Năm loại siêu vũ khí gây “bão” năm 2013

Theo dõi VGT trên

Những loại vũ khí dưới đây là các hệ thống có thể được phát minh từ năm trước đó hoặc đạt được cột mốc đáng kể trong con đường trở thành vũ khí tác chiến thực thụ.

S.úng in 3D

Năm loại siêu vũ khí gây bão năm 2013 - Hình 1

Các loại máy in 3D có thể chế tạo nên các khẩu s.úng có khả năng b.ắn 6 viên đạn trước khi s.úng bị vỡ. Nhưng ai biết được liệu trong vòng 5 hay 10 năm tới, điều này có ý nghĩa như thế nào đối với xung đột trên toàn cầu nếu như người nào đó có thể dùng công nghệ in 3D để chế tạo nên s.úng trường.

Quân đội Mỹ đã nghĩ đến công nghệ in 3D như là một cách để giảm số phụ tùng quân đội phải mang theo. Trong khi một số nhà sản xuất máy in 3D đang từ chối các khách hàng muốn sản xuất vũ khí bằng thiết bị này thì rõ ràng là lúc này ‘cái kim đã lòi ra khỏi bọc’.

Thuyền ’sát thủ’ không người lái

Năm loại siêu vũ khí gây bão năm 2013 - Hình 2

Đây là một loại thuyền của Hải quân Mỹ, được điều khiển từ xa, có trang bị hỏa tiễn hay còn gọi tắt là USV-PEM (tạm dịch là phương tiện không người lái trên mặt nước có trang bị mô-đun chính xác). USV-PEM cũng là một dự án hợp tác chung giữa Mỹ và Israel.

Hệ thống này là tàu tốc độ cao, có thể quan sát vào ban đêm và camera hồng ngoại và trang bị s.úng ngắn 50 li hoặc hỏa tiễn Spike do Israel sản xuất.

Cuối tháng Mười vừa qua, USV-PEM đã phóng thành công 6 hỏa tiễn Spike. Tàu này sẽ do một ‘thủy thủy’ lái từ xa tại trung tâm điều khiển trên bờ hoặc trên một ‘tàu mẹ’.

Vũ khí này được thiết kế để đ.ánh bại các nhóm tàu nhỏ, tốc độ cao và có chứa chất nổ nhằm lấn át các tàu lớn có khả năng phòng thủ hạn chế trước kiểu tấn công này. Cũng lưu ý là những người lên kế hoạch tại Hản quân Mỹ lo ngại rằng Iran có thể sử dụng chiến thuật ’số đông áp đảo’ này để chống lại bất kỳ lực lượng hải quân nào trong các cuộc xung đột tại Vùng Vịnh.

Máy bay do thám tàng hình không người lái nEUROn

Năm loại siêu vũ khí gây bão năm 2013 - Hình 3

Trong hai năm trở lại đây, mọi người được nghe quá nhiều về các loại máy bay do thám không người lái (UAV). Các nhà hoạch định quân sự trên thế giới nhận ra rằng một nhóm các máy bay do thám nhỏ, di chuyển chậm,có cánh quạt sẽ sống sót tốt trong một cuộc chiến công nghệ cao, họ đang đua nhau phát triển nên một thế hệ máy bay do thám không người lái tàng hình ở quy mô chiến đấu.

Mới đây, Pháp đã gia nhập với Mỹ sản xuất một chiếc UAV tàng hình khi chiếc nEUROn cất cánh vào ngày 1/12 vừa qua. Chiếc máy bay này do hãng Dassault sản xuất, trang bị các cảm biến, vũ khí và thú vị là nó có hai bánh lái ở mũi hạ cánh có bánh xe – đây là đặc điểm vốn chỉ thấy trên các phi cơ hạ cánh trên hàng không mẫu hạm.

Chiếc nEUROn này sẽ sớm gia nhập chiếc Taranis do hệ thống BAE sản xuất và có thể là sánh với chiếc SKAT MiG của Nga.

Xe rô-bốt sát thủ

Năm loại siêu vũ khí gây bão năm 2013 - Hình 4

Không hài lòng với việc chỉ phát triển các thuyền do thám vũ trang không người lái, Israel đã âm thầm cho ra trận một đội rô-bốt sát thủ trên mặt đất. Guardium là một chiếc xe độc mã bọc thép trên sa mạc, trang bị rất nhiều loại cảm biến và vũ khí.

Xe rô-bốt này có thể tuần tra tự động, sử dụng các cảm biến để tự động nhận dạng các nguy cơ và như Bộ Quốc phòng Israel nói là ’sử dụng rất nhiều phương pháp mạnh để loại trừ’ các mối đe dọa đó.

Video đang HOT

Trong khi quân đội Mỹ đang thực hiện các thử nghiệm rất hạn chế đối với các loại xe bọc thép không người lái để đổi nguồn cung cho quân đội thực hiện tuần tra tại Afghanistan, chiếc Guardium có thể sẽ trở thành chiếc xe rô-bốt đầu tiên bọc thép trên mặt đất tham gia tác chiến.

Tên lửa đenCHAMP

Năm loại siêu vũ khí gây bão năm 2013 - Hình 5

CHAMP là tên viết tắt của Dự án Tên lửa tối tân Sóng cao tần chống điện, hoặc nói một cách ngắn gọn thì có thể gọi đây là lên lửa cắt điện tạm thời của Beoing. Khác với các loại tên lửa nhắm trúng mục tiêu và thổi bay chúng hành hàng trăm nghìn mảnh, tên lửa này của Boeing chỉ bay lòng vòng quanh mục tiêu – có thể là một tòa nhà hoặc khu vực lân cận – và làm cho toàn bộ hệ thống điện trong khu vực bị tê liệt hoặc gián đoạn.

Hãng Boeing và Không lực Hoa Kỳ đã cho CHAMP bay thử vào tháng Mười vừa qua tại sa mạc Utah. Tên lửa này bay khoảng 1 giờ đồng hồ quanh một tòa nhà có nhiều máy tính hoạt động. Khi CHAMP bay qua và phát ra sóng cao tần cực mạnh, toàn bộ màn hình máy tính trong tòa nhà bị tắt. Với tính năng này, mọi người có thể hình dung CHAMP sẽ trở nên nguy hiểm như thế nào khi xuất hiện tại các máy rađa phòng không, hệ thống liên lạc, hoặc bất kỳ phương tiện, thiết bị nào của đối phương cần tới điện năng

Theo Dantri

Lãnh đạo thế giới trước những thách thức lớn năm 2013

Barack Obama tái đắc cử, Vladimir Putin trở lại Kremli, Trung Quốc có lãnh đạo mới Tập Cận Bình, một số nước thay đổi đảng cầm quyền... Dù là người ở lại hay mới lên, các nhà lãnh đạo thế giới cũng sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn trong năm 2013.

Lãnh đạo thế giới trước những thách thức lớn năm 2013 - Hình 1

Nếu như 2012 được đặc trưng bởi 3 nét lớn (năm của bầu cử, tranh chấp biển đảo và xung đột Trung Đông - Bắc Phi), thì 2013 cũng được dự báo sẽ nổi lên 3 vấn đề chính. Trong số này, tranh chấp chủ quyền biển đảo và làn sóng "Mùa Xuân Arập" sẽ là những vấn đề tiếp nối của năm trước, còn yếu tố thứ ba thuộc về những khó khăn do khủng hoảng kinh tế tạo ra, thay vì là bầu cử như năm 2012.

Tranh chấp chủ quyền chưa hạ nhiệt

Những chuyển dịch về cơ cấu địa chính trị, nhu cầu bức bách về năng lượng cho phát triển và tinh thần tự tôn dân tộc sẽ tiếp tục là "những mồi lửa" thổi bùng căng thẳng bấy lâu về tranh chấp chủ quyền biển đảo tại nhiều vùng biển trên thế giới, từ châu Á - Thái Bình Dương tới Nam Đại Tây Dương.

Lãnh đạo thế giới trước những thách thức lớn năm 2013 - Hình 2

Căng thẳng biển đảo sẽ tiếp tục chi phối mạnh mẽ các xu hướng chuyển động địa chính trị trong năm 2013.

Căng thẳng tại Biển Đông giữa Trung Quốc với một số quốc gia Đông Nam Á và biển Hoa Đông giữa Trung Quốc với Nhật Bản sẽ tiếp tục là chủ đề nóng trên cả thực địa lẫn các diễn đàn khu vực cũng như thế giới.

Mặc dù báo cáo của Đại hội 18 Đảng cộng sản Trung Quốc khẳng định Bắc Kinh sẽ cố gắng xây dựng "kiểu quan hệ mới" có tính ổn định lâu dài, tăng trưởng lành mạnh và tránh để xảy ra xung đột, nhưng thực tế mục tiêu này không dễ thực hiện. Nhu cầu bức thiết về phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội cho 1,4 tỷ người cùng tham vọng "chen chân" vào câu lạc bộ các cường quốc thế giới sẽ khiến Trung Quốc không nề hà tiếp tục gây áp lực lên các nước trong, ngoài khu vực.

Tiếp sau việc thành lập và cho xây dựng cái gọi là "thành phố Tam Sa", lưu hành hộ chiếu in "đường lưỡi bò" và thường xuyên cử tàu thuyền đến các vùng biển tranh chấp, trong năm 2013 Trung Quốc sẽ nâng dần cấp độ yêu sách trong cả tuyên bố và hành vi của mình mà khởi đầu là việc ngay từ hôm nay (1/1/2013), nước này đưa vào thực thi tuyên bố ngang ngược trước đó nói rằng "có quyền chặn giữ, lục soát và trục xuất" các tàu thuyền nước ngoài hoạt động tại Biển Đông.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng sẽ đẩy mạnh chi tiêu quốc phòng theo hướng ưu tiên năng cường năng lực cho hải quân và không quân, đẩy mạnh mua sắm, đóng mới tàu sân bay, chế tạo các thế hệ máy bay hiện đại (thế hệ 5) và các mẫu tên lửa, đạn pháo tiên tiến.

Trên phương diện ngoại giao, Trung Quốc tiếp tục mở rộng vòng cung ảnh hưởng nhằm đối trọng lại với chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ. Sau khi đã "yên tâm về sự ủng hộ của Campuchia", Trung Quốc sẽ hướng sang những quốc gia Đông Nam Á khác không có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông với nước này như Thái Lan, Myanmar. Điều này một lần nữa sẽ đặt 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trước thách thức không nhỏ trong năm 2013, dù vai trò Chủ tịch nay đã thuộc về Brunei.

Trong tranh chấp chủ quyền biển đảo với Nhật Bản ở Hoa Đông, Trung Quốc có thể không áp dụng được chiêu bài tương tự như với ASEAN, song không vì thế kém phần quyết liệt. Bắc Kinh vẫn sẽ thường xuyên cử tàu bè, thậm chí cả máy bay, đến vùng biển tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku, đồng thời sử dụng chiêu bài kinh tế để gây sức ép lên ban lãnh đạo mới ở Nhật Bản do đảng Dân chủ Tự do (LDP) của Thủ tướng Shinzo Abe lãnh đạo.

Trong khi đó, tại biển Nhật Bản, căng thẳng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đối với chủ quyền quần đảo Takeshima/Dokdo cũng sẽ chưa lắng dịu ngay, do các nhà lãnh đạo mới ở cả hai nước đều giữ quan điểm cứng rắn và mang nặng tinh thần dân tộc.

Trước những nguy cơ căng thẳng gia tăng ở Biển Đông, Hoa Đông và Nhật Bản, một số chuyên gia lo ngại về nguy cơ mở rộng chạy đua vũ trang, thậm chí xung đột ở châu Á - Thái Bình Dương. Một khi điều này xảy ra, nó không chỉ nhấn chìm toàn bộ khu vực mà còn kéo cả thế giới vào vòng xoáy khủng hoảng mới.

Vì vậy hơn lúc nào hết, Mỹ sẽ ngày càng phải thể hiện rõ hơn vai trò của mình tại khu vực này. Mặc dù tới nay Washington vẫn tuyên bố không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp, song không vì thế mà cường quốc số một thế giới có thể khoanh tay đứng nhìn khi căng thẳng tiếp tục bị đẩy lên cao.

"Nhiều nước trông đợi Mỹ sẽ trở thành lực lượng đối trọng về quân sự và chính trị với Trung Quốc vì nếu không có yếu tố này, sẽ có quốc gia nào đó rảnh tay hơn trong việc thống trị toàn bộ khu vực", cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Harold Brown, cố vấn của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (CSIS) nói.

"Chảo lửa" Trung Đông tiếp tục nóng

Ngoài các cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo, một điểm nóng khác cũng sẽ chi phối mạnh mẽ bức tranh địa chính trị trong năm 2013 là cuộc khủng hoảng tại "chảo lửa" Trung Đông - Bắc Phi.

Lãnh đạo thế giới trước những thách thức lớn năm 2013 - Hình 3

Trung Đông - Bắc Phi chưa thể thoát khỏi sức nóng từ làn sóng "Mùa Xuân Arab" sau hơn 2 năm bùng phát, lật đổ một loạt chính thể trong khu vực.

Cái tên "Mùa Xuân Arập" vẫn sẽ tiếp tục được nhắc đến với tần suất không kém hai năm trước khi cuộc nội chiến tại Syria vẫn chưa có dấu hiệu tìm thấy điểm dừng, trong khi bất ổn chính trị và xã hội tiếp tục hoành hành ở những quốc gia nằm trong quỹ đạo di chuyển của làn gió nóng "Mùa Xuân Arab".

Mặc dù hiện tại, các điều kiện ở Syria tưởng như đã chín muồi khi phe đối lập nước này hợp nhất thành tổ chức chính trị duy nhất "Liên minh quốc gia các lực lượng cách mạng và đối lập Syria", tổ chức này cũng đã được Mỹ và phương Tây chính thức công nhận, trong khi ở bên ngoài NATO triển khai 6 hệ thống tên lửa Patriot tới biên giới Thổ Nhĩ Kỳ/Syria, còn Nga và Trung Quốc đang có dấu hiệu giảm dần sự ủng hộ đối với chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad..., song việc tìm ra giải pháp cuối cùng thỏa mãn lợi ích của tất cả các bên hoàn toàn không đơn giản.

Rõ ràng, cả Mỹ, Nga, Trung Quốc, phương Tây và các nước trong khu vực đều muốn được chia phần trong "miếng bánh lợi ích" ở Syria hậu Assad. Nhưng chia cho ai và chia như thế nào các bên còn bàn cãi. Thực tế này, cộng với bài học nhãn t.iền trước đó ở Lybia và Ai Cập cho thấy, chừng nào lợi ích chưa được phân định, chừng nào các thế lực bên ngoài còn muốn áp đặt những giá trị dân chủ khiên cưỡng vào dân tộc khác, chừng đó hòa bình và phát triển vẫn chưa thể đến với người dân Syria.

Bên cạnh vấn đề Syria, hồ sơ hạt nhân của Iran cũng sẽ là nhân tố làm đau đầu các nhà lãnh đạo thế giới trong năm 2013. Thậm chí một số nhà phân tích còn bày tỏ quan ngại về khả năng bùng nổ xung đột trong khu vực khi mà logic của việc "nghi ngờ - trừng phạt" không còn giá trị đối với cả hai bên.

Lo ngại trước việc Mỹ và phương Tây không ngừng tìm cách siết chặt vòng cung Shi'ite, mà điển hình là kế hoạch lần lượt lật đổ các chính thể thân Hồi giáo trong khu vực, Tehran sẽ không thể khoanh tay đứng nhìn các ảnh hưởng và lợi ích của mình bị thu hẹp. Nhà nước Hồi giáo một mặt tăng cường can dự vào các vấn đề khu vực (như nước này đang sốt sắng tham gia giải quyết khủng hoảng tại Syria), mặt khác đẩy mạnh nâng cấp tiềm lực quốc phòng và kiên quyết bảo vệ chương trình phát triển hạt nhân vì mục đích dân sự.

Tất nhiên, trong hồ sơ hạt nhân của Iran, các đòn trừng phạt của Mỹ và phương Tây không phải không có tác dụng. Trong năm qua, đặc biệt là những tháng cuối năm, các ngành ngân hàng và dầu mỏ Iran đã gặp khó khăn rất lớn do tác động từ hàng loạt quyết định trừng phạt của Mỹ và phương Tây. Theo đ.ánh giá của giới chuyên gia, những khó khăn này sẽ ngày càng nhân lên theo thời gian, vì vậy nó sẽ trở thành con bài mặc cả của cả hai bên.

Với Iran, dỡ bỏ trừng phạt sẽ là một trong những điều kiện để Tehran không xét tới kế hoạch phong tỏa eo biển chiến lược Hormuz và ngồi vào bàn đàm phán. Còn với Mỹ và phương Tây, lệnh trừng phạt chỉ được thu hồi nếu Nhà nước Hồi giáo cam kết sẽ ngừng có kiểm chứng tất cả các hoạt động liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi.

Nhưng nguy hiểm là ở chỗ, khác với năm 2012 khi nhiều chính phủ phải lo toan bầu cử trong nước khiến mọi ý đồ tấn công phủ đầu Iran đều bị xếp xuống hàng thứ yếu, năm 2013 sẽ chứng kiến sự thay đổi khá lớn trong nỗ lực hợp tác của phương Tây chống lại quốc gia này.

"Logic của thập niên trước về việc áp đặt trừng phạt kết hợp đàm phán đã chấm dứt", Jessica Mathews, Giám đốc Quỹ Carnegie vì Hòa bình quốc tế, nhấn mạnh.

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Harold Brown dù cho rằng các biện pháp cấm vận đã phát huy tác dụng lớn, nhưng cũng không loại trừ khả năng phương Tây sẽ có những động thái phản ứng mạnh mẽ hơn để đổi lại việc Tehran từ bỏ hay ít nhất phải ngừng chương trình làm giàu uranium.

"Tôi không loại trừ khả năng sẽ xảy ra không kích nhằm vào các cơ sở hạt nhân Iran vì họ cần biết rằng, ít nhất đó vẫn là một khả năng", ông Brown khẳng định.

Vách đá tài chính làm trầm trọng thêm khủng hoảng nợ công

Bên cạnh nỗi lo chưa nguôi về cuộc khủng hoảng nợ công đang hoành hành ở Khu vực sử dụng đồng t.iền chung châu Âu (Eurozone), nền kinh tế thế giới trong năm 2013 còn phải đón nhận những tin tức không vui liên quan đến "vách đá tài chính" Mỹ.

"Không vấn đề nào thuộc chính sách đối ngoại năm 2013 sẽ tác động nhiều tới tình hình kinh tế, chính trị và an ninh toàn cầu bằng việc Mỹ và châu Âu phải cùng lúc đối phó với các cuộc khủng hoảng kinh tế của họ", bà Jessica cho biết.

Lãnh đạo thế giới trước những thách thức lớn năm 2013 - Hình 4

Vách đá tài chính và khủng hoảng nợ công sẽ trở thành hai gánh nặng khổng lồ đè lên vai người dân Mỹ và châu Âu.

Việc chính trường Mỹ bế tắc khiến "chú Sam" không tránh được "vách đá tài chính" đã giáng một đòn đau vào chính quyền của Tổng thống Barack Obama, khi kịch bản tăng thuế và giảm mạnh ngân sách liên bang đồng loạt tự động có hiệu lực từ ngày 1/1/2013. Đây không chỉ là thất bại của chính quyền Obama ngay khi bước chân vào nhiệm kỳ II, mà còn là mồi lửa châm ngòi cho một cuộc suy thoái khác ở nền kinh tế lớn nhất thế giới.

"Nếu các chính đảng Mỹ có thể nhất trí cách thức phá tan vách đá tài chính, các giải pháp kinh tế sẽ giúp mở đường cho đầu tư tư nhân, phục hồi kinh tế, đem lại khả năng và động lực mới cho vai trò lãnh đạo của đất nước", bà Jessica nói.

Theo tính toán, cú va trực diện vào "vách đá tài chính" sẽ làm kinh tế Mỹ có nguy cơ mất đi 4% GDP, khiến tốc độ tăng trưởng sụt giảm xuống chỉ còn 1,7% năm 2013, so với mức 2,1% năm 2012.

Trong khi đó, với châu Âu vốn nhiều năm chao đảo trong bão nợ công, thách thức vẫn tập trung ở việc làm thế nào duy trì kỷ luật kinh tế và ý chí chính trị.

"Các quốc gia như Pháp, Italy, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha cần duy trì cách xử lý cứng rắn, tránh thoái trào và tiếp tục hướng tới phục hồi tăng trưởng", bà Jessica cảnh báo.

Lãnh đạo thế giới trước những thách thức lớn năm 2013 - Hình 5

Nhiều nước thành viên Eurozone sẽ tiếp tục chao đảo trong cuộc khủng hoảng nợ công sắp kéo dài sang năm thứ 5 liên tiếp.

Điều đáng lo ngại là bão nợ công giờ đây không chỉ các động đến các mắt xích yêu, mà còn đe dọa kéo cả Đức và Pháp, hai đầu tàu kinh tế châu Âu, vào vòng nguy hiểm.

"Trong năm 2013, kinh tế Đức sẽ trải qua thời kỳ khó khăn hơn so với năm 2012 và cuộc khủng hoảng nợ ở Eurozone còn lâu mới có hồi kết", nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel nhận định trong thông điệp Năm Mới ngày 31/12.

Sau 4 quý suy giảm tăng trưởng kinh tế liên tiếp trong năm 2012 (từ 0,5% trong quý I xuống còn 0,1% trong quý IV), Ngân hàng Trung ương Đức cảnh báo nền kinh tế nước này có thể rơi vào suy thoái trong đầu năm nay và chỉ đạt tốc độ tăng trưởng 0,4% cả năm.

Theo dự báo, GDP của Eurozone sẽ giảm 0,3% trong năm 2013. Giới chuyên gia dự báo, tuy mức độ tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng đã lùi lại phía sau, song Giám đốc nghiên cứu Mỹ và châu Âu của viện Brookings, ông Justin Vaisse, vẫn cho rằng cuộc khủng hoảng sẽ tiếp tục tác động mạnh không chỉ các nền kinh tế thành viên, mà cả những nước phụ thuộc vào thị trường EU, nhất là Trung Quốc và Ấn Độ.

"Viễn cảnh ảm đạm khi Eurozone cắt giảm mạnh nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ dẫn tới những hậu quả chính trị, xã hội và địa chính trị ở Trung Quốc", chuyên gia kinh tế của Pháp nói sau khi cho biết kinh tế Trung Quốc có thể chỉ tăng trưởng hơn 7% năm 2013, mức thấp nhất kể từ năm 1999 đến nay.

Cũng theo chuyên gia Vaisse, không chỉ riêng Trung Quốc, nhiều nền kinh tế khác ở châu Á - khu vực vốn được xem là động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu - cũng sẽ bị ảnh hưởng khiến tốc độ tăng trưởng có thể chững lại với nguy cơ đáng quan ngại hơn so với năm 2012.

Văn phòng Nội các Nhật Bản xác nhận nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đã bắt đầu trượt dần vào suy thoái từ quý III năm 2012. Nếu tình trạng này không được cải thiện, xứ sở Mặt Trời mọc sẽ rơi vào suy thoái lần thứ 5 trong vòng 15 năm qua.

Lời kết

Như vậy có thể thấy một năm mới 2013 với không ít khó khăn và thách thức đang chờ đón các nhà lãnh đạo thế giới. Tuy nhiên, nói như lời của Thủ tướng Đức Merkel, khó khăn sẽ không làm các nhà lãnh đạo nản lòng mà chỉ càng khiến họ tăng thêm quyết tâm và nỗ lực vì một tương lai tốt đẹp hơn trong năm 2013, với hy vọng những mảng tối trong năm cũ sẽ sáng dần lên trong năm mới.

Hy vọng này không phải không có cơ sở khi Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo khu vực Đông Á sẽ tăng trưởng 5,7% trong năm nay, Nam Á 5% và khu vực Thái Bình Dương là hơn 7%. Báo cáo Triển vọng Kinh tế châu Á vừa được công bố cũng dẫn dự báo của Goldman Sachs cho rằng kinh tế châu Á sẽ tăng trưởng trung bình 6,9% năm 2013 và 7,3% /năm trong giai đoạn 2014 - 2016.

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chuyên gia Nga đ.ánh giá về phán quyết quyền miễn trừ với ông Trump
06:57:08 03/07/2024
Thông điệp của đội ngũ ông Biden: Thay đổi ứng viên tổng thống lúc này là một sai lầm
06:01:41 04/07/2024
Nhật Bản phát hành t.iền giấy sử dụng công nghệ chống t.iền giả đầu tiên trên thế giới
14:12:31 03/07/2024
Mưa bão khiến gần 250.000 người ở miền Đông Trung Quốc phải sơ tán
14:14:24 03/07/2024
Armenia đảo chiều, khôi phục lại quan hệ với Nga?
16:44:26 03/07/2024
SCO thúc đẩy quan hệ toàn cầu kiểu mới
16:41:44 03/07/2024
Cách USV của hải quân Ukraine xoay chuyển tình thế trên mặt trận Biển Đen
22:27:35 04/07/2024
Ukraine chế tạo vũ khí để kiểm soát Biển Đen như thế nào?
07:00:42 03/07/2024

Tin đang nóng

Sắc vóc n.óng b.ỏng của diễn viên Nam Thư ở t.uổi 37
23:09:08 04/07/2024
Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh và chồng thiếu gia hé lộ hình ảnh con gái đầu lòng
23:16:57 04/07/2024
NSƯT Vũ Luân có động thái gay gắt để bảo vệ danh dự giữa ồn ào xích mích với con gái cố nghệ sĩ Vũ Linh
22:27:22 04/07/2024
Hé lộ trọn bộ ảnh cưới của Anh Đức và vợ kém 12 t.uổi, 1 chi tiết lạ gây chú ý
19:55:12 04/07/2024
'Vẫn chưa liên lạc được với vợ chồng Ngọc Mai - Quốc Nghiệp'
22:06:19 04/07/2024
Người đàn ông của Lưu Diệc Phi gây sốt vì đẹp như tài tử, bên nhau gần thập kỉ
21:31:05 04/07/2024
Phản ứng của Sơn Tùng khi Tiến Luật vay nóng 1 triệu đồng
19:51:51 04/07/2024
Nóng nhất lúc này: Một nữ diễn viên bị tố cặp kè người đàn ông có vợ vừa sinh con 6 tháng
23:26:14 04/07/2024

Tin mới nhất

Hezbollah phóng hàng trăm tên lửa nhằm vào các vị trí quân sự của Israel

05:51:22 05/07/2024
Đây là cuộc tấn công mới nhất của Hezbollah nhằm các mục tiêu của Israel sau khi quân đội nước này một ngày trước đó thông báo thêm một thủ lĩnh cấp cao của Hezbollah t.hiệt m.ạng trong cuộc tấn công của Israel.

Rò rỉ khí gas tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur

05:50:47 05/07/2024
Sở Cứu hỏa bang Selangor cho biết toàn bộ 20 người cần điều trị y tế là nhân viên sân bay. Những người này đều phàn nàn về tình trạng chóng mặt.

Bắt giữ 6 đối tượng liên quan vụ giẫm đạp tại Ấn Độ

05:50:08 05/07/2024
Một số nguồn tin khác cho biết cơn bão bụi dữ dội đã gây ra hoảng loạn khi mọi người đang rời khỏi sự kiện. Nhiều người bị giẫm đạp hoặc ngã chồng lên nhau, một số người ngã xuống cống ven đường.

Cử tri Anh bỏ phiếu bầu Hạ viện

19:07:53 04/07/2024
Trong cương lĩnh tranh cử, đảng Bảo thủ cam kết thúc đẩy tăng trưởng và giảm khoảng 17 tỷ bảng t.iền thuế mỗi năm trong khi tăng chi cho y tế công cao hơn mức tăng lạm phát, đồng thời giảm nhập cư.

Tóc giả làm từ thân chuối tại châu Phi

17:58:42 04/07/2024
Gần một thập kỷ sau, ở t.uổi 42, Tumusiime là giám đốc điều hành và đồng sáng lập của Cheveux Organique, công ty sản xuất tóc nối và tóc giả làm từ sợi chuối.

Israel chuyển 116 triệu USD t.iền thuế cho người Palestine

17:53:44 04/07/2024
Trong một diễn biến khác liên quan, ngày 3/7, Israel đã thông qua việc thu hồi mảnh đất rộng 12,7 km2 ở khu Bờ Tây. Đây được coi là hoạt động thu hồi đất lớn nhất của nước này trong khoảng 3 thập kỷ qua.

Hàn Quốc đặt mục tiêu thu hút 150.000 chuyên gia nước ngoài vào năm 2035

17:49:06 04/07/2024
Thứ trưởng Kim Byoung Hwan khẳng định những cải cách như vậy sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững.

Liên hợp quốc công bố báo cáo về hành vi ngược đãi 'không thể chấp nhận được'

17:46:36 04/07/2024
LHQ lâu nay vẫn quan ngại về điều kiện sống của những người Palestine bị giam giữ trong các nhà tù của Israel, và cảnh báo tình hình dường như tồi tệ hơn sau khi xung đột xảy ra.

Đằng sau việc Armenia công nhận nhà nước Palestine và phản ứng của Israel

10:40:47 04/07/2024
Đây là thời điểm thử thách đối với quan hệ Armenia - Israel. Hành động của Armenia được đưa ra khi cuộc xung đột ở Gaza vẫn tiếp diễn đã gửi đi những tín hiệu sai đến những bên đang giao chiến.

Nhiệm vụ khó khăn của Tổng thống Ukraine trong nước và quốc tế

10:38:42 04/07/2024
Những thách thức ngày càng gia tăng, vì cả Ukraine và đối tác phương Tây đều nhận ra họ cần khoản đầu tư khổng lồ về mặt tài chính, quân sự và con người để Ukraine có thể giữ vững các tuyến phòng thủ hiện tại.

Chính phủ Nhật Bản vui mừng khi 'chia tay' được đĩa mềm

08:55:30 04/07/2024
Đến giữa tháng 5, Cơ quan Kỹ thuật số của Nhật Bản đã loại bỏ tất cả 1.034 quy định quản lý sử dụng đĩa mềm, ngoại trừ một quy định nghiêm ngặt về môi trường liên quan đến tái chế.

Chuyến thăm của đội tàu Nga tới Venezuela thúc đẩy hòa bình và hợp tác

08:53:23 04/07/2024
Moskva và Caracas cũng có kế hoạch lắp đặt một nhà máy sản xuất insulin với công nghệ của Nga và một cơ sở cho hệ thống định vị vệ tinh Glonass ở Venezuela.

Có thể bạn quan tâm

'Bỏ túi' cách làm sườn heo nướng thơm mềm, ngon xuất sắc như nhà hàng

Ẩm thực

05:56:43 05/07/2024
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ những bí quyết ướp sườn nướng ngon chuẩn vị nhà hàng, giúp món ăn của bạn trở nên hoàn hảo hơn bao giờ hết.

Phụ nữ "tiêu t.iền khôn ngoan" là như thế nào?

Sáng tạo

05:55:21 05/07/2024
Tiêu t.iền khôn ngoan quả thực là một chủ đề rất quan trọng đối với chị em phụ nữ. Tiết kiệm quá mức có thể dẫn đến chất lượng cuộc sống thấp hơn, nhưng chi tiêu quá mức cũng có thể dẫn đến căng thẳng tài chính.

Phát hiện sinh vật giống kỳ nhông tồn tại trước khủng long

Lạ vui

05:50:21 05/07/2024
Theo các nhà nghiên cứu, loài săn mồi này có kích thước lớn hơn cả người, sử dụng chiếc đầu rộng, phẳng và hàm răng trước để hút và ngoạm con mồi bất ngờ, hộp sọ của nó có kích thước lên đến 60cm.

Vì sao HLV Martinez không dám cho Ronaldo ngồi dự bị?

Sao thể thao

23:34:54 04/07/2024
Sức ép đang đè nặng lên HLV Roberto Martinez sau màn trình diễn mờ nhạt của siêu sao Bồ Đào Nha khiến người ta đặt câu hỏi ông có dám cho Ronaldo ngồi dự bị hay không.

Trạm cứu hộ trái tim: Tiếc cho 'nữ thần VFC' Hồng Diễm

Hậu trường phim

23:13:06 04/07/2024
Nhiều người thấy tiếc cho Hồng Diễm vì trong sự nghiệp chói sáng của nữ diễn viên, Ngân Hà trong Trạm cứu hộ trái tim có lẽ là một thất bại của cô.

Cây hài sân khấu: NSƯT Bảo Quốc - gương mặt hài phúc hậu, hồn nhiên

Sao việt

22:57:05 04/07/2024
Trên sân khấu cải lương, có nhiều danh hài rất duyên dáng, đa năng, bởi họ có thể diễn luôn kịch nói, phim ảnh một cách tài tình.

Shuhua (G)I-DLE gây thất vọng với nhan sắc thật

Sao châu á

22:52:05 04/07/2024
Em út nhóm (G)I-DLE gây thất vọng với gương mặt kém thon gọn, đường nét mờ nhạt, điều duy nhất trở thành ưu điểm của cô là làn da trắng.

Diễn viên Diệu Nhi mang kinh nghiệm yêu gần chục năm lên show hẹn hò

Tv show

22:49:09 04/07/2024
Diệu Nhi cho biết cô đã phải vận dụng những kinh nghiệm yêu đương của mình để có thể ngồi vị trí ban bình luận trong show hẹn hò Đảo thiên đường .

Khám phá trọn vẹn thành phố Kuching, Malaysia thông qua những địa điểm

Du lịch

22:37:32 04/07/2024
Kuching, thủ phủ của Sarawak ở Malaysia, nổi tiếng với vẻ đẹp tự nhiên và di sản văn hóa phong phú. Thành phố này là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn khám phá những nét đặc sắc của văn hóa Borneo.

Cháy nhà 5 tầng trong ngõ nhỏ ở Hà Nội

Tin nổi bật

22:25:23 04/07/2024
Căn nhà 5 tầng ở thôn Cổ Điển A (xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội) bốc cháy. Ngọn lửa đỏ rực bùng lên khiến nhiều người trong khu dân cư hoảng hốt.

Cùng MyTV thưởng thức phim ngôn tình ngọt ngào nhất tháng 7 - Em đẹp hơn cả ánh sao

Phim châu á

22:16:01 04/07/2024
Em đẹp hơn cả ánh sao được đ.ánh giá là bộ phim ngôn tình ngọt ngào nhất tháng 7 cũng là bộ phim đang có độ hot lớn nhất vào thời điểm hiện tại.