Nấm matsutake – đặc sản mùa thu của nước Nhật
Thịt nấm matsutake chắc, thơm tự nhiên, mọc từ những cây thông đỏ trên núi cao mà người ta chỉ được thưởng thức vào mùa thu hằng năm.
Đầu tháng 9, tiết trời trở nên dịu đi cũng là lúc bắt đầu mùa nấm matsutake (hay còn gọi là nấm thông, nấm tùng nhung) kéo dài khoảng 40 ngày ở Nhật Bản. Người ta xem nó như “món quà” được mùa thu ban tặng bởi mỗi năm chỉ được thưởng thức một lần.
Nấm thông mọc trong tự nhiên.
Nấm thông mọc trong tự nhiên, tại các rừng thông đỏ trên núi cao ở điều kiện nhất định. Chúng chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố mà con người không thể kiểm soát được như môi trường, nhiệt độ, khí hậu… phải chuẩn. Nấm chỉ mọc ở vùng đất sạch sẽ, không quá ẩm cũng không quá khô xung quanh rễ thông. Độ ẩm khoảng 70% là thích hợp nhất, quá nhiều hoặc ít ẩm sẽ khiến cây nấm nhỏ, không phát triển được rồi dễ chết. Những người săn nấm thông phải tìm rải rác xung quanh khu rừng, sau đó khoanh vùng rồi rà soát từng cm đất dưới rễ thông.
Video đang HOT
Nấm thông hạng nhất phải dài, đầy đủ lớp màng. Đầu trụ chắc, thân dài trên 8 cm. Tuy nhiên chúng hiếm đến nỗi những người săn nấm lâu năm cũng phải tốn khá nhiều thời gian để tìm. Mỗi ngày có thể săn được vài cây nấm là bội thu. Chính vì không thể trồng và mỗi năm người ta phải đợi hơn 10 tháng mới được thưởng thức nên chúng mới trở nên hiếm, là món quà quý để biếu, tặng nhau vào mùa thu.
Nấm thông được chế biến trong nhà hàng cao cấp ở Nhật.
Nấm thông được ví như nấm truffle của châu Á vì hương vị đặc trưng, mang theo hương thơm của mùa thu còn thịt nấm thì chắc. Nó rất tốt cho sức khỏe, chứa nhiều chất chống ung thư và giúp tăng cường hệ miễn dịch. Do đó, giá của nấm thông không hề rẻ, loại thượng hạng khoảng 100 USD/cây (khoảng 2,3 triệu đồng). Ăn tươi là cách tuyệt vời nhất để thưởng thức trọn vẹn hương vị của nấm, nên người ta thường chỉ chế biến nấm khi vào mùa ở các nhà hàng hạng sang hoặc tiệc fine dining.
Theo Ngôi sao
Chè cốm, phong vị mùa thu
Hà Nội bước vào mùa thu. Những gánh cốm thấp thoáng trên phố đưa hương nhẹ nhàng thanh tao của thức quà kết tinh hương vị đất trời và sương sớm. Có nhiều cách để thưởng thức món cốm, nhưng vào tiết trời mới khẽ chạm thu, có lẽ món chè cốm là hợp vị hơn cả.
Những người sành ăn thường nấu chè cốm tươi chính vụ bởi hạt cốm căng sữa đúng thì con gái với hương thơm xao xuyến cả đất trời. Có lẽ, cốm thơm còn bởi lá sen già bọc kỹ, ướp cả hương đồng gió nội thấm từng hạt căng mọng sữa. Bạn có thể kết hợp chè cốm với nhiều nguyên liệu khác nhau như đỗ xanh, hạt sen, ngô ngọt... Nhưng ta nên nấu kiểu truyền thống của các bà các mẹ ở đất Hà thành xưa sẽ giữ nguyên được hương vị của món chè cốm Hà Nội.
Cốm để nấu chè nếu được làm từ cốm tươi sẽ ngon hơn. Cốm tươi mua về, rửa qua nước lạnh thật nhanh. Các bà các mẹ thường tỉ mẩn ngồi nhặt hết vỏ, "mày" trấu lẫn trong cốm. Nếu trái mùa hoặc bạn không ở Hà Nội, có thể nấu chè bằng cốm khô nhưng phải biết sơ chế đúng cách. Cốm khô mua về, bạn nên cho ra một chiếc rá nhỏ, xả ướt cốm dưới vòi nước lạnh. Sau đó, bạn ngâm cốm trong nước lạnh khoảng 3 - 5 phút cho mềm rồi vớt ra cho "ráo nước". Bạn nên lưu ý, không nên ngâm cốm quá lâu để tránh bị nhão, hoặc vữa hạt cốm khi nấu chè.
Bí quyết để món chè cốm có độ ngọt thanh là nhờ được nên duyên bởi đường phèn. Các bà các mẹ thường đun cho đường phèn chảy ra rồi cho nước vào khuấy đều, để riêng ra. Sau khi chè sôi, các bà các mẹ thường nêm thêm chút xíu muối để "điều vị" cho món chè. Ngoài ra, để tăng thêm độ sanh sánh, kết dính của món chè cốm, người nội trợ thường cho thêm một ít bột sắn dây. Theo kinh nghiệm, ta nên cho bột sắn dây vào bát con, hòa loãng thật kỹ với chút nước sao cho bột không bị vón cục.
Để chè cốm "lên màu" đẹp, người nội trợ khéo thường mua vài ba cái lá dứa. Sau khi rửa sạch, lá dứa được cắt thành khúc nhỏ rồi cho vào máy xay với khoảng 1 lít nước. Xay xong, ta vắt lấy nước cốt và bỏ bã. Cho phần nước cốt lá dứa đã lọc vào nồi, đặt lên bếp và đun nhỏ lửa. Đợi nước bắt đầu sôi lăn tăn, ta đổ cốm vào nồi và đun cho thật sôi.
Sau khi nồi chè sôi khoảng 5 phút, ta trút phần bột sắn dây đã hòa loãng và nước đường phèn vào. Lúc này, bạn nên khuấy cho thật đều tay để chè được sánh và không bị khê ở phần đáy. Khuấy liên tục liên tục như vậy cho đến khi chè sánh mịn thì nêm đường cho vừa vị ngọt rồi đun khoảng 1 phút nữa thì tắt bếp.
Đợi cho chè cốm nguội bớt, bạn có thể cho thêm đá lạnh vào đáy bát trước khi múc chè vào bát. Thêm chút nước cốt dừa, dừa tươi nạo sợi lên trên, ta đã có thể thưởng thức. Chè cốm thường được múc vào bát thủy tinh để người thưởng thức có thể nhìn thấu vẻ đẹp của món này. Cốm còn nguyên hạt hòa lẫn với bột sắn dây nấu cùng nước lá dứa tạo ra màu xanh của trời thu dịu mát. Nước cốt dừa và dừa nạo trắng nõn vắt bên trên bồng bềnh như những đám mây vô ưu trôi bồng bềnh phiêu lãng...
Trong tiết đầu thu mát dịu, ta cùng thưởng thức vị ngọt bùi thanh tao của món chè cốm sanh sánh dịu dàng. Dường như, hương thơm của lúa non ngậm đòng, tinh túy của đất trời như lưu mãi phong vị mùa thu trong ký ức những người yêu Hà Nội.
Theo Phapluatxahoi
Cách làm bánh mì nướng tôm ngây ngất hương thơm Lạ miệng với bánh mì nướng tôm, món ngon hấp dẫn cho cả gia đình. Xem ngay cách làm bánh mì nướng tôm qua công thức sau bạn nhé. Bánh mì giòn tan sánh quyện cùng phô mai béo ngậy, vị tôm nướng thơm nức, còn thêm cả sốt mayonnaise, bánh mì nướng tôm sẽ mang đến vị ngon khó cưỡng mà thôi....