Năm nay bão muộn và khả năng ảnh hưởng miền Nam rất cao
Ông Mai Văn Khiêm – giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia – cho biết thông tin trên tại Hội nghị phòng chống thiên tai khu vực miền Nam năm 2022 sáng 15-7.
Đợt mưa dông vừa qua khiến nhiều căn nhà tại tỉnh Kiên Giang tốc mái, bờ đê biển sạt lở – Ảnh: PHƯƠNG VŨ
Ông Khiêm nhận định năm nay thời tiết vẫn đang ở pha lạnh La Nina. Pha này đã diễn ra liên tục 3 năm nay, đây là điều bất thường.
“Năm nay, theo nhận định của chúng tôi, sẽ có 5-6 cơn bão, áp thấp ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta trên tổng số 10-12 cơn xuất hiện trên Biển Đông. Mùa bão sẽ diễn ra muộn hơn bình thường, tập trung vào cuối năm và hướng nhiều hơn vào khu vực từ Trung Bộ vào Nam Bộ.
Video đang HOT
Ngoài ra, pha La Nina còn khiến bão mạnh hơn và di chuyển phức tạp hợp. Dự báo năm nay bão sẽ dồn vào tháng 10-12, xác suất bão ảnh hưởng Nam Bộ cao”, ông Khiêm nói.
Cũng trong hội nghị, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai cho biết 6 tháng đầu năm tại miền Nam không xảy ra thiên tai lớn, chủ yếu chỉ có mưa lớn, lốc sét nhưng số người chết lại cao và gây thiệt hại lớn về tài sản.
Cả nước từ đầu năm đến nay đã xảy ra 1 cơn bão. Thiên tai từ đầu năm tới nay đã làm 85 người chết, mất tích, 48 người bị thương, thiệt hại về kinh tế ước khoảng 4.044 tỉ đồng.
Trao đổi về các phương án phòng chống thiên tai cho miền Nam trong thời gian tới, ông Trần Quang Hoài – phó trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai – cho biết diễn biến thiên tai ngày càng phức tạp, do đó hội nghị hôm nay là lắng nghe các tỉnh chia sẻ để có những giải pháp trong thời gian tới.
“Trọng tâm vẫn là đẩy mạnh công tác dự báo để sớm phát hiện, có phương án ứng phó kịp thời, giảm thiệt hại. Đồng thời, trung ương cũng đã bố trí nguồn vốn trung hạn dành cho công tác phòng chống thiên tai nhiều hơn, từ đó giúp chủ động với tình hình thiên tai, biến đổi khí hậu ngày càng khó lường”, ông Hoài chia sẻ.
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên, mùa mưa bão chính thức bắt đầu
Theo các chuyên gia khí tượng thuỷ văn, mùa mưa bão năm 2022 đã chính thức bắt đầu với sự xuất hiện của cơn áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) trên Biển Đông vào đêm qua (28/6).
Hồi 7h ngày 29/6, vị trí tâm ATNĐ ở vào khoảng 16,2 độ Vĩ Bắc; 116,1 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 500km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 80km tính từ tâm ATNĐ.
Dự báo trong 24 giờ tới, ATNĐ di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 5-10km và có xu hướng mạnh thêm. Đến 07 giờ ngày 30/6, vị trí tâm ATNĐ ở khoảng 17,4 độ Vĩ Bắc; 115,3 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 410km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9.
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): Từ vĩ tuyến 15,0 đến 19,0 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 113,5 đến 117,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh và sóng lớn. Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 3.
Dự báo, trong 24-48h tới, ATNĐ sẽ mạnh lên thành bão.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, ATNĐ di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 5-10km và tiếp tục mạnh thêm. Đến 7 giờ ngày 1/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 18,5 độ Vĩ Bắc; 114,2 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 350km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9.
Đáng chú ý, trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, ATNĐ di chuyển theo hướng Tây Bắc mỗi giờ đi được khoảng 10km và có khả năng mạnh lên thành bão.
Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn trên biển: Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới nên ở vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8; sóng biển cao từ 2,0-4,0m; biển động. Trên vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, khu vực Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) gió Tây Nam mạnh dần lên cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8, sóng biển cao từ 2,0-3,0m; biển động.
Trung tâm Dự báo khí tượng, thuỷ văn quốc gia nhận định, cơn ATNĐ đầu tiên của mùa bão diễn biến phức tạp, cơ quan dự báo quốc tế cho hướng di chuyển rất rộng, có thể hướng đến Hồng Kông (Trung Quốc) hoặc miền Trung Việt Nam. Trung tâm Dự báo khí tượng, thuỷ văn quốc gia dự báo, khả năng cao ATNĐ tiếp tục di chuyển chậm theo hướng Tây Bắc, trong 24 đến 48 giờ tới có thể mạnh thành bão.
Xuất hiện vùng áp thấp có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới Ngày 27/6, Giám đốc Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Mai Văn Khiêm thông tin, hiện nay, trên khu vực phía Nam đảo Lu-dông (Philippines) đang tồn tại một vùng áp thấp. Ảnh minh họa: Lê Ngọc Phước/TTXVN Dự báo, khoảng đêm 27 và ngày 28/6, vùng áp thấp này đi vào khu vực Bắc và giữa Biển Đông....