Nấm mốc trong thực phẩm nguy hiểm thế nào?
Người ta nghi ngờ bệnh lạ (viêm da dày sừng bàn tay) ở Quãng Ngãi là do người dân đã ăn loại gạo nấm mốc chứa aflatoxin. Vậy nấm mốc gây hại cho cơ thể như thế nào?
Mới đây, Bộ Y tế đã thông báo về nguyên nhân gây bệnh viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân và gây tử vong cho nhiều trường hợp tại xã Ba Điền, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Một trong những nguyên nhân được nhắc đến là do người dân đã ăn loại gạo nấm mốc chứa aflatoxin, một độc tố vi nấm đã được chứng minh có thể gây ung thư gan trên thực nghiệm. Vậy aflatoxin là gì? Nó chuyển hóa và gây hại cho cơ thể như thế nào?
Aflatoxin là gì?
Aflatoxin là một mycotoxin được tiết ra từ nấm aspergillus và A.parasiyicus. Các chủng nấm này phát triển mạnh ở các loại thực phẩm nông sản, thức ăn gia súc, gia cầm như ngô, lạc, đậu… trong các điều kiện thuận lợi nóng và ẩm, nhất là điều kiện thời tiết ở Việt Nam. Tác hại của độc tố vi nấm này đối với động vật đã được biết đến từ lâu và đã được chứng minh có thể gây ung thư gan trên thực nghiệm.
Cấu trúc hóa học của aflatoxin.
Người có thể bị nhiễm aflatoxin do ăn phải các loại ngũ cốc bị ô nhiễm hoặc ăn thịt các động vật được nuôi bằng ngũ cốc nhiễm aflatoxin. Các nghiên cứu ở những vùng có tỷ lệ ung thư cao trên thế giới đều cho thấy nhiễm độc aflatoxin là nguy cơ chính gây ung thư gan.
Aflatoxin chuyển hóa trong cơ thể như thế nào?
Video đang HOT
Điều đầu tiên chúng ta cần biết aflatoxin là tinh thể trắng, bền với nhiệt, không bị phân hủy khi đun nấu ở nhiệt độ thông thường (ở 120oC, phải đun 30 phút mới mất tác dụng độc), do vậy, nó có thể tồn tại trong thực phẩm không cần sự có mặt của nấm mốc tương ứng; đồng thời, nó rất bền với các men tiêu hóa. Tuy nhiên, nó lại không bền dưới ánh sáng mặt trời và tia tử ngoại nên việc khử độc thực phẩm sẽ có nhiều biện pháp hơn. Có 17 loại aflatoxin khác nhau nhưng thường gặp và độc nhất là aflatoxin B1.
Aflatoxin B1 là phân tử ái mỡ, có trọng lượng phân tử thấp, dễ dàng được hấp thu sau khi ăn, sự hấp thu là hoàn toàn. Khi đến ruột non, aflatoxin B1 sẽ được nhanh chóng hấp thu vào máu tĩnh mạch mạc treo, sự hấp thu ở ruột non và tá tràng là nhiều nhất. Niêm mạc ống tiêu hóa có khả năng chuyển dạng sinh học aflatoxin B1 nhờ sự gắn kết với protein – đây là con đường chính để giải độc aflatoxin B1 cho gan. Từ ống tiêu hóa, theo tĩnh mạch cửa, aflatoxin được tập trung vào gan nhiều nhất (chiếm khoảng 17% lượng aflatoxin của cơ thể ), tiếp theo là ở thận, cơ, mô mỡ, tụy, lách… Trong vòng 24h, có khoảng 80% bị đào thải theo đường tiêu hóa qua mật, đường tiết niệu qua thận và đáng chú ý, nó còn bài tiết qua cả sữa.
Aflatoxin B1 chứa trong thực phẩm bị nấm mốc rất có hại cho gan.
Aflatoxin gây độc cho người
Bệnh do nhiễm aflatoxin cấp tính đã được thông báo ở các nước với các biểu hiện chủ yếu là suy chức năng gan cấp, xơ gan và hoại tử nhu mô gan. Bên cạnh các nghiên cứu về vai trò của virut viêm gan, ký sinh trùng, dinh dưỡng, các chất độc… đối với ung thư gan, các nhà khoa học cũng đang tập trung nghiên cứu về vai trò của aflatoxin với căn bệnh phổ biến này.
Trên người, một loạt các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc ung thư gan nguyên phát tăng ở những vùng có tỷ lệ phơi nhiễm cao với aflatoxin, nhưng cơ chế tác động của aflatoxin gây ung thư gan ở người như thế nào vẫn còn nhiều tranh cãi, tuy nhiên đã tìm thấy sự gắn kết của aflatoxin B1 với ADN của tế bào gan ở những bệnh nhân bị ung thư gan nguyên phát, phức hợp này còn được tìm thấy trong máu ngoại vi, trong máu rau thai và máu dây rốn của các sản phụ có phơi nhiễm với aflatoxin B1.
Bên cạnh đó còn có sự liên quan giữa phơi nhiễm aflatoxin B1 với sự đột biến gen ở các bệnh nhân này, mà nhiều nhất là sự đột biến gen p53 – một gen kiểm soát sự chết tế bào theo chương trình, khi đột biến gen này sẽ làm đời sống tế bào tăng lên, kéo theo nguy cơ tế bào sẽ chuyển thành ác tính.
Aflatoxin có khả năng gây độc tính cấp và mạn ở các loài động vật và con người. Độc tính nguy hiểm nhất là khả năng gây xơ gan và ung thư gan nguyên phát. Do vậy, vấn đề bảo quản lương thực thực phẩm, an toàn lương thực thực phẩm, không sử dụng các thực phẩm đã bị hỏng, bị nấm mốc là một vấn đề hết sức quan trọng có ý nghĩa trong việc hạn chế tần suất xuất hiện bệnh ung thư gan nguyên phát.
Theo VNE
Nấm mốc có thể đe dọa đến tính mạng
Chúng có thể gây kích ứng da, mũi và màng phế quản, gây ra các triệu chứng như nghẹt mũi, ngứa mắt, ho, thở khò khè...
Katie Fant, 17 tuổi, học sinh một trường trung học Anh từng bị khó thở, tụt huyết áp, nguy hiểm tới tính mạng vì bị dị ứng với nấm mốc khi học trong một ngôi trường cũ kỹ, ẩm thấp và mốc meo.
"Tháng 11 năm ngoái, tôi đang ngồi trong lớp, cổ họng tôi bắt đầu cứng lại, lưỡi sưng lên. Tôi chạy vào phòng cấp cứu. Trong vài phút, các nốt đỏ phát ban ngày càng lớn, xuất hiện trên tay và ngực", Katie chia sẻ.
Katie từng trải qua những giây phút kinh hoàng khi bị dị ứng nặng với những vệt mốc meo trên cửa sổ, tường trường học. Ảnh: Newsrt.
Y tá trường đã tiêm một mũi adreanaline để ngăn ngừa các triệu chứng bùng phát mạnh và đưa nữ sinh vào bệnh viện cấp cứu ngay sau đó. Các bác sĩ cho biết Katie đã bị dị ứng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch của cơ thể, nó giải phóng một lượng lớn histamin, một chất hóa học khiến các mô bị sưng tấy. Điều này dẫn tới hiện tượng khó thở và tụt huyết áp, có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Các triệu chứng phát triển nhanh chóng hơn mỗi tuần khi Katie quay trở lại trường học, nhưng tuyệt nhiên ở nhà không xảy ra hiện tượng này. Cô được khuyên hạn chế trong chế độ ăn uống, chủ yếu chỉ ăn ngũ cốc yến mạch và bánh mì.
"Tôi đã trở nên vô cùng lo lắng và chán nản bởi về nhà là nơi duy nhất tôi cảm thấy an toàn. Tôi không nghĩ bạn bè lại tin khi tôi nói bị dị ứng với trường học", Katie tâm sự.
Chuyên gia dị ứng tại Bệnh viện Guy, London (Anh) đã kiểm tra bệnh tình của Katie và kết luận, cô bị dị ứng với phấn hoa, đậu phộng và mè, nhưng mạnh nhất với loại nấm mốc thường thấy trên cánh cửa sổ, tủ lạnh hay những ngôi nhà kém thông thoáng. Trường học của Katie khá cũ, ẩm ướt, một lớp phải học trong phòng tạm thời với những mốc đen trên cửa sổ và tường. Đó là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng của Katie.
Nấm mốc có thể nguy hiểm đến sức khỏe con người. Ảnh: Redfoxbb.
Tiến sĩ George Du Toit, chuyên gia dị ứng tại Bệnh viện St Thomas, London, cho biết vào cuối mùa thu là thời gian cao điểm để các loại nấm mốc phát triển do điều kiện ẩm ướt, lá rụng. Những vệt mốc đen dài có thể bám trên cửa sổ, nhà bếp, phòng tắm ướt át, chuồng trại không được dọn vệ sinh thường xuyên, nhà kho, nhà để xe...
Các chuyên gia khuyên mọi người nên mở cửa sổ mỗi ngày để tránh không khí ẩm, sử dụng máy hút ẩm và quạt thông gió phù hợp trong nhà bếp và phòng tắm.
Theo VNE
6 mẹo bảo quản nữ trang Những thói quen nhỏ, đơn giản sẽ giúp trang sức của bạn bền đẹp hơn. 1. Tránh bám bụi Dù làm bằng chất liệu gì, bạn cũng không nên để nữ trang bám bụi. Đôi khi, những hạt bụi lớn và cứng có thể cọ xát làm bề mặt đá quý hay thủy tinh trầy xước, mất độ bóng. Vì vậy, hãy để...