Nấm mối nướng giấy bạc, chỉ có thể nói ‘ngon tê lưỡi’
Món nấm mối nướng giấy bạc gần như giữ nguyên được từng làn hơi, vị ngọt, vị cay của ớt bay, tiêu, mùi tinh dầu của ít lá chanh, mùi cháy sém của lớp lá lốt quấn quanh… Ông cậu tôi tấm tắc khen “ngon tê lưỡi”.
Những tai nấm óng ánh trộn lẫn với màu đỏ của ớt, màu xanh của lá chanh thái sợi, màu trắng mốc của nấm và lấm tấm vài hạt tiêu đen
Quê tôi nấm mối chỉ mọc một lần trong năm vào khoảng tháng chạp, lúc trời bắt đầu tạnh mưa, không khí chuyển sang lạnh và mặt trời ló lên hưng hửng.
Tên gọi là nấm mối vì nó chỉ mọc ở những nơi có ụ mối đất, mối càng nhiều thì meo nấm càng đậm và vì vậy nấm lên càng dày.
Những ụ nấm mối lớn và dày nấm thường mọc với chu kỳ cố định và chính xác ngày. Kinh nghiệm thường thấy, nếu năm nay nấm mọc vào đầu tháng Chạp thì sang năm cũng vào ngày giờ và vị trí đó sẽ có nấm.
Không giống nấm mối đen ở miền Nam, tại Quảng Nam nấm mọc muộn hơn vào tháng cận Tết, có lẽ do đặc điểm thổ nhưỡng và khí hậu.
Nấm có màu trắng ngà, phôi thường nhỏ hơn do mọc trên đất cát pha thịt nghèo dinh dưỡng nhưng đổi lại vị nấm rất dịu và ngọt thật không lẫn vào đâu được.
Nấm mối rất mau tàn, một khi đã chui đầu lên khỏi mặt đất từ sáng đến chiều thì nở ra tung tóe, thân xìu xuống và tán nấm bở rệt không sử dụng được.
Nấm mối có thể chế biến thành nhiều món như nấu canh, xào, kho tiêu… nhưng tôi nhớ và thèm ăn nhất vẫn là món nấm mối nướng giấy bạc vì gần như giữ nguyên được từng làn hơi, vị ngọt, vị cay của ớt bay, tiêu, mùi tinh dầu của ít lá chanh, mùi cháy sém của lớp lá lốt quấn quanh…
Giữ gói giấy bạc trên bếp than hồng giữa những ngày cuối năm lạnh se, nghe tiếng nấm bung xì xụp mà nước dãi chảy ra chực chờ tô cơm trắng.
Video đang HOT
Nấm mối ở Quảng Nam có màu trắng ngà, phôi nấm thường nhỏ hơn do mọc trên đất cát pha thịt nghèo dinh dưỡng nhưng vị nấm rất dịu và ngọt thật
Có lần, ông cậu tôi từ nước ngoài về quê ăn Tết, trúng mùa nấm mối. Mới 3 giờ sáng ông đã đánh thức tôi dậy đi tìm nấm, lùng sục khắp các bờ tre bụi cỏ.
Khi phát hiện ra một ụ nấm, lòng vui như trẩy hội, ngồi chồm hổm giữa bụi dây gai ràng rịt, nhổ lên từng búp nấm hình chiếc mũi tên màu ngà ngà xé đất chui lên.
Nấm được đổ ra nền đất, lấy thanh tre đã vót mỏng để cạo bỏ phần chân nấm bám đất, không dùng dao sắt để cạo vì hai lí do: 1: khi cạo dao bén sẽ phạm vào phần thịt nấm và vị nấm không ngon, và 2: phần đất đã cạo bỏ sẽ được trả lại nơi hái nấm để mùa sau men nấm lên phôi mới, có mùi dao sắt nấm sẽ không mọc.
Có được rổ nấm, ngày ba bữa ông cậu xào chỉ mỗi nấm thêm tí muối, mì chính, một quả ớt và một vá múc canh nước, cất lên bếp củi đỏ ửng.
Khi thấy những tai nấm bắt đầu cong lại, nước nấm chảy ra sềnh sệch, có mùi thơm bay lên, liền nhấc xuống, nấm chín quá ăn dai và mất đi chất dinh dưỡng. Món xào đơn giản thế thôi nhưng ăn hết cơm chứ không hết thèm.
Ông cậu thì cứ khăng khăng là nấm mối chỉ có xào là giữ được nguyên hương vị ngon ngọt vốn có của một loại nấm rất đặc biệt từ thiên nhiên còn tôi thì muốn khẳng định nướng giấy bạc mới đúng cách chế biến hoàn hảo nhất dành cho nấm mối.
Nấm mối có thể chế biến thành nhiều món như nấu canh, xào, kho tiêu…
Tôi chuẩn bị nướng nấm cả một buổi chiều để kéo dài thời gian cho đến lúc bụng mọi người réo cồn cào.
Quạt bếp than củi để trước hiên nhà, đặt vỉ nướng lên, trong lúc chờ than đỏ đều, gấp miếng giấy bạc vuông vức trải lên đó một lớp lá lốt mỏng, xếp hình vòng tròn những chiếc nấm búp to thành nhiều lớp, nấm nhỏ và tai nấm vụn xóc muối, mì chính, ớt và lá chanh cho thật đều bỏ vào phía trong.
Túm bốn góc và vặn cho giấy bạc kín mít bỏ lên vỉ, chỉ nghe tiếng nấm bung ra lụp xụp còn mùi thơm dường như bị bó lại trong lớp giấy.
Chỉ đến khi nấm chín đặt lên đĩa, xé lớp giấy trộn đều, mùi thơm sộc lên mũi sực nức, những tai nấm óng ánh trộn lẫn với màu đỏ của ớt, màu xanh của lá chanh thái sợi, màu trắng mốc của nấm và lấm tấm vài hạt tiêu đen.
Gắp từng cọng nấm mềm đưa lên liền nghe mùi hương lá chanh thơm lựng, bỏ vào miệng vị ngọt loan ra đầu lưỡi.
Chưa vội ăn với cơm làm gì, cứ gắp từng búp nấm riêng lẻ dính vài sợi lá chanh để thưởng thức hết mùi vị của thiên nhiên tụ lại trong nấm, rồi sau đó thủng thỉnh ăn phần nấm vụn còn lại chung với cơm trắng. Ông cậu tấm tắc khen “ngon tê lưỡi”.
Tôi đã ăn nấm mối nhiều nơi, mỗi vùng miền một cách chế biến khác nhau, tựu trung cũng làm cho món nấm mối trở nên đặc biệt, nhưng thích nhất vẫn là món nấm mối nướng giấy bạc ở quê tôi.
Tịnh Trí
Bánh tổ, biểu tượng Tết độc đáo của người xứ Quảng
Với người dân xứ Quảng, cứ mỗi ngày Tết người dân nơi đây thường làm một loại bánh đặc biệt để phục vụ Tết. Loại bánh đặc biệt này được phơi nắng phơi sương nhiều ngày đêm có thể để hàng tháng trời.
Tết đến trên thị trường tràn ngập nhiều loại bánh với mẫu mã rất đẹp, chất lượng ngon nhưng bánh tổ vẫn chiếm vị trí rất quan trọng với người dân xứ Quảng. Bánh tổ không chỉ là một món ăn ngon mà còn mang trong mình một nét văn hóa truyền thống tốt đẹp.
Với người dân xứ Quảng, thì bao năm qua cứ mỗi ngày Tết với họ là một loại bánh chỉ có ở xứ này được làm để phục vụ Tết. Điều đặc biệt là loại bánh này được phơi nắng phơi sương nhiều ngày đêm, có thể để hàng tháng trời, có thể hấp, chiên xào và ăn dần trong nhiều ngày trời.
Bánh tổ trở thành món đặc sản ngày xuân ở xứ Quảng
Người dân Quảng Nam dù có tha phương sống ở bất cứ nơi đâu, đến ngày Tết cổ truyền dân tộc vẫn không quên món bánh tổ. Truyền thuyết kể rằng bánh này vốn do tổ mẫu Âu Cơ làm ra phát cho trăm con lên núi xuống biển làm lương khô ăn dọc đường. Cũng có người cho rằng loại bánh này làm ra cốt là để cúng ông bà nên mới có tên gọi bánh tổ. Chưa có ai biết chính xác nguồn gốc của bánh tổ có từ đâu, người Quảng Nam thì bảo đây là loại bánh làm ra để cúng tổ tiên, ông bà trong ngày đầu năm mới nên gọi là bánh tổ. Người dân bây giờ chỉ biết do tiền nhân để lại nên cứ làm, cứ cúng, cứ thành truyền thống. Bánh tổ lấn dần các loại bánh khác, trở thành bánh chủ đạo ngày xuân của xứ Quảng.
Bánh tổ là loại bánh của người dân xứ Quảng thường xuất hiện trong dịp Tết. Những ngày đầu năm, trên bàn thờ gia tiên của người dân ở đây không thể thiếu loại bánh này. Bà Vũ Thị Hoàng (70 tuổi, người dân Điện Bàn, Quảng Nam) cho biết: "Năm nào cũng vậy, cứ dịp Tết đến là cả gia đình tôi lại làm loại bánh đặc biệt này. Đây là loại bánh cổ truyền trong ngày Tết của người dân xứ Quảng. Cũng như những loại bánh mứt khác, bánh tổ được chế biến trước Tết mấy ngày. Như một món để dành, bánh tổ nấu ra không phải để ăn ngay mà để sau một thời gian cho "ngấm" khi đó mới đậm đà, vị ngọt bùi sẽ tăng lên. Để có những ổ bánh tổ mềm mại, thơm ngon không cứng cũng không nhão đòi hỏi phải hoàn thiện nhiều công đoạn từ khâu chọn nguyên liệu cho đến lúc bảo quản". Bà Hoàng có thâm niên gần 40 năm làm loại bánh đặc biệt này, nên gần như là người tỏ tường về loại bánh có một không hai này.
Nguyên liệu chính gồm có gạo nếp, đường, gừng, vừng mè. Nếp phải là loại nếp hạt mẩy, đều tròn thì mới dẻo và thơm. Đường phải là loại đường bát, một loại đường đặc sản của Quảng Nam. Hai thứ phụ liệu không thể thiếu là hạt mè và gừng. Mè trắng khô đãi sạch, phơi nắng rồi đem vào rang đều tay, gừng giã nhỏ gạt lấy nước. Nếp sau khi phơi thật khô rồi đem xay thật mịn thành bột và đường bát được tán ra nấu thành nước, trộn hai thứ này với liều lượng nhất định. Khi trộn, phải trộn thật đều, pha thêm chút nước gừng sau đó bỏ vào khuôn. Khuôn bánh tổ thường đan bằng tre trông như cái rọ, lá chuối được chọn lựa cẩn thận cắt ra lót vào trong khuôn. Bánh được gói lại và dùng tăm tre ghim kín các mép lá.
Người làm đã chụẩn bị những cái "rọ" đan bằng tre giống như rọ buộc mõm trâu, bò rồi lấy lá chuối ngoài vườn cắt ra, lót xung quanh "rọ". Người ta thường dùng một nồi to để hấp, đặt một tấm vỉ tre ở giữa có chu vi bằng chu vi nồi, phía dưới đổ nước, sau đó xếp những khuôn bánh lên trên. Đổ hỗn hợp đường - nếp vào "rọ". Đặt một tấm vỉ tre giữa nồi nấu bánh khá to, dưới đổ nước cách vỉ chừng 5cm. Trên vỉ, đặt "rọ" có hỗn hợp đường thành một lớp dày. Đậy chặt nắp, bắt đầu đun khoảng hơn hai tiếng đồng hồ, bánh chín là nhờ ở sức nóng của hơi nước trong nồi. Bánh chín là nhờ ở sức nóng của hơi nước trong nồi. Thời gian chín khá lâu. Lúc vừa vớt ra, rắc một lớp mè đã rang chín, bóc vỏ lên trên mặt còn rất nóng của bánh. Mè sẽ dính chặt vào, khá đều đặn, đẹp mắt. Công đoạn cuối cùng là đem bánh phơi ra ngoài trời phơi nắng phơi sương trong khoảng một tuần đến khi bánh khô se và cứng lại.
Nhiều người vẫn làm bánh tổ mang phơi nắng phơi sương để dùng ngày Tết
Tuy vậy, bánh tổ ngon là bánh không cứng quá hay nhão quá, khi cắt ra bột không bết vào dao. Bánh tổ Quảng Nam có thể giữ được lâu ngày mà không sợ bốc mùi ẩm mốc; ngược lại càng để lâu, bánh càng dẻo dai, hương vị càng đậm đà. Điều này phụ thuộc vào bí quyết riêng của người làm bánh tổ xứ Quảng. Sau Tết chừng nửa tháng trở đi, món bánh tổ chiên được ưa chuộng bậc nhất. Con gái, con trai đi học xa nhà đều nhớ cất riêng vài ba cái mang vào trường làm quà cho bạn bè. Cả bọn xúm nhau bên chảo dầu nóng, thả từng miếng bánh dẻo thơm vào. Bánh nở phồng mềm nhũn tỏa mùi béo ngậy. Càng ngon hơn khi có thêm vài tấm bánh tráng nướng kẹp vào. Từng lát bánh tổ chiên kẹp giữa 2 miếng bánh tráng mà thưởng thức, một cảm giác ngọt thanh của đường, mùi thơm của nếp, beo béo của dầu, cay cay của gừng làm cho ai một lần được ăn sẽ nhớ mãi cái hương vị này.
Mặc dù ngày nay bánh tô không còn được lớp trẻ ưa chuông, nhưng cứ tâm 11, 12 hoặc 27, 28 âm lịch tháng chạp, những gia đình như bà Hoàng và rất nhiều người khác vân đổ nồi làm bánh. Bánh tô thô sơ, môc mạc, giản dị như tính cách con người xứ Quảng. Sự kêt tinh giản dị của bôt nêp, đường, gừng, mè đã tạo nên hương vị rât riêng của món bánh tô xứ Quảng. Bánh tổ đã trở thành loại bánh Tết đặc sản của người dân đất này từ rất lâu rồi.
Bánh tổ làm trước Tết vài ngày, nhưng chưa ai trong gia đình được ăn ngay, phải chờ đến giao thừa, cắt bánh cúng trời đất, tổ tiên xong mới được ăn. Bánh tổ có thể ăn tươi, hoặc nướng, hoặc chiên, mỗi cách ăn đều có hương vị đặc trưng riêng. Ngày Tết gia đình sum họp, bạn bè gặp nhau hàn huyên bên ly trà nóng với vài miếng bánh tổ, hồn quê như đâu đó trở về. Ngày Tết xa quê, bà con Quảng Nam ở đất khách đều tự tay làm bánh tổ cúng ông bà. Nhớ đến món bánh tổ truyền thống âu cũng chính là nhớ về nguồn cội làng quê vậy.
Mỗi dịp xuân sang, mai vàng nở rộ, trên bàn thờ tổ tiên của người Quảng, những ổ bánh tổ luôn chiếm vị trí quan trọng giữa không khí trầm mặc, uy nghiêm của ba ngày đầu năm mới. Môi khi lò nôi lửa là lòng lại như thây Têt đang vê...
Theo Thoidai
Dư vị ngọt ngào canh bầu nấu cua Ở Quảng Nam, các bà các chị để bầu nguyên cả vỏ và ruột, băm nhỏ rồi nấu canh với cua, bát canh bầu vì thế mà ngọt lừ, ăn vừa bổ, vừa mát. Hấp dẫn tô canh bầu nấu cua Năm nào cũng vậy, khi cái nắng ấm ngày cuối thu dường như đã tan hết, hơi lạnh vương khắp xóm làng...