Năm nào, ông Quế cũng bớt hàng chục triệu từ lương hưu tặng quà bà con
Với tâm niệm “mình khá hơn một chút thì chia sẻ với mọi người, coi như lá rách ít đùm lá rách nhiều”, mỗi năm, người cựu chiến binh ở Hà Tĩnh dành hàng chục triệu đồng từ tiền lương hưu tặng quà cho gia đình chính sách và những người có hoàn cảnh khó khăn trong thôn.
Ông Đậu Đình Quế (SN 1946, thôn Lam Long, xã Xuân Hải, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lên đường nhập ngũ năm 1965 ở chiến trường B3 (Tây Nguyên), tham gia chiến đấu qua nhiều chiến dịch. Năm 1971, ông bị thương nặng (thương binh 3/4), mất sức chiến đấu nên được chuyển ra Bắc điều trị rồi đi học và công tác ở Trường Đại học Kỹ thuật quân sự (nay là Học viện Kĩ thuật quân sự). Đến năm 1996, ông Quế nghỉ hưu, về quê hương Hà Tĩnh sinh sống.
Trở về địa phương, ông Quế tích cực chỉnh trang vườn hộ, tham gia xây dựng nông thôn mới.
Hơn 30 năm phục vụ trong quân đội, khi trở về cuộc sống đời thường, cựu chiến binh Đậu Đình Quế luôn giữ vững và phát huy bản chất người lính Bộ đội cụ Hồ, tham gia tích cực và có trách nhiệm với các phong trào, cuộc vận động của địa phương.
Trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở quê hương, ngoài góp công, góp sức, gia đình ông Quế đã đóng góp 36 triệu đồng cho thôn Lam Long làm đường, xây dựng nhà văn hóa và 50 triệu đồng cho xã Xuân Hải. Đây là khoản tiền tiết kiệm bao năm từ đồng lương hưu ít ỏi của ông và vợ (giáo viên hưu trí).
Đường sá rộng rãi, sạch đẹp là niềm vui của ông Quế cũng như người dân thôn Lam Long.
Điều đặc biệt là, không chỉ góp phần xây dựng nông thôn mới, hoạt động nghĩa tình, giúp đỡ người khó khăn trong thôn xóm cũng được gia đình ông Quế quan tâm. Trong 5 – 6 năm trở lại đây, mỗi dịp tết đến xuân về, ông Quế đều trích số 10 – 15 triệu đồng từ phần tiền tiết kiệm của mình để dành những suất quà cho các gia đình chính sách và những người có hoàn cảnh khó khăn trong thôn.
Ông bộc bạch: “Gia đình tôi ngày trước cũng là hộ nghèo nên tôi thấu hiểu hoàn cảnh của những gia đình còn khó khăn. Là người trong thôn trong xóm, bây giờ nhà mình khá hơn một chút thì mình chia sẻ với mọi người, coi như lá rách ít đùm lá rách nhiều”.
Video đang HOT
Ông Đậu Đình Quế kiệm lời, nói ngắn gọn: Mình làm được gì cho quê hương thì dốc hết sức làm thôi.
Nói về sự đóng góp của mình cho quê hương, ông Quế kiệm lời, nói ngắn gọn: “Mình làm được gì cho quê hương thì dốc hết sức làm thôi”. Thế nhưng, khi được hỏi về sự thay đổi của xã Xuân Hải, ông phấn khởi chia sẻ: “Diện mạo quê hương những năm gần đây thay đổi tích cực rõ rệt, đi lên từng ngày. Nông thôn bây giờ khác hẳn với ngày xưa. Cảnh quan đẹp đẽ, nhà văn hóa, đường làng ngõ xóm rộng rãi, sạch đẹp, khang trang. Thôn được công nhận đạt khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu. Cuộc sống người dân được nâng lên, như vậy là mừng rồi”.
Bà Trần Thị Xuân – Trưởng thôn Lam Long, đánh giá: “Ông Quế là người có tinh thần trách nhiệm cao và đã có nhiều đóng góp cho thôn. Các hoạt động của thôn xóm, ông Quế đều tham gia nhiệt tình. Không chỉ ủng hộ cho thôn làm nông thôn mới, hàng chục năm trước, ông Quế đã mua loa máy, ti vi cho nhà văn hóa. Hàng năm, các hoạt động nghĩa tình, nhân ái trong thôn được sự quan tâm của ông rất nhiều. Các em thiếu niên nhi đồng, hội phụ nữ, hội người cao tuổi, gia đình khó khăn, năm nào cũng được nhận quà từ gia đình ông”.
Theo Baohatinh
Tỷ phú du mục chăn cừu trên vùng thảo nguyên khô hạn Ninh Thuận
Ông Đạo Thanh Thích (thôn Phước Nhơn 1, xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải, Ninh Thuận) đã mạnh dạn "nghĩ khác, làm khác" để vươn lên thành tỷ phú trên vùng nắng hạn khô cằn với mô hình dẫn nước về ruộng, nuôi cừu, nuôi bò sinh sản...Ông Đạo Thanh Thích là một trong 63 "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2019".
Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng
Những ngày cuối tháng 7, chúng tôi tìm về xã Xuân Hải (Ninh Hải, Ninh Thuận) tìm gặp nông Đạo Thanh Thích để thăm quan mô hình chăn nuôi của ông. Đi dọc đường, hỏi về ông ai cũng biết và nói ông là "điên khùng" nhưng làm kinh tế giỏi. Từ hai bàn tay trắng, ông đã xây dựng cơ ngơi bạc tỷ và trở thành tỷ phú tại vùng đất khô hạn Ninh Thuận.
Khởi nghiệp từ 2 bàn tay trắng, nhưng với những cách làm kinh tế khác thường, ông Đạo Thanh Thích (thôn Phước Nhơn 1, xã Xuân Hải, Ninh Hải, Ninh Thuận) đã đúi túi gần 1 tỷ/năm.
Trò chuyện cùng NTNN/Dân Việt, ông Thích chia sẻ: "Năm 1982, sau khi lập gia đình, tài sản của vợ chồng chẳng có gì quý giá, ngoài hai bàn tay trắng. Thời điểm đó, tôi đang làm cho ngành nông nghiệp tỉnh Bình Thuận nên sống xa nhà. Đồng lương ba cọc, ba đồng không đủ nuôi gia đình nên tôi xin nghỉ về làm kế toán ở địa phương. Tại đây, tôi nhận thấy người dân sản xuất nông nghiệp theo phương pháp thủ công, chủ yếu sử dụng sức trâu, bò để làm nên hiệu quả không cao. Ý tưởng đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp đã bắt đầu nảy sinh và tôi quyết tâm thực hiện điều này...".
Sau thời gian cần cù làm ăn, vợ chồng ông dành dụm được ít vốn và vay thêm 5 triệu đồng từ ngân hàng để bắt đầu khởi nghiệp. Ông Thích ra Khánh Hòa mua lại một chiếc máy cày cũ, rồi tiến hành dịch vụ làm đất cho nông dân trong vùng.
"Nắm bắt được nhu cầu của người dân, tôi lại tiếp tục tậu thêm chiếc máy cày thứ 2. Cứ vào mùa vụ, cả hai chiếc máy cày hoạt động liên tục cả ngày lẫn đêm. Dịch vụ làm đất đã giúp cuộc sống gia đình tôi khá hơn trước và chỉ 2 năm sau đã xây dựng được căn nhà khang trang trị giá hàng trăm triệu đồng...", ông Thích kể.
Năm 2010, giá cừu liên tục xuống thấp, thậm chí có thời điểm giá một con cừu chỉ ngang bằng một con gà, nhưng ông Thích vẫn bám trụ giữ đàn cừu.
Tiếp đó, vợ chồng ông vay vốn thêm để mua 14 con bò, 20 con cừu về nuôi. Sau thời gian chăm sóc, số cừu đã lên 200 con; nhiều con mập mạp được thương lái trả giá 7 triệu đồng/con. Tuy nhiên, ông quyết định không bán mà giữ lại đàn cừu để nuôi.
Năm 2010, bước ngoặt khó khăn thật sự đến với gia đình của ông khi giá cừu liên tục xuống thấp, thậm chí có thời điểm giá tiền một con cừu chỉ ngang bằng một con gà. Một số cừu nuôi còn bị chết do ảnh hưởng của thiên tai, hạn hán. Nhiều hộ dân xung quanh phải bỏ nghề nuôi cừu và chuyển sang nghề khác để mưu sinh.
"Để giảm chi phí trong chăn nuôi, sau giờ lao động trên đồng ruộng tôi lại đi thu gom lá táo, cành nho và rơm rạ về phục vụ cho đàn cừu, bò của gia đình. Chỉ một thời gian ngắn, giá cừu lên cao ngất ngưỡng. Từ đó đến nay, đàn cừu, bò đã giúp cho gia đình tôi có cuộc sống ổn định hơn...", ông Thích chia sẻ.
Thành triệu phú vùng nắng hạn
Ông Đạo Thanh Thích chia sẻ: "Sở dĩ người dân nói tôi "điên khùng" cũng đúng, bởi tôi bỏ hàng trăm triệu đồng mua những đồng ruộng bạc màu, hoang hóa để làm. Đồng thời, tôi bỏ ra 100 triệu đồng để làm hệ thống dẫn nước tưới tiêu cho cánh đồng, tuy nhiên bị thất bại và không hoạt động được. Người dân lúc này lời ra tiếng vào nói tôi khùng thiệt. Thế nhưng, tôi vẫn bỏ ngoài tai chuyện thiên hạ và quyết tâm đưa hệ thống nước này vào ruộng. Sau khi hoàn thành vận hành tốt, nhiều người mới ghi nhận, đồng ruộng sản xuất từ 1 vụ/năm đã trở thành 3 vụ/năm".
Hiện nay, ông Thích có hơn 7ha ruộng lúa, sản xuất 3 vụ/năm, năng suất đạt từ 18 - 20 tấn/ha. Với giá bán bình quân 5 triệu đồng/tấn lúa, trừ chi phí lãi trên 350 triệu đồng/năm. Riêng đàn cừu 200 con sinh sản và 65 con bò, mỗi năm mang lại lợi nhuận gần 300 triệu đồng.
Ngoài ra, với 2 chiếc máy cày đất, máy gặt đập liên hợp, máy cuộn rơm rạ mang lại lợi nhuận trên 300 triệu đồng/năm cho gia đình ông Thích. Ước tính, mô hình tổng hợp của gia đình ông Thích mang lại doanh thu từ 1,4 - 1,5 tỷ đồng/năm; sau trừ chi phí, mỗi năm gia đình ông lãi từ 850 - 900 triệu đồng.
"Tôi chẳng có bí quyết làm ăn gì đâu, quan trọng là làm cái gì chắc chắn cái đó. Bên cạnh đó, phải biết nắm bắt được nhu cầu sản xuất của bà con nông dân địa phương. Đồng thời, biết tiết kiệm, mạnh dạn đầu tư và có hướng làm ăn mới...", ông Thích nói.
Vào mùa nắng hạn, ông Thích thường dự trữ thức ăn cho cừu, bò
Ông Võ Thành Lâm - Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Hải cho biết, hộ ông Thích là một trong những hộ tiên phong trong phát triển kinh tế của địa phương. Trước điều kiện thời tiết khắc nghiệt, giá cả nông sản bấp bênh, ông Thích vẫn cần cù, biết cách vượt qua khó khăn để biến vùng đất bạc màu, khô hạn trở thành trù phú, kiếm ra tiền, làm giàu chính đáng cho gia đình và tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.
200 con cừu sinh sản và 65 con bò đem lại lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm cho gia đình ông Thích
"Ông cũng là hội viên nông dân tiêu biểu trong các phong trào vận động người dân đóng góp kinh phí làm đường bê tông nông thôn, kêu gọi người dân giữ gìn vệ sinh môi trường, xóa bỏ các phong tục lạc hậu. Ngoài ra, ông Thích còn giúp đỡ vốn và hỗ trợ dịch vụ làm đất, thu hoạch cho nông dân nghèo, khó khăn", ông Võ Thành Lâm cho hay.
Với những kết quả trên, ông Đạo Thanh Thích đã được các cấp tặng thưởng nhiều Bằng khen, giấy khen. Năm 2014, ông Đạo Thanh Thích được UBND tỉnh Ninh Thuận tặng Bằng khen đã có thành tích trong phong trào thi đua yêu nước. Năm 2016, UBND tỉnh tặng ông Thích Bằng khen đã có thành tích trong phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.
Năm 2017, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng ông Đạo Thanh Thích Bằng khen bởi đã có thành tích trong phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững. Ông Đạo Thanh Thích vừa được bình chọn danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2019".
Theo Danviet
Còn khó khăn trong quản lý, tạo nguồn, phát triển đảng viên ở Nghi Xuân Đây là ý kiến chung của nhiều đại biểu tại hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành điều lệ Đảng nhiệm kỳ Đại hội XII do Huyện ủy Nghi Xuân (Hà Tĩnh) tổ chức sáng 12/7. Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Trần Thế Dũng cùng dự. Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ quan...