Năm mới, xin “ông đồ” chữ gì cho may mắn?
“Các ông đồ đều phải nhìn thấy thần sắc của từng người để cho chữ chứ không phải khách hàng muốn chữ nào, cho chữ ấy”.
Xin chữ cầu may
Từ ngày 28 Tết Ất Mùi, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) sẽ là nơi các ông đồ đã qua sát hạch “tập kết” cho chữ.
Nhà nghiên cứu Văn hóa Dân gian Nguyễn Hùng Vĩ – Giảng viên Khoa Văn học – Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn cho biết, sau năm 1995, không gian Văn Miếu phát triển và hình thành “chợ” thư pháp.
Sự xuất hiện của “chợ” thư pháp kéo theo sự thay đổi của tục xin chữ, đáp ứng đời sống mới của xã hội về tính tiện lợi và thủ tục.
Chẳng hạn: Ngày nay, thay vì đến nhà thầy đồ, chỉ cần đến phố ông đồ, chọn một trong số các ki ốt trong “phố ông đồ” để xin chữ. Không chỉ cho được chữ Hán, các ông đồ có thể cho chữ quốc ngữ (chữ viết theo lối thư pháp)…
Ông đồ cho chữ ở phố ông đồ tại TP.HCM. Ảnh Dương Thanh
Nhà nghiên cứu Văn hóa Dân gian Nguyễn Hùng Vĩ cũng cho rằng, có yếu tố thương mại trong tục xin chữ – cho chữ ngày nay, nhưng chỉ là một bộ phận nhỏ.
Video đang HOT
Ông đồ Lê Quang Thảng (Hà Nội) chia sẻ, phần đông người xin chữ hiện nay, coi việc chơi thư pháp cho vui, nay thích thì chơi, mai không thích thì bỏ.
Trong khi đó, ông đồ Vũ Ngọc Kỳ, (Tây Hồ, Hà Nội) cho biết, mùa xuân, người dân thường tìm đến ông đồ có đức, có tâm, văn hay chữ tốt, có uy tín để được xin chữ treo trong nhà, cầu, bình an, hạnh phúc.
Ông Vũ Ngọc Kỳ cho biết, ngay cả những nơi cho chữ bình dân nhất như thầy đồ làng, người xin chữ bao giờ cũng mong được trò chuyện về quá khứ tương lai, những lời khuyên cho một năm mới.
Còn ông đồ Đỗ Văn Tụ (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ, tục xin chữ xưa kia có ý nghĩa thiêng liêng với cả người xin và người cho chữ.
Ông Tụ phải thức dậy từ 4h sáng mài mực giúp cha. Khi trời sáng, tất cả đã chuẩn bị xong. Trong khi đó, người xin chữ tắm rửa sạch sẽ, khăn áo chỉnh tề, sắm một chút lễ vật có thể là chai rượu, quả cau… đến lễ ông đồ.
Khi viết chữ, thầy vừa viết vừa giảng giải ý nghĩa của từng nét cho người xin để họ có thể hiểu được hết những ý nghĩa sâu sắc của từng chữ.
Các nhà nghiên cứu văn hóa cũng cho rằng, trước đây, người dân rất quan tâm đến hình thể của con chữ và nội dung của câu chữ. Hiện nay, người xin chữ chủ yếu để cầu may mắn, ít khi thưởng thức về thư pháp.
Nhìn thần sắc cho chữ
Ông Phạm Hải (Câu lạc bộ Thư pháp UNESCO Hà Nội) cho biết, từ nhiều năm nay, khách hàng chỉ xin chữ quanh 4 chữ kinh điển gồm: Tâm, Phúc, Đức, Nhẫn.
Tuy nhiên, tục cho chữ không phải người muốn chữ nào cho chữ ấy mà hầu hết, các ông đồ đều nhìn thấy thần sắc của từng người để cho chữ.
Người đi học thường xin chữ Trí, Tài, Nhẫn. Người buôn bán, kinh doanh xin chữ Lộc, Tín, Phát Tài… Người đi làm xin chữ Danh. Xin cho gia đình thường là chữ Phúc, Lộc, Thọ, Tâm An.
Các ông đồ đều nhìn thấy thần sắc của từng người để cho chữ. Ảnh Dương Thanh
Nhiều người thích xin chữ Nhẫn (nhẫn nại, nhẫn chịu…) nhưng không phải chữ này hợp với mọi người bởi mỗi người lại có cái lý riêng để xin chữ Nhẫn.
Chẳng hạn, một người mới lớn đừng nên vội vàng nhận vào mình chữ Nhẫn, bởi nó là con dao hai lưỡi sẽ giết chết cá tính và khiến con người trở nên ù lì.
Theo ông đồ Nguyễn Học (Ba Đình, Hà Nội), người thành đạt xin chữ Nhẫn để cầu tỉnh táo. Người trung niên xin chữ Tâm, chữ Đức, chữ Nhẫn. Thanh niên nam nữ xin chữ: Danh, Duyên, Hiếu, Trung. Tặng bố mẹ xin chữ: Tâm, An Khang, Bình An.
Ông đồ Nguyễn Học cũng cho biết, đầu năm xin chữ Thọ để mừng các cụ cao tuổi. Các bạn trẻ thường xin chữ Trí tuệ, Chí hướng, Minh, Thành để cầu học hành tấn tới. Ngoài ra còn có chữ Việt, chữ Đác cũng là những chữ hay được xin đầu năm.
Ngoài ra, nếu ông đồ thấy người đến xin chữ thực cần đến may mắn, họ sẽ cho chữ “May mắn”; hoặc sau một hồi trò chuyện, ông đồ nhận thấy người này cần hơn cả là phải biết chăm sóc mẹ mình nhiều hơn để thực sự được an lòng, ông sẽ cho chữ Hiếu.
Theo Diệu Thu (Danviet.vn)
Vụ "cướp gỗ huê" ở Quảng Bình: Hoãn xử lần 3 vì bị hại "bỏ trốn"
Sau gần ba năm, những tưởng vụ án cướp gỗ huê đã đi đến hồi kết, nhưng với sự vắng mặt liên tiếp của các bị hại, đến nay, vụ án vẫn chưa được làm sáng tỏ. Bởi, cả ba phiên tòa sơ thẩm mở ra gần đây nhất đều bị hoãn với lí do rất lạ lùng: các bị hại đồng vắng mặt.
Sau nhiều lần trả lại hồ sơ, cuối năm 2014, TAND tỉnh Quảng Bình đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 14 bị cáo trong vụ án cướp gỗ huê chấn động Quảng Bình với tội danh "Cướp tài sản". Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là cả hai lần mở phiên tòa sơ thẩm, TAND tỉnh Quảng Bình đều quyết định hoãn phiên tòa với lí do: Vằng mặt toàn bộ bị hại và những người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan trong vụ án.
Ngày 20/1/2014, phiên tòa sơ thẩm thứ 3 được mở ra, những tưởng phiên tòa này sẽ được diễn ra "suôn sẻ" nhưng không ngờ các bị hại lại tiếp tục vắng mặt. Trước sự vắng mặt liên tiếp của các bị hại, đại diện VKSND tỉnh Quảng Bình cho rằng, tất cả các lời khai của bị hại và người có liên quan đã được thể hiện rõ trong hồ sơ vụ án, sự vắng mặt của các bị hại không ảnh hưởng đến việc xét xử. Vì vậy, đề nghị HĐXX tiến hành xét xử vụ án theo pháp luật.
Tuy nhiên, các luật sư và bị cáo đều cho rằng, đây là một vụ án quan trọng, có khung hình phạt cao nhất vì vậy, sự vắng mặt của các bị hại và những người có liên quan sẽ ảnh hưởng đến tính khách quan của vụ án. Vì vậy, đề nghị HĐXX, bằng mọi cách phải triệu tập được các bị hại và những người có liên quan tới tham dự phiên tòa tiếp theo.
Phiên tòa sơ thẩm xét xử 14 bị cáo trong vụ án cướp gỗ huê tiếp tục hoãn lại vì sự vắng mặt của các bị hại
Trước đó, vào năm 2012, nghe tin một nhóm sơn tràng tìm được 3 cây gỗ sưa đỏ (tên thường gọi là Huê) có giá trị hàng trăm tỷ đồng được phát hiện tại khu vực Hung Trí thuộc VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Nguyễn Văn Hiệu cùng một số người tìm đến xã Xuân Trạch (Bố Trạch) tìm mua gỗ sưa về bán cho lái buôn kiếm lời. Tại đây, nhóm của Hiệu gặp nhóm của Phạm Văn Toàn đang gùi cành, ngọn gỗ huê, khoảng 400kg ra khỏi rừng. Hai bên thoả thuận mua bán với giá 750 triệu đồng, trong đó có 150 triệu tiền gùi. Ba ngày sau, cả nhóm anh Hiệu bán số gỗ trên cho anh Phạm Hải với số tiền 4 tỷ đồng. Cũng trong thời gian này, vụ chặt phá 3 cây gỗ sưa tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng được cơ quan công an ráo riết vào cuộc điều tra. Trong đó, 15 bị can (một người đã mất) trong nhóm của Nguyễn Văn Hiệu bị CQĐT khởi tố, bắt tạm giam về tội Cướp tài sản.
Từ thời điểm bị bắt cho đến nay, tất cả các bị cáo đều một mực kêu oan, họ khẳng định số gỗ trên được 2 nhóm thoả thuận mua bán, có nợ tiền nhau, không ai cướp của ai. Tuy nhiên, bỏ mặc những lá đơn kêu oan của các bị cáo cũng như những điều bất thường trong vụ án chưa được làm rõ, CQĐT Công an tỉnh Quảng Bình vẫn giữ nguyên quyết định đề nghị VKSND Quảng Bình truy tố các bị can với tội danh Cướp tài sản theo Khoản 4, Điều 133 của BLHS với khung hình phạt từ 18 năm đến chung thân và tử hình.
NHÓM PVMT
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Bắt hung thủ đâm chết chiến sĩ cảnh sát tại quán ba Công an TP Pleiku vừa bắt được đối tượng Nguyễn Hùng Vĩ, kẻ gây ra cái chết cho anh Nguyễn Thế Tú (24 tuổi) là chiến sĩ nghĩa vụ tại Phòng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp Công an tỉnh Gia Lai. Quán bar, nơi xảy ra vụ việc Tin tức từ cơ quan điều tra cho biết, rạng sáng...