Nấm móng và cách điều trị
Nấm móng là bệnh khá phổ biến, thường gặp ở người làm việc chân tay, làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với điều kiện vệ sinh kém, ẩm ướt.
Nguyên nhân và triệu chứng:
Bệnh nhiễm trùng nấm móng, nấm lây nhiễm xảy ra ở một hoặc nhiều móng chân, tay. Nhiễm nấm móng có thể bắt đầu như một đốm trắng hoặc vàng dưới các đầu móng tay hoặc móng chân. Nấm móng là một bệnh thường thấy ở những người thường xuyên tiếp xúc với nước. Bệnh làm móng bị hư hủy xấu xí, có khi nung mủ, đau ảnh hưởng đến năng suất làm việc. Nhiễm nấm móng có thể khó điều trị, và nhiễm trùng có thể tái diễn. Bệnh do nhiều loại vi nấm gây ra, có thể kể hai nhóm chính là: Nấm sợi tơ (Dermatophytes) và nấm hạt men (Candida).
Triệu chứng thường thấy của bệnh nấm móng: bề mặt móng bị xù xì, phủ một lớp vảy mịn như cám, có lằn sọc dọc hay ngang. Chỗ bị tổn thương có màu hơi vàng, hay nâu đen. Móng dễ mủn và dễ gãy. Bên dưới móng cũng có thể bị tổn thương và móng bị tróc. Ban đầu, người bệnh chỉ bị 1 hoặc 2 móng nhưng không được điều trị sau đó dần dần lan ra nhiều ngón, thời gian lan ra nhiều ngón cũng từ từ. Trên từng móng, tổn thương tấn công từ bờ vào và không bị viêm quanh móng (nếu do Dermatophytes) hoặc từ vùng chân móng đi ra và có viêm quanh móng (nếu do nấm Candida). Khi viêm vùng chân móng sẽ rất đau, sưng đỏ và có mủ, ngứa rất nhiều vùng quanh móng.
Thuốc nào điều trị nấm móng?
Có nhiều cách điều trị. Thường là dùng thuốc bôi tại chỗ và thuốc uống tác dụng toàn thân.
Thuốc bôi tại chỗ:
Có thể cho bệnh nhân dùng một trong các thuốc bôi sau: kem hoặc pommade Ketoconazol (Nizoral), Canesten, Exoderil, terbinafin, BSI, v.v…
Nên hướng dẫn bệnh nhân cách bôi thuốc để đạt hiệu quả và tránh những sai lầm đáng tiếc. Sau khi rửa và cạo sạch chỗ tổn thương móng, bôi thuốc lên bề mặt móng và quanh móng, mỗi ngày 2-3 lần, ban đêm nên dùng băng nhựa băng bịt giữ thuốc qua đêm.
hình ảnh nấm móng tay
Video đang HOT
Thuốc uống:
Hiện nay Itraconazol là thuốc đặc hiệu nhất để điều trị bệnh nấm móng. Itraconazole là một triazole kháng nấm, thuốc rất ưa mỡ và chất sừng, tồn tại lâu trong mô như da, Itraconazole có nồng đô cao trong mô do có ái tính với Protein, đặc biệt là chất sừng, có hoạt phổ rộng kháng nhiễm nấm da, Candida và Malassezia.
Itraconazole thấm được vào bản móng và giường móng nhờ vậy mà có tác dụng diệt nấm sinh bệnh tại móng tay, chân. Sau khi uống Itraconazole đi vào tổ chức da, tóc, móng, thuốc không quay trở lại hệ tuần hoàn. Do vậy sự tái tạo lớp sừng, tóc, móng được phục hồi từng bước ứng với sự giảm dần của Itraconazole trong các tổ chức này.
Điều trị bệnh nấm móng bằng uống Itraconazole phải tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc, nhằm tránh nhữn hậu quả xấu có thể xảy ra. Hiện nay có rất nhiều biệt dược: sporal, spobet, trifungi,….
Tuyệt đối không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú, viêm gan cấp. Khi dùng Itraconazole cần xét nghiệm đánh giá chức năng gan trước khi điều trị và sau khi dùng mỗi đợt thuốc điều trị, nếu có viêm gan đang tiến triển thì phải điều trị viêm gan cho ổn định mới dùng thuốc điêu trị nấm móng.
Sau khi kết thúc điều trị cần xét nghiệm soi tươi bệnh phẩm lấy tại móng bệnh để đánh giá là đã hết nấm chưa, kết hợp với đáng giá lâm sàng xem móng đã mọc ra lại chưa, hết xù xì, hết viêm, hết ngứa chưa. Nếu cả xét nghiệm và lâm sàng chưa tốt thì bác sĩ sẽ có quyết định điều trị tiếp cho bạn.
Nên điều trị sớm, tuyệt đối không để bệnh nặng mới điều trị. Nếu móng tay bị nhiễm trùng nặng hoặc rất đau đớn, bác sĩ có thể đề nghị loại bỏ các móng tay. Móng tay mới thường sẽ phát triển tại chỗ của nó, mặc dù nó sẽ từ từ và có thể mất đến một năm để phát triển trở lại hoàn toàn. Đôi khi phẫu thuật sử dụng kết hợp với ciclopirox để xử lý nền móng. Ngoài ra còn có thể điều trị nấm móng tay với một laser hoặc điều trị quang động, trong đó ánh sáng cường độ cao được sử dụng, để xạ móng tay sau khi nó được xử lý bằng axit, cũng có thể thành công. Tuy nhiên, điều trị mới này có thể không có ở khắp mọi nơi.
Phòng ngừa tái phát:
Để có thể phòng ngừa bệnh nấm móng tái phát, nếu có thể, người bệnh nên thay đổi việc làm hoặc mang bao tay khi làm việc để tránh móng bị ướt. Bên cạnh đó, nên hạn chế tiếp xúc với nước có chất tẩy rửa như xà bong, nước rửa chén. Chỉ tiếp xúc với nước khi cần thiết như tắm gội, không nên rửa tay chân thường xuyên khi không cần thiết, vì như thế tạo môi trường ẩm ướt cho nấm phát triển trở lại.
Mặc dù nấm móng là một bệnh tuy không nguy hiểm nhưng làm mất vệ sinh, thẩm mỹ và rất khó điều trị. Vì vậy cần phải điều trị sớm, kịp thời, đúng phương pháp tránh trường hợp bệnh nặng phải điều trị lâu dài và tốn kém. Bệnh nhân nên nhớ không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc uống hoặc thuốc bôi nào khi chưa có chỉ định của thầy thuốc.
Theo VNE
Nguy cơ do dùng thuốc giảm đau, chống viêm
Các thuốc giảm đau, chống viêm thường được sử dụng trong điều trị các bệnh về xương khớp. Bên cạnh hiệu quả điều trị các thuốc đều có những tác dụng không mong muốn. Người bệnh cần nắm được các nguy cơ này để phòng, hoặc hạn chế các tai biến do thuốc gây ra...
Thuốc giảm đau paracetamol
Paracetamol (acetaminophen) là thuốc giảm đau, hạ sốt thông thường, được dùng rộng rãi trong điều trị các chứng đau và sốt từ nhẹ đến vừa. Thuốc không được dùng cho người bệnh nhiều lần bị thiếu máu hoặc có bệnh nghiêm trọng về tim, phổi, thận hoặc gan; Người bệnh quá mẫn với paracetamol; Người bệnh thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase...
Ở liều điều trị, paracetamol tương đối không độc. Tuy nhiên, đôi khi người dùng gặp những phản ứng da gồm ban dát sần ngứa và mày đay, Những phản ứng mẫn cảm khác gồm phù thanh quản, phù mạch, và những phản ứng kiểu phản vệ ít khi xảy ra. Thuốc có thể gây độc cho gan (nhất là khi dùng liều cao, kéo dài). Việc uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của thuốc (nên tránh hoặc hạn chế uống rượu khi dùng thuốc).
Canh giac nguy cơ do thuôc gây ra.
Không được dùng paracetamol để tự điều trị giảm đau quá 10 ngày ở người lớn hoặc quá 5 ngày ở trẻ em, trừ khi có ý kiến của thầy thuốc, vì đau nhiều và kéo dài như vậy có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý cần đươc chẩn đoán và điều trị có giám sát bơi thầy thuốc.
Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)
Đây là một trong những loại thuốc được sử dụng khá phổ biến trong các bệnh cơ-xương-khớp như viêm khớp, bệnh gút, thoái hoá khớp, viêm cơ... Cần lưu ý, thuốc chỉ có tác dụng chữa triệu chứng (viêm, đau) mà không chữa được nguyên nhân gây bệnh nên bên cạnh chữa triệu chứng phải tìm nguyên nhân để điều trị.
Tác dụng của thuốc là ức chế cyclo-oxygenase nên ức chế tổng hợp prostaglandin nên làm giảm đau và viêm. Một số thuốc thường dùng bao gồm ibuprofen, indometacin, naproxen, piroxicam, diclofenac, ketoprofen hay parecoxib, celecoxib, rofecoxib...
Tuy nhiên, mỗi NSAID là một chất hóa học khác nhau, và mỗi người lại có đáp ứng khác nhau với thuốc. Có những người bệnh đáp ứng bất cứ một thuốc NSAID nào, nhưng lại có những người có thể không đáp ứng với một thuốc này nhưng lại đáp ứng với một thuốc kia. Sự khác nhau giữa các thuốc NSAID chủ yếu là tỷ lệ và các biểu hiện của tác dụng không mong muốn.
Các tác dụng phụ của NSAID có thể từ nhẹ như kích ứng dạ dày đến nghiêm trọng bao gồm cả viêm loét, chảy máu và thủng dạ dày và ruột (nên người từ 65 tuổi trở lên, cũng như những người có tiền sử loét hoặc xuất huyết tiêu hóa, nên sử dụng NSAID một cách thận trọng).
Trong khi sử dụng thuốc nếu thấy có các biểu hiện sau đây thì phải ngừng thuốc ngay và báo cho thày thuốc biết. Đó là, dị ứng, ngứa mẩn, đau bụng, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, đau bụng dữ dội (thủng dạ dày), chảy máu cam, chân răng, dưới da, lên cơn hen, choáng váng, chóng mặt... Khi dùng thuốc chống viêm, giảm đau kéo dài, phải theo dõi chặt chẽ, phát hiện các tác dụng phụ, tai biến để kịp thời xử trí.
Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) cũng đã cảnh báo, việc sử dụng lâu dài của các thuốc NSAID, hoặc sử dụng bởi những người có bệnh tim, có thể làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Vì vậy, điều quan trọng là lựa chọn thuốc cho là an toàn nhất và hiệu quả nhất trong từng trường hợp cụ thể.
Bên cạnh đó cũng cần chú ý tới tương tác giữa NSAID và các thuốc điều trị bệnh khác khi dùng cùng, vì NSAID có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng của các thuốc đó. Vì vậy, cần thông báo cho bác sĩ, hoặc dược sĩ về các thuốc đang dùng trước khi dùng NSAID để tránh những tương tác bất lợi cho người bệnh.
Cũng cần lưu ý thêm, hầu hết các thuốc chống viêm, giảm đau đều có ảnh hưởng không tốt đến niêm mạc tiêu hoá, chức năng gan, thận và đông máu, do đó không dùng thuốc cho các đối tượng sau: loét dạ dày, tá tràng đang tiến triển, tiền sử hen phế quản, hiện tại đang có xuất huyết, suy thận, suy gan nặng. Không dùng cho trẻ
Một số thuốc dạng kem, mỡ, gel hoặc thuốc dán dùng ngoài da (bôi hoặc dán vào chỗ đau) có chứa các chất có tác dụng giảm đau, viêm như salicylat, capsaicin, tinh dầu hoặc một số loại kháng viêm không steroid... cũng có tác dụng giảm đau, viêm trong một số trường hợp nhẹ và vừa và thích hợp với những người không dùng được thuốc giảm đau theo đường uống.
Nhóm kháng viêm corticoid
Do có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch nên nhóm kháng viêm corticoid như prednisolon, cortisone, solumedrol, và hydrocortisone... được sử dụng để điều trị nhiều bệnh thấp khớp. Thuốc có thể được dùng dưới dạng uống, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm trực tiếp vào khớp bị viêm đau hoặc có thể được dùng dưới dạng kem bôi da. Đây là các thuốc có tác dụng chống viêm mạnh, nhanh nhưng lại có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, nên phải được dùng dưới sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ. Dùng loại thuốc nào, liều lượng ra sao và thời gian dùng thuốc phụ thuộc vào chẩn đoán bệnh trên từng bệnh nhân cụ thể. Khi cần ngừng thuốc phải giảm liều từ từ, bệnh nhân không nên ngừng dùng thuốc đột ngột.
Một số tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra như tăng sự thèm ăn, tăng cân... thường dừng lại khi ngưng thuốc. Khi sử dụng lâu dài có thể gây rạn da, loãng xương, tăng huyết áp, đái tháo đường, nhiễm trùng và đục thủy tinh thể...
Cho đến nay, các corticoid vẫn là một nhóm thuốc quan trọng có phạm vi áp dụng điều trị rộng rãi. Để sử dụng an toàn và hiệu quả nhóm thuốc này, việc quan trọng là không tự dùng thuốc, hạn chế đến mức tối đa việc chỉ định sử dụng nhóm thuốc này. Khi bắt buộc phải dùng thì nên sử dụng với liều thấp nhất có hiệu quả và trong thời gian ngắn nhất. Không được sử dụng các chế phẩm có chứa corticoid khi bị nhiễm nấm hoặc virus. Phải theo dõi điều trị và theo dõi bệnh nhân cẩn thận trong và cả sau khi điều trị dài ngày, áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế tối đa các tác dụng phụ.
Có thể nói rằng trong dùng thuốc nói chung và các thuốc giảm đau, chống viêm các bệnh xương khớp nói riêng, người bệnh cần hiểu rõ về thuốc mình sử dụng và những tác dụng phụ có thể xảy ra do dùng thuốc để có biện pháp dự phòng, khắc phục, hạn chế thấp nhất tai biến do thuốc gây ra cho người dùng.
Theo Datviet
Nấm Candida sinh dục - "Cứng đầu" nhưng không bất trị Trong số các bệnh do nấm gây ra, bệnh nấm sinh dục do Candida thường hay gặp, biểu hiện mạn tính, tái diễn nhiều lần, điều trị còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nếu tuân thủ điều trị kết hợp với việc loại trừ các yếu tố nguy cơ, bệnh vẫn hoàn toàn có thể chữa khỏi. Dấu hiệu nhận biết Nhiễm...