Nam Kinh đã bình thường lại sau 1 tháng kiểm soát biến thể Delta
Tất cả các khu vực ở thành phố Nam Kinh, Trung Quốc đã được xếp vào nhóm nguy cơ thấp sau một tháng đối phó biến thể Delta.
Đây là nơi ghi nhận các ca nhiễm đầu tiên trong đợt dịch mới nhất ở Trung Quốc.
Một địa điểm xét nghiệm PCR ở quận Giang Ninh, thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô vào ngày 12-8 – Ảnh: TÂN HOA XÃ
Ngày 20-8, tờ Trung Quốc Nhật báo đưa tin thành phố Nam Kinh thuộc tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc, đang quay trở lại trạng thái bình thường sau cuộc chiến với biến thể Delta kéo dài 1 tháng qua. Đây là nơi ghi nhận các ca nhiễm đầu tiên trong đợt dịch mới nhất ở Trung Quốc.
Tất cả các khu vực ở Nam Kinh đều đã được hạ xuống mức nguy cơ thấp trong ngày 19-8. Thành phố này sẽ dần nối lại hoạt động vận tải công cộng.
Video đang HOT
Ông Đinh Tiểu Bình (Ding Xiao Ping), phó giám đốc Ủy ban Y tế Nam Kinh, cho biết việc giảm mức độ nguy cơ với mọi khu vực ở Nam Kinh đã được các chuyên gia phòng ngừa và kiểm soát COVID-19 tán thành.
“Mặc dù khu Lộc Khẩu (khu vực nguy cơ trung bình cuối cùng ở Nam Kinh) thuộc quận Giang Ninh đã được hạ từ mức nguy cơ trung bình sang nguy cơ thấp, người dân sống ở đó vẫn sẽ bị cách ly thêm 7 ngày để đảm bảo an toàn” – ông Đinh phát biểu tại cuộc họp báo hôm 19-8.
Khu Lộc Khẩu là nơi tọa lạc của sân bay quốc tế Lộc Khẩu. Sân bay này đã ghi nhận các ca nhiễm đầu tiên (ngày 20-7) trong đợt dịch mới nhất ở Trung Quốc.
Đợt dịch này – với sự xuất hiện của biến thể Delta – đã lan ra nhiều tỉnh thành từ miền bắc tới miền nam Trung Quốc, gồm cả Bắc Kinh, nơi trước đó không ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng nhiều tháng liền.
Nhiều phụ huynh ở Nam Kinh đã vui mừng khi nghe được thông tin trên. Bởi trẻ em trong thành phố chỉ có thể quay lại trường học sau 21 ngày toàn bộ khu vực trong thành phố được phân loại có nguy cơ thấp.
Các hoạt động vận tải công cộng tại Nam Kinh sẽ dần được nối lại. Trong đó, các dịch vụ đường sắt sẽ mở lại trong ngày 20-6, gồm các chuyến tàu từ Nam Kinh tới thành phố Thượng Hải.
Các chuyến xe buýt đi lại giữa các thành phố – xuất phát từ 9 bến xe buýt ở Nam Kinh – sẽ hoạt động lại vào ngày 26-8.
6 ngày liền không có ca nhiễm mới
Từ đầu đợt dịch mới đến nay, Nam Kinh đã ghi nhận tổng cộng 235 ca nhiễm trong cộng đồng. Thành phố 9,3 triệu dân không ghi nhận ca nhiễm mới nào trong 6 ngày liên tiếp vừa qua.
Hiện nay các thành phố khác ở Trung Quốc vẫn còn ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng. Sáng 20-8, Trung Quốc công bố ghi nhận 4 ca nhiễm mới trong cộng đồng trong 24 giờ trước đó, gồm 2 ca ở tỉnh Giang Tô (đều ở thành phố Dương Châu) và 2 ca ở tỉnh Vân Nam.
Giới chuyên gia Trung Quốc kêu gọi thay đổi cách chống dịch 'không COVID-19'
Giới chuyên gia y tế Trung Quốc cho rằng chính quyền cần thay đổi cách tiếp cận "không COVID-19" trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới bắt đầu mở cửa trở lại.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Nam Kinh, Giang Tô. Ảnh: THX/TTXVN
Liu Guoen, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Y tế Kinh tế tại Đại học Bắc Kinh nhận định rất khó để một nước đạt mục tiêu "không có ca nhiễm COVID-19" tại thời điểm biến thể Delta lây lan mạnh trên thế giới. Phát biểu tại cuộc hội thảo trực tuyến do công ty công nghệ Baidu tổ chức ngày 6/8, ông Liu cho rằng Trung Quốc cần mở những cuộc thảo luận nghiêm túc và có hệ thống để đi tới quyết định có cần điều chỉnh và tối ưu hóa chiến dịch hiện tại hay không.
Cũng tại hội thảo này, Zeng Guang, chuyên gia dịch tễ trưởng tại Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) Trung Quốc đồng thuận với luận điểm cần có thay đổi để thiết lập miễn dịch cộng đồng bền vững hơn, từng bước tiến đến chấm dứt cách tiếp cận "không COVID-19".
"Đa phần những ca nhiễm trong đợt dịch hiện nay là thể nhẹ, không nên vì vậy mà cảm thấy hoảng sợ hay sức ép. Giữ không có ca nhiễm bệnh nào là điều hoàn toàn không khả thi xét trong bối cảnh toàn cầu... Nhiều nước sẽ mở cửa biên giới mà không cần phải chờ đến khi không còn ca COVID-19 nào", chuyên gia này chia sẻ.
Trung Quốc đang đối diện với đợt bùng phát nghiêm trọng nhất trong gần một năm trở lại đây, khởi đầu từ ổ dịch tại sân bay Lộc Khẩu Nam Kinh ở tỉnh Giang Tô hôm 20/7. Biến thể Delta đã khiến dịch bệnh lây lan sang 16 tỉnh với tổng số trên 600 ca nhiễm.
Về cơ bản, giới chức y tế nước này hiện vẫn áp dụng chiến lược "nhổ tận gốc" nhằm đạt mục tiêu "không COVID-19", thông qua biện pháp truy vết, xét nghiệm quy mô lớn, kiểm soát chặt việc di chuyển nội địa cũng như xuyên biên giới.
Cách tiếp cận "nhổ tận gốc" này đã giúp Trung Quốc đạt mục tiêu không có lây nhiễm cộng đồng trong một thời gian dài, đưa kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 2,3% trong năm 2020. Nhưng ngày càng có nhiều quan ngại về chiến lược kiểm soát dịch bệnh này, bởi tổn thất mà nó tạo ra lớn hơn so với lợi ích xét dưới góc độ kinh tế, nhất là trong bối cảnh nhiều nước đang chuyển sang bước "sống chung với virus".
Biến thể Delta tạo thêm sức ép cho kinh tế cho Trung Quốc Biến thể Delta gây ra những nguy cơ mới đối với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, khi dịch bệnh lây lan từ khu vực duyên hải miền đông tới các thành phố lớn nằm sâu trong nội địa. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Nam Kinh, Giang Tô. Ảnh: THX/TTXVN Một tháng sau khi COVID-19 gây...