Nấm linh chi điều trị ung thư: Sự thật khiến cả triệu người …ngã ngửa
Nấm linh chi từ lâu được xem như thần dược trong cuộc sống hàng ngày và nhất là những người bị bệnh ung thư họ cũng cố gắng tìm cho mình được cân nấm linh chi.
Ảnh minh họa.
Tế bào ung thư hết sau khi uống nấm linh chi?
Chị Nguyễn Thị Thư – 34 tuổi, Minh Khai, Hà Nội khoe với mọi người mẹ chị sau khi điều trị ung thư cổ tử cung ở viện về bà kiên trì uống nước linh chi say như trà và kết quả 3 tháng sau kiểm tra tế bào ung thư đã không còn.
Điều này khiến chị Thư và gia đình vô cùng vui mừng vì nấm linh chi đã quét sạch tế bào ung thư của mẹ chị. Chị Thư cũng chia sẻ với nhiều người đồng bệnh của mẹ và đều nhận được tín hiệu khả quan.
Không riêng gì chị Thư, khoảng 2 năm nay, chị Trần Thị Ngọc – Hạ Long, Quảng Ninh vẫn bớt ăn, bớt tiêu cố dành vài triệu đồng gửi mua nấm linh chi về nấu nước cho cả gia đình uống với hi vọng bồi bổ sức khỏe, phòng ung thư, phòng các bệnh khác.
Chị Ngọc kể, 3 năm trước em trai chị từ Hàn Quốc về mua tặng chi 1 kg nấm linh chi. Chị Ngọc lấy nấm nấu nước uống hàng ngày như trà và sau khi uống nấm linh chị chị thấy người khỏe hơn, đêm ngủ sâu giấc hơn.
Từ đó, chị Ngọc đã nghĩ ra cách nhịn ăn, nhịn tiêu để bồi bổ sức khỏe cho gia đình bằng trà nấm linh chi hàng ngày. Chị mua nấm linh chi, mang tới hiệu thuốc đông y thuê xay bột và về nhà cho vào túi lọc pha như pha trà uống hàng ngày.
Nhờ đó, mỡ máu của mẹ chồng chị cũng giảm đi ít nhiều.
Nấm linh chi tốt như thế nào?
Theo TS Phạm Việt Hoàng – nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Hà Nội nấm linh chi được xem là thảo dược quý. Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam nấm linh chi cũng như một ma trận với đủ mức giá khác nhau từ vài trăm nghìn đồng tới 6, 7 triệu đồng.
Video đang HOT
TS Hoàng cho biết nấm linh chi nếu mua với giá rẻ có thể đã bị rút hết hoạt chất trong nấm chỉ còn lại vỏ. Nấm linh chi được sử dụng nhiều nhất là cộng đồng người mắc bệnh ung thư. Tuy nhiên hiện nay, theo bác sĩ Hoàng đó chỉ là thông tin truyền miệng.
Trong đông y, nấm linh chi được sử dụng lâu đời ở các nước Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và tác dụng chính là tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể. Hiện nay có một số bài thuốc ghi nhận công dụng chữa bệnh của nấm linh chi.
Đối với bệnh nhân ung thư, nấm linh chi được đồn thổi tràn lan trên mạng với những công dụng siêu thần kỳ. Tuy nhiên, một bác sĩ Bệnh viện K trung ương cho rằng nấm linh chi hiện nay được coi là thực phẩm hỗ trợ trong điều trị ung thư chứ không phải là chữa được ung thư.
Các nghiên cứu về nấm linh chi trên tế bào ung thư đã được thử nghiệm nhưng mới chỉ trên thử nghiệm tế bào, động vật trong phòng thí nghiệm mà chưa thử nghiệm trên người.
Giai đoạn từ thử nghiệm trên tế bào, trên động vật đến trên người là cả một quá trình dài và không phải nghiên cứu nào thực hiện trong phòng thí nghiệm xong sẽ được đưa vào thử nghiệm trên người. Đến nay, nấm linh chi vẫn chỉ được ở mức độ khuyến cáo có thể dùng trong quá trình điều trị ung thư, hỗ trợ, tăng cường miễn dịch cho cơ thể nhằm chống lại tác dụng phụ cho quá trình điều trị.
TS Hoàng cũng lưu ý những người vừa mới phẫu thuật hay đang chờ phẫu thuật không nên sử dụng nấm linh chi bởi cơ thể lúc này cần sự ổn định để theo dõi các tác dụng phụ trước và sau phẫu thuật.
Người hay bị chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn cũng không nên dùng nấm linh chi bởi nó sẽ càng tăng bệnh hơn.
Trường hợp của mẹ chị Thư, trong quá trình điều trị ung thư bằng hóa chất, phẫu thuật và xạ trị tế bào ung thư dần dần được tiêu diệt và việc sử dụng nấm linh chi chỉ là bổ trợ sức khỏe chứ không phải là có tác dụng điều trị ung thư như chị và gia đình đang hiểu lầm.
Điều trị ung thư đến nay vẫn chỉ có các phương pháp được công nhận đó là phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch. Các biện pháp qua ăn, uống chỉ là bổ trợ và không phải là biện pháp chữa khỏi. Các biện pháp phải song song điều trị ung thư phải điều trị đa mô thức từ thuốc men, phẫu thuật đến tâm lý và thực phẩm.
Theo infonet
Nghiệt ngã ung thư: Những cách chữa trị cần biết
Có 1/3 loại ung thư có thể phòng ngừa, 1/3 chữa khỏi hoàn toàn (ở giai đoạn sớm), 1/3 kéo dài cuộc sống (giai đoạn muộn).
Ung thư đại trực tràng giai đoạn sớm có thể được điều trị nhờ phẫu thuật nội soi - NGUYÊN MI
"Công tác 27 năm tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, bao nhiêu thời gian đó tôi cũng đủ nhận ra quá nhiều kinh nghiệm điều trị cho bệnh nhân ung thư và cũng đã chứng kiến rất nhiều bệnh nhân đến đây điều trị. Tôi khẳng định, nếu bệnh nhân đến giai đoạn sớm và tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ, bệnh nhân sẽ hết bệnh, hoặc nếu không khỏi bệnh cũng kéo dài thời gian sống mà không phải đau đớn, bi thảm cuối đời. Nhiều bệnh nhân được điều trị ung thư đúng đắn, hiện giờ vẫn khỏe mạnh vẫn tái khám thường xuyên và không bị tái phát", bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Văn Tiến, Trưởng khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, chia sẻ.
Hầu như bệnh nhân ung thư được điều trị đúng đắn đều được kéo dài thời gian sống trên 5 năm đến trên 10 năm với chất lượng cuộc sống tốt.
Điều trị ung thư hiện nay phát triển rất mạnh với nhiều phương pháp điều trị hiện đại có thể chữa lành bệnh.
Theo bác sĩ Tiến, điều trị ung thư chính thống là điều trị đa mô thức, nghĩa là phải phối hợp một cách nhuần nhuyễn các "vũ khí" điều trị gồm: phẫu trị (phẫu thuật) - hóa trị - xạ trị - liệu pháp miễn dịch - hoóc môn - thuốc nhắm trúng đích...
Các biện pháp điều trị khác như liệu pháp dinh dưỡng, sản phẩm bổ sung... chỉ mang tính hỗ trợ.
"Đối với bệnh ung thư, bệnh nhân cần đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa ung thư và được tư vấn của bác sĩ các phương pháp điều trị. Tuân thủ đúng quy trình, phác đồ điều trị", bác sĩ Tiến nhấn mạnh.
Sau quá trình điều trị, bệnh nhân cũng nên tái khám định kỳ. Nếu tái phát, bệnh nhân cần được phát hiện sớm và có chiến lược điều trị phù hợp và hiệu quả.
"Trên thế giới, hiện nay, y khoa hay dùng cụm từ "cancer survivor" (người sống sót sau căn bệnh ung thư) để chỉ những người bệnh ung thư đã điều trị tích cực và vẫn sống nhiều năm sau điều trị. Tôi thích gọi họ là người chiến thắng căn bệnh ung thư hơn. Bởi lẽ, tôi hiểu họ đã dũng cảm như thế nào để vượt qua căn bệnh này. Họ đã phải vượt qua những cung bậc cảm xúc từ lo lắng, giận dữ, cô đơn, tuyệt vọng... từ khi được chẩn đoán đến lúc điều trị. Họ phải vượt qua được nỗi sợ hãi khi chấp nhận mình mang căn bệnh ung thư và dũng cảm đối diện với nó, chiến thắng những đau đớn do bệnh tật và cả do việc điều trị mang lại để đi đến cùng và có một cơ hội được sống", bác sĩ Tiến tâm sự.
Hiểu đúng ung thư
"Hầu hết các bệnh ung thư hiện nay đều có thể chữa được", bác sĩ Tiến khẳng định.
Theo ghi nhận của y văn thế giới, là bệnh nguy hiểm nhưng 1/3 loại ung thư có thể phòng ngừa, 1/3 chữa khỏi hoàn toàn (ở giai đoạn sớm), 1/3 kéo dài cuộc sống (giai đoạn muộn).
Nếu bị ung thư, bệnh nhân nên đến cơ sở chuyên sâu về điều trị ung thư để được hưởng những kỹ thuật điều trị ung thư hiện đại nhất trên thế giới.
"Nếu bệnh nhân đến giai đoạn sớm và tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ, bệnh nhân sẽ hết bệnh, hoặc nếu không khỏi bệnh cũng kéo dài thời gian sống mà không phải đau đớn, bi thảm cuối đời"
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Văn Tiến, Trưởng khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM
Sau khi điều trị xong và được cho xuất viện về để theo dõi, bệnh nhân phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ, đi tái khám theo dõi đều đặn.
"Thời điểm này, nếu bệnh nhân muốn uống thuốc nam, thuốc bắc (chẳng hạn lá cây đu đủ, máu rắn,...) cần phải được tư vấn của bác sĩ, hoặc đến những cơ sở đông dược, y học cổ truyền chính quy... Tuy nhiên, phải cẩn thận tác động tới gan, thận,...", bác sĩ Tiến khuyến cáo thêm.
Phải có chế độ sinh hoạt điều độ, lành mạnh, đúng cách, gồm: Tinh thần là quan trọng nhất, lạc quan sẽ là phương thuốc nhiệm mầu làm tăng miễn dịch chống lại tế bào ung thư.
Chế độ tập luyện thể dục thể thao hợp lý, tùy theo tuổi và theo bệnh: đi bộ, chạy xe đạp, dưỡng sinh, yoga, hay chơi môn thể thao nào đó phù hợp với mình.
Chế độ ăn uống phù hợp không kiêng cử thái quá, ăn đủ chất và nhiều dinh dưỡng ngũ cốc, rau quả...
Đăc biệt, tham gia hội hè, đoàn đội, câu lạc bộ của những người bị ung thư cùng chia sẻ kinh nghiệm sống và điều trị; sinh hoạt dưỡng sinh, du lịch...
"Phòng bệnh, chích ngừa, khám sức khỏe định kỳ, tầm soát để phát hiện và điều rị sớm là quan trọng để chống ung thư", bác sĩ Tiến khẳng định.
Theo thanhnien
Phẫu thuật nội soi bằng robot trong điều trị ung thư Bệnh viện K T.Ư (Hà Nội) đã đưa vào sử dụng hệ thống robot phẫu thuật nội soi mới nhất có tính năng ưu việt trong phẫu thuật điều trị giúp nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư (UT). Ảnh minh họa - Ảnh: Shutterstock Robot hỗ trợ phẫu thuật viên phẫu tích tỉ mỉ, chính xác trong cuộc mổ,...