" có tâm thực sự...
Tâm thư gây chú ý của cô giáo (Ảnh minh họa)
Cô giáo viết như sau:
"Gửi cha mẹ học sinh,
Như ngay trong cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi đã từng nói: "Tôi xin từ chối tất cả những món quà dù lớn hay nhỏ cho các dịp lễ Tết, kể cả ngày 20/11 để tránh những bất tiện cho phụ huynh, những hiểu lầm có thể xảy đến sau này". Nhưng tôi biết nhiều phụ huynh vẫn áy náy và có phần ái ngại với việc cô giáo không nhận quà, nên tôi viết thêm điều này từ đáy lòng để giải thích cho cha mẹ học sinh của mình yên tâm. Tôi làm điều này là có lý do và nó hoàn toàn chính đáng. Các vị không phải có bất cứ gợn suy nghĩ nào vì điều này.
Vì đây là công việc dù tôi làm bằng tình yêu thương, bằng trái tim mình nhưng cũng được trả thù lao như công việc các vị làm ở công ty. Nên có 1 ngày được tri ân bằng vật chất là có phần không công bằng với nghề nghiệp của các vị. Nếu có hãy cứ yêu quý tôi bằng trái tim mình, thế là đủ rồi.
Chưa kể việc bấy nhiêu phụ huynh mất thời gian cho 1 người như tôi vào việc đi mua hoa, chọn quà hay đau đầu suy nghĩ tặng quà hay tiền rồi cất công chờ tặng quà, tặng hoa vào ngày này cũng là 1 sự lãng phí không cần thiết. Tôi biết cha mẹ phụ huynh ai cũng bận bịu và nhiều vất vả, hãy cho mình không phải thêm bận rộn vào ngày này.
Nghề giáo viên có áp lực hơn nghề khác không? Tôi cho rằng bản thân các vị cũng có lúc căng thẳng vô cùng, cũng có nhiều khi miệng muốn buột ra câu "xin nghỉ việc" nhưng áp lực của những hóa đơn, của vai trò trụ cột gia đình khiến các vị phải kìm lại. Tôi cũng vậy, nhưng tôi không cho rằng nghề nghiệp của mình có phần đặc biệt hơn để phải nhận được sự tri ân vào 1 ngày đặc biệt.
Ảnh minh họa
Hôm sinh nhật mình tôi đến lớp thấy "tổ ong vỡ" của mình im bặt lạ kỳ, vào lớp có vẻ trống trơn rồi lũ trẻ từ đâu bật dậy đồng thanh hô rõ to: "Chúc mừng sinh nhật mẹ yêu quý". Điều đó khiến tôi vỡ òa hạnh phúc. Tôi cá là không có thứ nghề nghiệp nào có thể cho người ta niềm hạnh phúc lớn lao như thế. Vì vậy, cảm ơn các con còn chưa hết, vậy cớ sao để bố mẹ chúng phải tất tả ngược xuôi giờ tan tầm lo lắng quà cáp chuẩn bị để tri ân thầy cô của con mình.
Đấy là nói thế thôi, không mấy ai biết tôi cũng có quà ngày 20/11, những thứ tôi luôn nâng niu để 1 góc phòng mà là bao tình cảm yêu thương của lũ học trò. Quà gì mà khiến người ta phát khóc, quà gì mà nguệch ngoạc hình vẽ và những dòng chữ chẳng thằng hàng... nó khiến tôi cảm thấy ngọt lịm hơn cả đường, thấy rằng thật đáng để làm giáo viên, để điều hành 1 "lũ giặc" ít khuôn phép mà dễ thương vô đối.
Nên ai đó bảo tôi không nhận quà có khi sai, thậm chí là quà to là khác. Thứ quà đủ khiến cho lúc tôi nghe được hàng xóm xì xào "chả hiểu dạy dỗ kiểu gì mà 20/11 chả ai tới nhà", nó cũng không làm tôi buồn. Quà của tôi đâu cần phải phụ huynh mang tới nhà, quà của tôi, tôi giấu cho riêng mình tôi, đâu cần ồn ào... Đó cũng là thứ quà duy nhất tôi muốn nhận, là tình cảm yêu thương của các con, những thứ không ảnh hưởng đến "ví" của cha mẹ chúng.
Khi tôi nói rằng tôi không nhận quà, một số phụ huynh vẫn "cố" tặng hoa, tặng quà cây nhà lá vườn vì nghĩ đó không hẳn là vật chất mà là tình cảm ắt tôi sẽ nhận. Tôi đã trả lại để tránh tạo thành tiền lệ vẫn có quà được "lách" qua. Hoa đẹp tôi luôn thích nhưng quá đắt đỏ vào ngày này. Quả đu đủ, con gà, cân măng... tôi cũng quý lắm, nhưng khi tôi nhận chúng thì các phụ huynh khác sẽ phải băn khoăn, sẽ phải gợn lên những nghĩ suy, lo sợ các con mình không được đối xử công bằng nếu cha mẹ học sinh khác tặng quà. Nó cũng trái ý nghĩa ban đầu, tôi muốn cha mẹ học sinh của mình được rảnh rang ngày này, các vị cũng khá vất vả rồi, không phải bận tâm thêm vào phần nghi lễ đặc biệt ngày này nữa.
Là phụ nữ tôi cũng mê tiền, cũng thích quà, thích được ca tụng, nhưng chỉ là cái thích nhất thời thôi còn 364 ngày còn lại thì như thế nào? Nhận quà rồi sao? Nó không làm tôi giàu lên hay nghèo đi, cũng chẳng có thể làm cho những ngày khác của mình kém vinh quang hơn. Vậy tôi bớt đi thứ hạnh phúc phù phiếm 1 ngày để tất cả chúng ta được hạnh phúc, tôi nghĩ nó thật xứng đáng.
Trong lớp ta không phải gia cảnh nhà ai cũng giống nhau, tôi nhận quà của người này, người kia điều kiện không cho phép sẽ cảm thấy áy náy rồi họ phải cố gắng bỏ ra 1 khoản, cắt đi 1 thứ gì đó trong khoản cần chi của gia đình để đẹp lòng tôi. Đó là điều không đáng. Giải quyết công việc của mình, đối mặt với hóa đơn, chăm sóc những đứa trẻ đã quá mệt mỏi rồi, hãy coi 20/11 là ngày bình thường thôi.
"Tôi đang rất hạnh phúc với lớp học và nghề nghiệp mình theo đuổi", cô giáo chia sẻ. (Ảnh minh họa)
Hãy cứ để mình tôi thấy nó là ngày trọng đại với chính mình, với nghề nghiệp tôi cảm thấy phần nhiều hơn là hạnh phúc. Hãy cứ để tôi có chút giây phút lắng lại, thấy mình cần phải cố gắng hơn với những gì tôi được nhận. Với niềm hạnh phúc rất riêng mà nghề nghiệp khác thực sự không có được. Như thế với tôi thật sự là đủ rồi.
Vì thế, đừng ái ngại, đừng áy náy vì tôi không nhận quà. Tôi đang rất hạnh phúc với lớp học và nghề nghiệp mình theo đuổi, đó là phần quà lớn nhất tôi nhận được mỗi ngày. Và khi phụ huynh hạnh phúc, học trò của tôi có cơ được hạnh phúc, đó thực sự là một món quà.
Ngày 20/11 cho tôi xin được gửi lời cảm ơn lại tới tất cả các phụ huynh và học trò của mình tình yêu thương vô bờ bến và lời cảm ơn từ đáy lòng vì những tình cảm quý mến đã dành cho tôi".
Bức thư đầy tình yêu thương với tư tưởng cực kỳ nhân văn, hiện đại và tích cực của cô giáo này hiện đang khiến bao cha mẹ và học sinh tấm tắc ngưỡng mộ.
Thầy giáo Hà Nội viết về ngày 20/11: "Phụ huynh đừng nói trăm sự nhờ thầy cô nữa" "Có yêu thương thì bố mẹ mới thấu hiểu những vất vả, áp lực của thầy cô để cùng chung tay dạy các con. Đừng có "trăm sự nhờ thầy" nữa", thầy Lực bày tỏ. * Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không thuộc về tòa soạn. Sau ngày Tết nhà giáo đầy hoa, giáo viên sẽ trở...