Năm mới, vùng cam tại Cà Mau hạ nhiệt, Bạc Liêu vẫn “giới nghiêm” ban đêm
Ngày đầu năm mới 2022, Cà Mau có công bố mới về cấp độ dịch, trong đó các vùng cam đã “hạ nhiệt”.
Còn Bạc Liêu vẫn tiếp tục thắt chặt một số hoạt động, người dân không được ra đường vào ban đêm.
Sáng 1/1/2022, Sở Y tế tỉnh Cà Mau có quyết định cấp độ dịch Covid-19 với quy mô cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, từ 0h ngày 4/1, tỉnh này có 82 đơn vị cấp xã là vùng cam (trong đó có 13 ấp, khóm vùng đỏ); có 19 xã vùng vàng; không có xã nào vùng xanh.
So với quyết định một tuần trước, địa bàn đã giảm 15 xã vùng cam, tăng 15 xã vùng vàng, vẫn chưa có xã nào vùng xanh.
Trung tâm TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau vẫn là vùng cam (Ảnh: Huỳnh Hải).
Video đang HOT
Nhiều ngày qua, trung bình mỗi ngày Cà Mau có khoảng 1.000 F0. Tính đến 31/12, đã có 37.654 ca mắc Covid-19; hiện đang điều trị 15.557 ca, tử vong 173 ca.
Trong dịp Tết dương lịch 2022, Chủ tịch Cà Mau yêu cầu các sở, ngành, địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm công tác phòng, chống dịch, đặc biệt tại các điểm tham quan du lịch, bệnh viện, chợ, siêu thị, không tổ chức các sự kiện tập trung đông người.
Sóc Trăng: Toàn tỉnh vùng cam
Sở Y tế Sóc Trăng đã ban hành quyết định về việc công bố phân loại cấp độ dịch Covid-19 để áp dụng các biện pháp hành chính “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19″ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Theo đó, đối với cấp xã, toàn tỉnh Sóc Trăng có 23 xã vùng xanh, 39 xã vùng vàng, 47 xã vùng cam; đối với cấp huyện, có một huyện vùng xanh (huyện Mỹ Xuyên), 5 huyện vùng vàng; 5 huyện vùng cam. Toàn tỉnh Sóc Trăng vùng cam.
Bạc Liêu: Vẫn thắt chặt nhiều hoạt động
Theo quyết định cấp độ dịch của UBND tỉnh Bạc Liêu, tỉnh này hiện có 29 xã vùng cam, 25 xã vùng vàng, 10 xã vùng xanh; có 4 huyện vùng cam, 2 huyện vùng vàng, một huyện vùng xanh. Toàn tỉnh Bạc Liêu là vùng cam.
Mỗi ngày Bạc Liêu có hơn 500 ca F0. Tính đến 31/12, tỉnh này đã có 29.913 ca mắc Covid-19; hiện đang điều trị 6.318 ca, tử vong 235 ca.
Trước tình hình dịch còn rất phức tạp khi số ca mắc còn cao, Chủ tịch tỉnh Bạc Liêu tiếp tục chỉ đạo siết chặt một số hoạt động, yêu cầu không tổ chức các hoạt động (kể cả trong nhà và ngoài trời) tập trung trên 10 người, trừ một số nơi theo quy định; đối với đám cưới, đám tang chỉ tổ chức trong phạm vi gia đình.
Chỉ những người đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng, người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine, người đã tiêm một mũi vaccine trên 14 ngày, người đi tiêm vaccine mới được phép ra khỏi nhà, nơi lưu trú. Từ 20h đêm hôm trước đến 4h sáng hôm sau mọi người dân không được ra đường, trừ một số trường hợp quy định.
Các cơ sở, quán ăn uống, nhà hàng chỉ được bán mang về và chỉ được phép hoạt động từ 4h sáng đến 19h đêm hàng ngày; các hoạt động mua bán ở chợ, siêu thị… cũng hạn chế; tạm dừng các dịch vụ vũ trường, karaoke, massage, quán bar, internet, trò chơi điện tử, dịch vụ làm tóc, cắt tóc, làm đẹp, spa, thẩm mỹ viện.
Hết kinh phí chống dịch, Bạc Liêu phải "mượn" hơn 200 tỷ đồng từ nguồn khác
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, UBND tỉnh Bạc Liêu quyết định tạm mượn nguồn xây dựng cơ bản, dự phòng xổ số kiến thiết để có kinh phí phòng, chống dịch.
Theo đó, trong tháng 12/2021, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu có quyết định tạm mượn nguồn đầu tư xây dựng cơ bản với số tiền trên 155 tỷ đồng và nguồn dự phòng xổ số kiến thiết số tiền trên 80 tỷ đồng để giải quyết trước một phần kinh phí điều trị tại các cơ sở thu dung điều trị Covid-19 và mua vật tư y tế, hóa chất, sinh phẩm, test nhanh kháng nguyên.
Tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu còn diễn biến phức tạp (Ảnh: Huỳnh Hải).
Từ số tiền này, Chủ tịch Bạc Liêu giao Sở Y tế chịu trách nhiệm chủ động triển khai ưu tiên những vấn đề cần thiết cấp bách. Bên cạnh đó là tăng cường công tác kiểm tra, rà soát và hướng dẫn các cơ sở y tế mua sắm trang thiết bị y tế, hóa chất và các nội dung mua sắm khác phục vụ cho công tác phòng, chống dịch.
Khi mua sắm, yêu cầu cần nghiên cứu các văn bản hướng dẫn của cấp có thẩm quyền và tham khảo, so sánh tình hình thực tế ở một số địa phương để thực hiện việc mua sắm đảm bảo mức giá phù hợp theo quy định.
Chủ tịch Bạc Liêu cũng giao Sở Tài chính theo dõi, khi cân đối được nguồn vốn phù hợp thì lập thủ tục trình cấp thẩm quyền hoàn trả lại các nguồn đã mượn.
Trước đó, tại kỳ họp thứ 4 của HĐND tỉnh Bạc Liêu diễn ra ngày 9/12, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều cho biết, năm 2021 là năm khó khăn nhất trong điều hành ngân sách của tỉnh này.
"Chi cho phòng, chống dịch Covid-19 tới thời điểm này cân đối không được, phải mượn nguồn chi của các danh mục dự án năm 2022. Trong khi các danh mục dự án đã công bố trên mạng hết rồi, chúng ta rút mục nào triển khai chỗ khác thì thế nào Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch - Đầu tư cũng sẽ phê bình đối với công tác quản lý, điều hành ngân sách của địa phương. Nhưng chúng ta phải chịu phê bình vì không còn cách nào khác nữa, không lấy nguồn này thì không có nguồn nào chi, chúng ta đã hết nguồn rồi", Chủ tịch Bạc Liêu nói.
Tính đến ngày 29/12, tỉnh Bạc Liêu đã có 28.706 ca mắc Covid-19. Nhiều ngày qua, trung bình mỗi ngày có khoảng 500 ca mắc mới. Hiện tỉnh đang điều trị 6.274 ca, có 229 ca tử vong.
TPHCM không còn quận, huyện "vùng cam" Từ ngày 17-23/12, thành phố có 5.493 ca mắc mới, giảm đáng kể so với tuần liền kề trước đó là 7.527 trường hợp. Tỷ lệ ca mắc mới/100.000 dân/tuần là 71, tỷ lệ này một tuần trước đó là 90,1. Ngày 25/12, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, đã ký công văn thông báo về cấp độ dịch Covid-19...