Năm mới học ngay 9 mẹo tiết kiệm tiền vừa làm giàu cho gia đình vừa giúp vợ chồng yêu nhau hơn
Khi kết hôn, tài chính trở thành vấn đề chung của cả hai vợ chồng. Muốn tài chính gia đình ngày càng vững mạnh thì vợ chồng cần tìm được tiếng nói chung, đồng sức đồng lòng xây dựng, vun vén.
Sau đây là các mẹo tiết kiệm mà bạn không nên bỏ qua, bởi vì chúng vừa giúp vợ chồng bạn tích lũy nên khối tài sản lớn đồng thời lại tăng cường gắn kết tình cảm trong gia đình.
1. Tổ chức các cuộc thi tiết kiệm
Tiết kiệm tiền sẽ mang lại niềm vui và sự hào hứng cho các cặp đôi nếu như bạn biến nó thành một cuộc thi mang tính tạo động lực. Đó là những gì Grayson Bell, người sáng lập blog Debt Roundup và vợ anh ấy đã làm để kiểm soát chi tiêu của họ.
“Chúng tôi thi xem ai có thể tiết kiệm nhiều tiền nhất trong 30 ngày rồi người thua cuộc phải nấu bữa tối vào mỗi cuối ngày”, Bell nói – “Chúng tôi căn cứ vào tỷ lệ thu nhập chứ không phải là tổng số tiền tiết kiệm được, bởi vì có sự chênh lệch trong thu nhập. Cuộc thi ấy thực sự mang lại những điều tốt đẹp, thúc đẩy chúng tôi tìm ra các cách mới để tiết kiệm tiền”.
2. Đặt ra những mục tiêu chung
Thật khó để cùng nhau tiết kiệm tiền nếu bạn và người bạn đời không có cùng ưu tiên tài chính. Do vậy hai bạn cần thảo luận về các mục tiêu tài chính của riêng mỗi người, sau đó cùng nhau thống nhất, đề ra các mục tiêu chung.
Ví dụ về việc cắt giảm các bữa ăn ngoài nhà hàng, thật dễ dàng hơn nhiều nếu như cả hai vợ chồng đều biết rằng số tiền ấy sẽ dùng vào việc gì. Khi cặp đôi có sự đồng thuận trong một mục tiêu thì họ cũng đoàn kết hơn trong các biện pháp tiết kiệm.
3. Không giấu giếm về các khoản chi tiêu
Một cuộc khảo sát của CreditCards.com cho thấy 1/5 người Mỹ đang trong một mối quan hệ tình cảm đã không nói với đối tác của họ khoản chi từ 500 USD trở lên. Sự không thành thật, thẳng thắn về tài chính có nhiều khả năng phá hoại những nỗ lực tiết kiệm của một cặp đôi.
Video đang HOT
Mark Greutman, chủ sở hữu blog Mark & Lauren Greutman, cho biết anh và vợ luôn theo dõi chi tiêu và không hề che giấu các khoản chi với người còn lại, ngoại trừ một số chi phí quà tặng không thường xuyên.
“Nếu bạn biết rằng mỗi USD mình tiêu đang nằm trong sự kiểm soát của đối tác thì bạn sẽ dè chừng hơn, không chi tiêu nó vô tội vạ vào các khoản ngoài kế hoạch”, anh nói.
4. Sống bằng một khoản thu nhập, tiết kiệm khoản thu nhập khác
Có hai nguồn lương trong một gia đình giúp bạn có nhiều cơ hội tiết kiệm hơn cho tương lai. Elizabeth Colegrove, chủ sở hữu blog The Reluctant Landlord, cho biết: “Tôi và chồng chỉ sống bằng một khoản thu nhập và tiết kiệm 1 một khoản thu nhập khác. Chúng tôi thậm chí còn cất số tiền đó vào một tài khoản riêng, không hề hạch toán vào ngân sách, không bao giờ động tới”.
5. Có một tài khoản ngân hàng chung
Các chuyên gia lập kế hoạch tài chính đều khuyên rằng có một tài khoản ngân hàng chung là cách tuyệt vời để các cặp vợ chồng gắn kết tài chính và tình cảm.
Sandy Smith, người sáng lập blog “Yes, I Am Cheap”, cho biết cô có một tài khoản chung với chồng, giúp họ không lãng phí thời gian vào việc thanh toán các hóa đơn và sắp xếp tài khoản.
Vợ chồng cô gửi một số tiền nhất định hàng tháng vào đó và cùng nhau chi tiêu cho các nhu cầu hàng ngày. Từ mua xăng cho tới đi siêu thị hay ra ngoài ăn tối, họ đều sử dụng tiền ở quỹ chung, không cần phải mất thời gian phân định xem ai chi trả.
6. Cùng nhau tập thể dục tại nhà
Chi phí hàng tháng cho thẻ thành viên phòng tập thể dục là con số không nhỏ, có thể lên tới 50 – 100 USD. Vợ chồng cùng tập thể dục tại nhà, hai người sẽ tiết kiệm được số tiền đáng kể mỗi năm. Chẳng những vậy, thật vui vẻ khi có bạn tập luyện cùng, tình cảm vợ chồng chắc chắn ngày một đi lên.
7. Cùng giải trí miễn phí
Bạn và người bạn đời không cần phải chi nhiều tiền cho các dịch vụ giải trí đắt đỏ. Có nhiều cách để hai người giải trí và hẹn hò một cách miễn phí. Chúng ta hoàn toàn có thể tự làm bỏng ngô, nước uống và thưởng thức các bộ phim tại nhà qua truyền hình internet.
8. Cùng nhau săn sale
Tìm các giao dịch mua giá rẻ luôn là cách thông minh để tiết kiệm tiền. Các cặp vợ chồng hãy làm điều đó cùng nhau, vừa để dành được thêm tiền vừa cho nhau động lực, mối quan hệ ngày càng gắn bó.
9. Tổ chức các cuộc họp về tài chính định kỳ
Erin Chase, người tạo ra blog $5 Dinners, cho biết cô và chồng ngồi lại họp mỗi tuần một lần: “Qua các cuộc họp đó, chúng tôi dành thời gian xem xét lại tình hình tài chính từ ngắn hạn đến dài hạn của hai người”.
Chồng cô in ra một danh sách các tài khoản của họ, sau đó hai vợ chồng cùng xem xét tổng số dư và bàn về sự tiến bộ trong các mục tiêu tài chính chung. Họ cũng thảo luận về các khoản chi tiêu sắp tới và bất kỳ khoản mua sắm nào cần thực hiện.
3 mẹo giúp tiết kiệm được nhiều tiền hơn, muốn năm mới rủng rỉnh thì nhào vô
Nếu không có một chiến lược đúng đắn thì số dư tài khoản tiết kiệm của bạn sẽ mãi chỉ là số 0 mà thôi.
Trong chúng ta, có lẽ ai cũng từng tự nhủ bản thân phải tiết kiệm ít nhất 1 lần trong đời. Tuy nhiên nghĩ là một chuyện còn làm (và làm được) hay không lại là chuyện khác. Bởi lẽ tiết kiệm nghe rất đơn giản nhưng không phải ai cũng đủ kiên trì để làm việc này mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.
Vậy thì nếu muốn việc tiết kiệm được hiệu quả, hãy thử 3 mẹo dưới đây ngay và luôn từ năm mới này để xem tiền nong sẽ rủng rỉnh cỡ nào nhé!
1. Tự động hoá tiền tiết kiệm
Cách đơn giản nhất để tiết kiệm mà không cần dùng nhiều não hay suy đi tính lại, cân đong đo đếm chính là để mọi thứ tự động. Cụ thể, hãy cài đặt để app ngân hàng chuyển định kỳ hàng tháng một số tiền nhất định từ tài khoản mặc định sang tài khoản tiết kiệm. Từ đó trở đi việc tiết kiệm sẽ được diễn ra tự động còn bạn chỉ là đến hạn thì mở ra xem đã có được bao nhiêu chữ số mà thôi.
À đừng quên, khoản tiền tiết kiệm nên được trừ ngay từ đầu tháng - thời điểm mới nhận lương chứ đừng để đến khi tiêu xong và còn dư mới tiết kiệm. Bởi nếu tiêu trước tiết kiệm sau thì sẽ chỉ còn cái nịt đấy bạn ơi!
2. Tăng khoản tiền tiết kiệm dần dần
Đừng chỉ đều đặn trích một khoản tiền để tiết kiệm, hãy tăng khoản tiền tiết kiệm dần dần sau một khoảng thời gian nhất định.
Tỷ lệ tăng và thời gian tăng tuỳ thuộc vào thu nhập của bạn. Ví dụ, bạn đang dành ra 10% thu nhập mỗi tháng để tiết kiệm thì sau khoảng 6 - 12 tháng, hãy cài đặt lại để số tiết kiệm tăng 1 - 2%.
3. Mọi khoản tiền thưởng đều được quy về tiết kiệm
Một cách khác để tăng khoản tiền tiết kiệm là sử dụng tiền thưởng. Bất cứ khi nào bạn được tăng lương trong công việc, tiền thưởng cuối năm, phần thưởng ghi nhận bằng tiền mặt hoặc bất kỳ loại quà tặng tài chính nào - hãy đặt ngay số tiền đó vào khoản tiết kiệm.
Suy cho cùng, đây là khoản thu đột ngột, trước đó nếu không có những khoản này thì bạn vẫn sống tốt. Vì vậy tổ nhất hãy quy nó về tiền tiết kiệm. Tất nhiên bạn hoàn toàn có thể dùng tiền thưởng vào mục đích khác như đi ăn xả hơi vì đã cố gắng, shopping,... nhưng tốt nhất là vẫn nên tiết kiệm.
Ảnh minh hoạ
4 mẹo tiết kiệm "lỗi" nhưng cực phổ biến, đừng răm rắp nghe theo kẻo năm 2022 "mất" nhiều hơn "được" Có rất nhiều lời khuyên được chia sẻ rộng rãi và nhiều người cho rằng nó đúng. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy bởi tài chính là câu chuyện rất khác nhau giữa mỗi cá nhân. Những mẹo tiết kiệm không phải lúc nào cũng đúng bởi nó còn tuỳ vào hoàn cảnh, thời điểm và cả những yếu tố rất...