Năm kịch bản cho tương lai của Dải Gaza

Theo dõi VGT trên

Nếu quân đội Israel đạt được mục tiêu đ.ánh bật lực lượng Hamas ra khỏi Gaza, ai sẽ nắm quyền kiểm soát dải đất này khi xung đột kết thúc?

Năm kịch bản cho tương lai của Dải Gaza - Hình 1
Pháo tự hành M109 155mm của quân đội Israel phóng đạn pháo về Dải Gaza ngày 28/10. Ảnh: AFP/TTXVN

Israel đã huy động khoảng 350.000 quân dự bị. Trong đó có nhiều người đang trong tình trạng sẵn sàng ở biên giới Liban. Những người khác chờ đợi ở rìa Gaza, sẵn sàng tham gia một cuộc tấn công trên bộ.

Ngày 28/10, Israel thông báo chiến dịch tấn công lực lượng Hamas ở Gaza đã bước sang giai đoạn mới. Trong thông báo bằng video, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant cho biết lực lượng quân đội nước này đã thực hiện các cuộc tấn công trên bộ và dưới lòng đất, nơi mà phong trào Hamas xây dựng các đường hầm quân sự, trong đêm 27/10. Ông Gallant nêu rõ chiến dịch sẽ tiếp diễn cho tới khi có mệnh lệnh mới.

Có một câu hỏi vẫn tiếp tục xuất hiện. Tương lai của Gaza sẽ đi về đâu nếu Israel đạt được mục tiêu xóa sổ lực lượng Hamas. Người Israel chưa đưa ra câu trả lời chính thức nào cho câu hỏi này. Cũng chưa rõ liệu Israel có thể loại bỏ hoàn toàn lực lượng Hamas hay không.

Tuy nhiên, theo ông Michael Milshtein tại Trung tâm nghiên cứu châu Phi Trung Đông Moshe Dayan ở Đại học Tel Aviv, có một điều rõ ràng. Sẽ không có khoảng trống quyền lực.

Vậy, trật tự sẽ được thiết lập như thế nào ở Dải Gaza sau khi cuộc xung đột này kết thúc? Theo ông Milshtein, có một số kịch bản nhưng chúng đều kèm theo thách thức. Giáo sư Stephan Stetter tại Đại học Lực lượng Vũ trang Liên bang Đức ở Munich, cũng nhận thấy điều tương tự.

Kịch bản 1: Israel kiểm soát Dải Gaza

Năm kịch bản cho tương lai của Dải Gaza - Hình 2
Người dân tìm kiếm nạn nhân mắc kẹt dưới đống đổ nát sau cuộc không kích của Israel xuống Khan Younis, Dải Gaza, ngày 26/10. Ảnh: THX/TTXVN

Cho đến năm 2005, Israel đã kiểm soát về mặt quân sự Dải Gaza và có khả năng lặp lại điều này một lần nữa. Nhưng bước đi như vậy có thể kích động các cuộc tấn công quân sự mới. Ông Stetter nhận định với kênh DW rằng điều này cũng sẽ tác động gây biến động cán cân quyền lực trong khu vực.

Ông nói: “Có những ý kiến ở Israel đang gợi ý rằng nước này nên chiếm đóng Dải Gaza một lần nữa. Và đó sẽ là nguồn năng lượng cho tất cả những ai muốn đổ thêm dầu vào lửa và tiếp tục cuộc xung đột Israel- Palestine này”.

Ngoài ra, theo luật nhân đạo quốc tế, chính quyền chiếm đóng có trách nhiệm đối với người dân nơi họ đang chiếm giữ. Ông Stetter phân tích: “Israel khi đó sẽ phải tự mình đảm nhận nhiệm vụ này. Về mặt tài chính, điều đó sẽ vượt quá khả năng của họ”.

Video đang HOT

Tuy nhiên, Israel sẽ không thể tái chiếm Dải Gaza trước sự phản đối của các đồng minh phương Tây, bao gồm cả Mỹ. Động thái như vậy cũng sẽ tác động tiêu cực đến mối quan hệ của Israel với các quốc gia khác ở Trung Đông, những quốc gia mà Israel đang cố gắng bình thường hóa quan hệ. Ông Stetter nói: “Đó là lý do tại sao tôi nghĩ một động thái như vậy khó có thể xảy ra”.

Kịch bản 2: Chính quyền Palestine kiểm soát Gaza

Theo ông Milshtein, một viễn cảnh khác là Chính quyền Palestine quay trở lại Gaza và nắm quyền kiểm soát ở đó.

Theo ông Stetter, chính quyền Palestine có thể đóng vai trò quan trọng trong tương lai của Dải Gaza, nhưng có một yếu tố khác cần xem xét. Ông giải thích: “Nếu Chính quyền Palestine tiến vào Dải Gaza sau chiến thắng của Israel trước lực lượng Hamas, thì một số người có thể coi đó là trục lợi chiến tranh”.

Kịch bản 3: Chính quyền người dân thường Palestine

Năm kịch bản cho tương lai của Dải Gaza - Hình 3
Người đàn ông ôm một em nhỏ bị thương sau cuộc không kích của Israel xuống Dải Gaza ngày 27/10. Ảnh: IRNA/TTXVN

Theo ông Milshtein, một viễn cảnh khác là chính quyền dân sự hỗn hợp của người Palestine. Một cơ quan có thẩm quyền như vậy có thể được tạo thành từ các đại diện khác nhau của xã hội Palestine, chẳng hạn như các thị trưởng địa phương. Nó cũng có thể có mối quan hệ chặt chẽ với Chính quyền Palestine. Một mô hình lãnh đạo như vậy có thể được Ai Cập, Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Mỹ ủng hộ.

Kịch bản 4: Chính quyền do Liên hợp quốc đứng đầu

Ông Stetter nói về mặt lý thuyết, Liên hợp quốc có thể tiếp quản khu vực xung đột sau khi một bên tham gia bị đ.ánh bại. Ông đề cập đến các ví dụ trước đó từ Kosovo và Timor Leste.

Ông nhấn mạnh: “Nhưng điều đó không thực tế ở Dải Gaza. Sẽ khó hơn nhiều trong trường hợp này, nếu không muốn nói là không thể vì cuộc xung đột là tâm điểm của dư luận toàn cầu”. Ông Stetter nói thêm rằng việc nhận được sự ủy nhiệm của Liên hợp quốc về vấn đề như vậy cũng sẽ khó khăn.

Kịch bản 5: Chính quyền do các nước Arab vận hành

Ông Stetter muốn một kịch bản khác trong đó các quốc gia Arab sẽ dẫn đầu ở Dải Gaza, cùng với Chính quyền Palestine. Ông nói: “Điều này thực sự có thể có lợi cho một số quốc gia Arab, đặc biệt là những nước không chấp nhận Tổ chức Anh em Hồi giáo”. Lực lượng Hamas được coi là chi nhánh Palestine của Tổ chức Anh em Hồi giáo mà Ai Cập, Saudi Arabia và UAE phản đối.

Hiện tại, các quốc gia này tập trung vào tình đoàn kết với người Palestine và những tội ác chiến tranh có thể xảy ra ở Gaza. Người dân ở các quốc gia Arab này cũng bày tỏ quan điểm tương tự.

Tuy nhiên, không rõ liệu các quốc gia Arab khác, ngay cả những nước có liên hệ ngoại giao với Israel, có sẵn sàng đầu tư vốn chính trị vào một kế hoạch như vậy hay không. Các chuyên gia cho rằng mô hình như vậy chỉ có thể thực hiện được trong trung hạn.

Xung đột Israel Hamas có thể đẩy giá dầu lên 150 USD/thùng

Xung đột Israel - Hamas được coi là "sự kiện thiên nga đen" trên thị trường dầu mỏ, có khả năng đẩy giá dầu lên 150 USD/thùng.

Xung đột Israel Hamas có thể đẩy giá dầu lên 150 USD/thùng - Hình 1
Khói bốc lên sau cuộc không kích của Israel xuống Rafah, Dải Gaza ngày 26/10. Ảnh: THX/TTXVN

Theo phân tích của đài RT, khả năng này bắt nguồn từ mối lo ngại về những vấn đề trong khu vực, đặc biệt là xung đột giữa Israel và lực lượng Hamas đang diễn ra và có khả năng leo thang, lan rộng.

Nguy cơ là Hamas có thể được phong trào Hezbollah ở Liban hỗ trợ trong cuộc chiến với Israel. Thị trường lo ngại khả năng này vì Iran có thể gây ảnh hưởng với Hezbollah để mở ra mặt trận thứ hai chống Israel, khiến Israel tấn công Iran. Để đáp lại, Iran có thể lựa chọn đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến đường vận chuyển dầu mỏ quan trọng trên toàn cầu. Hành động này sẽ làm gián đoạn nguồn cung dầu, dẫn đến giá dầu tăng vọt và góp phần gây ra lạm phát do chi phí năng lượng tăng.

Trong thực tế, các thị trường đã biến động tiêu cực do xung đột Israel - Hamas bất ngờ bùng phát, khiến các nhà quan sát thị trường không còn lựa chọn nào khác ngoài việc thừa nhận tác động. Mặc dù một số chuyên gia nhận định rằng sự kiện ở Dải Gaza hiện nay có tác động hạn chế đến giá dầu toàn cầu và nền kinh tế nói chung, nhưng khi tìm hiểu kỹ hơn, thực tế lại phức tạp hơn.

Sau cuộc tấn công của Hamas vào Israel ngày 7/10, giá dầu ban đầu tăng vọt nhưng sau đó lại giảm xuống vào cuối ngày. Tuy nhiên, tình hình không như vẻ bề ngoài. Cuộc xung đột Israel - Hamas hiện nay không thể đoán trước diễn biến, giống như "sự kiện thiên nga đen" trên thị trường hàng hóa. Đây là một thuật ngữ do ông Nassim Nicholas Taleb đặt ra để mô tả những sự kiện rất khó xảy ra và không lường trước được, có tác động sâu sắc đến thị trường, xã hội.

Sự kiện kiểu này khiến không chỉ các nhà giao dịch mà cả các ngân hàng trung ương, đặc biệt là Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), mất cảnh giác khi đang đối phó với lạm phát và lãi suất trái phiếu kho bạc tăng vọt.

Mặc dù Fed gọi đây là sự kiện có tính chất tạm thời, nhưng ngược lại hoàn toàn, cuộc xung đột giữa Israel và Hamas hiện nay dường như không hề mang tính tạm thời mà đã tràn ra khỏi biên giới. Ví dụ mới nhất là vụ tên lửa rơi xuống thị trấn nghỉ dưỡng Taba của Ai Cập giáp biên giới Israel sáng sớm 27/10.

Nếu tình trạng này leo thang trong khu vực, gián đoạn nguồn cung năng lượng có thể đẩy giá dầu lên mức đáng ngại 150 USD/thùng, gây ra lo ngại về lạm phát và khả năng suy thoái kinh tế.

Trước đây, chúng ta đã trải qua hỗn loạn về địa chính trị gây ra những làn sóng chấn động trên thị trường dầu mỏ. Chiến tranh Yom Kippur năm 1973, một chương đầy biến động trong lịch sử xung đột ở Trung Đông, là một ví dụ.

Khi các quốc gia Arab khởi xướng lệnh cấm vận dầu mỏ để phản ứng với cuộc chiến Yom Kippur, giá dầu bắt đầu tăng vọt. Tại các trung tâm giao dịch như New York, giá dầu đã tăng sốc khoảng 300% đến 400%, tùy thuộc vào loại dầu thô và khung thời gian. Thay đổi địa chấn này đã lan rộng trên toàn cầu, ảnh hưởng đến các nền kinh tế toàn cầu.

Vào ngày 19/10/1973, ngay sau khi Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Richard Nixon yêu cầu Quốc hội cung cấp 2,2 tỷ USD viện trợ khẩn cấp cho Israel trong Chiến tranh Yom Kippur, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ Arab (OAPEC) đã ban hành lệnh cấm vận dầu mỏ với Mỹ. Lệnh cấm vận đã chấm dứt hoạt động xuất khẩu dầu từ các quốc gia OAPEC sang Mỹ, kích hoạt một loạt đợt cắt giảm sản lượng làm thay đổi đáng kể giá dầu toàn cầu.

Những đợt cắt giảm sản lượng này đã khiến giá tăng gần gấp bốn lần, từ 2,9 USD/thùng trước lệnh cấm vận lên 11,65 USD/thùng vào tháng 1/1974. Vào tháng 3/1974, giữa những bất đồng trong nội bộ OAPEC về thời gian áp dụng lệnh cấm vận, lệnh cấm vận đã chính thức được dỡ bỏ. Tuy nhiên, giá dầu vẫn ở mức cao từ đó.

Giữa biến động trên thị trường năng lượng hiện nay, một câu hỏi quan trọng đã xuất hiện: Mỹ sẽ phản ứng thế nào trước cuộc khủng hoảng dầu mỏ này, đặc biệt nếu nước này tích cực tham gia vào cuộc xung đột đang diễn ra giữa Israel và Hamas? Chỉ cần Mỹ dự tính tham gia xung đột là có thể sẽ gây ra phản ứng mạnh mẽ từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Phản ứng này có thể là lệnh cấm vận dầu mỏ, không chỉ nhắm vào Mỹ mà còn có khả năng mở rộng khắp Đại Tây Dương để tác động đến cả châu Âu.

Xung đột Israel Hamas có thể đẩy giá dầu lên 150 USD/thùng - Hình 2
Một giếng dầu tại thị trấn Qahtaniyah, tỉnh Hasakah, đông bắc Syria. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong khi đó, eo biển Hormuz giữ vị trí then chốt trên thị trường dầu mỏ toàn cầu. Khoảng 1/6 nguồn cung cấp dầu mỏ và 1/3 lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng của thế giới được vận chuyển qua eo biển hẹp này. Iran kiểm soát 7 trong số 8 hòn đảo ở khu vực eo biển Hormuz và duy trì hiện diện quân sự trên mỗi hòn đảo. Vị trí chiến lược này cho phép Iran có khả năng làm gián đoạn quá trình vận chuyển dầu - một động thái có thể gây tác động sâu sắc đối với an ninh năng lượng toàn cầu.

Nếu eo biển Hormuz bị đóng cửa hoặc quá trình vận chuyển dầu qua đây bị gián đoạn đáng kể, cùng với lệnh cấm vận dầu khí Nga, thì giá dầu và khí đốt tự nhiên hóa lỏng có thể đạt mức cao chưa từng thấy.

Các yếu tố này báo hiệu khả năng bất ổn trên thị trường năng lượng, trong đó xung đột Israel - Hamas gây ra mối đe dọa đáng kể đối với an ninh năng lượng ở châu Âu, đặc biệt khi không còn nhiều nguồn cung cấp khí đốt từ Nga.

Trong khi Kho Dự trữ Dầu khí Chiến lược (SPR) được lập ra là để đề phòng những trường hợp thị trường eo hẹp, nhưng gần đây, Mỹ lại liên tục xả kho SPR và không có ý định bổ sung kho dự trữ thiết yếu này.

Khi Mỹ xả nguồn dự trữ chiến lược, Trung Quốc lại tích cực lấp đầy kho dự trữ, hưởng lợi từ mua dầu Nga giảm giá. Đồng thời, OPEC và Saudi Arabia lại thực hiện cắt giảm sản lượng dầu, khiến nguồn cung dầu thêm thắt chặt.

Trong năm tới, Trung Quốc có thể gây tác động đáng kể lên thị trường dầu toàn cầu trong bối cảnh nền kinh tế này tiếp tục có nhu cầu dầu lớn.

Trong bối cảnh thị trường dầu mỏ chịu nhiều ảnh hưởng, nhất là ảnh hưởng địa chính trị, các chuyên gia cho rằng sớm hay muộn giá dầu cũng sẽ tăng lên mức 150 USD/thùng khi "sự kiện thiên nga đen" liên quan Israel - Hamas sẽ có những diễn biến khó lường.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nhiều bệnh nhân ung thư nằm chờ c.hết bỗng khỏi bệnh, vì sao?
06:43:55 27/06/2024
Kiev và Moskva phản ứng với kế hoạch hòa bình Ukraine do phe ông Trump đưa ra
06:44:33 26/06/2024
Nội dung chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống quốc gia thành viên NATO
21:31:35 25/06/2024
Nội dung cuộc điện đàm đầu tiên giữa BTQP hai nước Mỹ-Nga sau thời gian dài
12:49:38 26/06/2024
Nhật Bản tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn bay
09:11:57 25/06/2024
Nhà sáng lập WikiLeaks đồng ý nhận tội
11:38:46 25/06/2024
Mưa lớn và sét đ.ánh khiến ít nhất 20 người t.hiệt m.ạng ở Nepal
22:31:25 26/06/2024
Cố vấn của ông Trump tiết lộ kế hoạch chấm dứt xung đột Nga - Ukraine
21:22:54 25/06/2024

Tin đang nóng

Bảo mẫu con gái Mai Phương bị tố ăn chặn t.iền quyên góp, tag hỏi thẳng Phùng Ngọc Huy 1 câu
06:22:20 27/06/2024
Ngô Cẩn Ngôn, Vương Tinh Việt yêu nhau ở phim mới sau "Mặc vũ vân gian" gây bão MXH: Còn có cả tên couple!
05:56:36 27/06/2024
Cặp sao hạng A xấu mặt, tán gia bại sản vì... quý tử
06:25:09 27/06/2024
BLACKPINK bị ném gấu bông nghi có camera quay lén: Jisoo - Jennie xử lý tinh tế, phản ứng Lisa gây tranh cãi!
01:20:34 27/06/2024
Clip hot: Bộ 3 Daehan - Minguk - Manse gây choáng với chiều cao hơn 1m75 ở t.uổi 12 trên truyền hình
06:33:03 27/06/2024
Trạm Cứu Hộ Trái Tim tập 48: Nghĩa tiết lộ sự thật động trời khiến An Nhiên sụp đổ, phản ứng của khán giả mới bất ngờ
06:14:33 27/06/2024
Mốt Y3K của Châu Bùi
06:41:27 27/06/2024
Nhiều người có thể bị buộc tội liên quan đến cái c.hết của sao phim "Friends"
07:16:25 27/06/2024

Tin mới nhất

Nhiều người dân sẽ theo dõi cuộc tranh luận giữa ông Biden và ông Trump

07:48:22 27/06/2024
Trước khi diễn ra cuộc tranh luận, cả hai ứng cử viên nhìn chung vẫn không nhận được sự ủng hộ của đông đảo cử tri, mặc dù ông Trump vẫn duy trì lợi thế ở mức khiêm tốn về tỉ lệ ủng hộ so với ông Biden.

Lý do chính quyền Biden muốn triển khai nhà thầu quốc phòng Mỹ tới Ukraine

07:40:52 27/06/2024
Nhà Trắng đang xem xét cho phép các nhà thầu quân sự Mỹ triển khai tới Ukraine để sửa chữa và bảo trì các thiết bị mà Washington cung cấp.

Thông điệp bất thường của giới chức Mỹ gửi Hezbollah

07:36:07 27/06/2024
Thông điệp cứng rắn trên xuất hiện khi nhiều quan chức Mỹ buộc phải thuận theo khả năng Israel sẽ có động thái lớn chống Hezbollah trong những tuần tới.

Nga, Belarus nghiên cứu chi tiết về cấu trúc an ninh Á-Âu mới

07:30:08 27/06/2024
Nga và Belarus đang tập trung vào việc điều chỉnh chính sách đối ngoại của hai nước cũng như khám phá một số sáng kiến an ninh Á-Âu mới.

Ý nghĩa đằng sau chuyến thăm chính thức Nga sắp tới của Thủ tướng Ấn Độ

07:23:42 27/06/2024
Bên cạnh đó, chuyên gia Kupriyanov không nhận thấy bất kỳ mối đe dọa nào đối với thương mại Nga -Ấn Độ từ gói trừng phạt thứ 14 của EU đối với hệ thống tài chính thay thế phương Tây của Nga.

EU muốn củng cố hơn nữa quan hệ đối tác với NATO

07:21:47 27/06/2024
Theo kế hoạch, ông Rutte sẽ tiếp quản chức Tổng thư ký NATO từ ngày 1/10, thời điểm ông J.Stoltenberg hết nhiệm kỳ sau 10 năm đứng đầu liên minh quân sự này.

Giáo hoàng Francis yêu cầu Vatican chỉ sử dụng năng lượng Mặt Trời

07:19:41 27/06/2024
Trong nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, Giáo hoàng Francis đã yêu cầu Vatican lắp đặt một nhà máy năng lượng Mặt Trời để cung cấp điện cho toàn bộ Tòa thánh Vatican.

Indonesia cân nhắc mua công ty gạo Campuchia để tăng nguồn cung

22:35:47 26/06/2024
Các chuyên gia đ.ánh giá, kế hoạch gần đây của Indonesia nhằm mua lại công ty gạo Campuchia để tăng cường nguồn cung, có thể gặp trở ngại.

Những tác động tiềm tàng từ cuộc bầu cử sớm ở Pháp

22:28:23 26/06/2024
Cùng với đó, viễn cảnh phe cực hữu lên cầm quyền đang hiển hiện ngày một gần thêm, song song với đó là những lo ngại về nguy cơ nước Pháp rời khỏi EU.

Tắc nghẽn cảng biển lan rộng sang châu Á

21:21:40 26/06/2024
Giới phân tích cảnh báo, chi phí vận chuyển leo thang sẽ làm gia tăng nguy cơ tăng giá đối với người tiêu dùng trong bối cảnh nhiều nước đang nỗ lực kiềm chế lạm phát.

Hàn Quốc đẩy nhanh điều tra vụ cháy nhà máy pin

21:19:17 26/06/2024
Ba quan chức của Aricell đã bị lập biên bản vi phạm Luật sức khỏe và an toàn lao động. Họ có thể đối mặt với án phạt nặng sau cuộc điều tra này.

Nhiều doanh nghiệp mở rộng thị trường để tìm kiếm động lực tăng trưởng

21:13:28 26/06/2024
Các dịch vụ mới đang được phát triển hoặc đã triển khai sẽ được chuyển đến trung tâm mới. Trung tâm sẽ chủ trì việc xây dựng chiến lược mở rộng các mảng kinh doanh mới và đưa vào kế hoạch kinh doanh sắp tới.

Có thể bạn quan tâm

Nhớ mùa Euro thuở nhỏ, mấy anh em hò hét khản giọng bên chiếc tivi trắng đen

Góc tâm tình

08:34:28 27/06/2024
Đến mùa Euro, tôi lại nhớ ngày nhỏ cùng anh em quây quần xem bóng đá với chiếc tivi trắng đen. Sau những trận hò hét khản giọng, chúng tôi lại được mẹ chiêu đãi một nồi cháo nóng.

Sao Việt 27/6: Hoa hậu Ý Nhi vai trần gợi cảm, Nhã Phương muốn làm ca sĩ

Sao việt

08:27:37 27/06/2024
Hoa hậu Ý Nhi khoe nhan sắc trong veo khi xuất hiện tại một dự án nhân ái, bà xã Trường Trang dí dỏm tiết lộ muốn làm ca sĩ.

Faker bỏ túi 660.000 USD nhờ hành động đặc biệt

Mọt game

08:24:24 27/06/2024
Kể từ khi trang phục Đại Sảnh Huyền Thoại của Faker ra mắt, ban tổ chức LPL đã hứa hẹn về việc sẽ mời Faker về livestream quảng cáo sản phẩm trên mạng xã hội Douyin (phiên bản Trung Quốc của Tiktok).

Rùng mình với thứ nguyên vẹn 2.000 năm trong ngôi mộ cổ

Lạ vui

08:19:21 27/06/2024
Trong một hầm mộ cổ ở Tây Ban Nha là thứ giống như bình rượu vang đỏ kỳ quái, 2.000 năm không bị bốc hơi. Sự thật đằng sau còn đáng sợ hơn.

Các dấu hiệu cho thấy cơ thể đang 'cầu cứu' vì mất nước cần chú ý trong mùa hè

Sức khỏe

07:56:19 27/06/2024
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, khiến cơ thể dễ mất nước qua mồ hôi. Để đảm bảo sức khỏe, bạn cần chú ý lắng nghe những tín hiệu cầu cứu của cơ thể để bổ sung nước kịp thời.

Tự Long lộ tạo hình khác lạ, gửi lời xin lỗi các anh trai chung gameshow

Tv show

07:50:31 27/06/2024
NSND Tự Long gây ấn tượng với tạo hình bụi bặm trong gameshow và gửi lời xin lỗi đến các anh trai cùng tham gia vì không dự buổi ra mắt chương trình.

Steam tiếp tục tặng quà mới, miễn phí hai bom tấn cực chất lượng

Phong cách sao

07:42:28 27/06/2024
Bên cạnh việc luôn duy trì được lượng người dùng ổn định, đồng thời có không ít tựa game độc quyền thú vị, bản thân Steam đôi khi cũng mang tới những phần quà cực kỳ hậu hĩnh dành cho tất cả.

Lịch sử tình trường của "em gái quốc dân" IU

Sao châu á

07:36:21 27/06/2024
Sở hữu nhan sắc xinh đẹp và sự nghiệp đáng mơ ước, chuyện tình cảm của nữ ca sĩ IU cũng luôn nhận được sự quan tâm của người hâm mộ.

Trạm cứu hộ trái tim - Tập 48: Hà công khai nhận lời cầu hôn Vũ trên sóng radio

Phim việt

07:32:12 27/06/2024
Sau một đêm trằn trọc suy nghĩ, Hà đã quyết định lên chương trình Trạm cứu hộ trái tim kể về câu chuyện của mình và thông qua đây, chính thức nhận lời cầu hôn của Vũ.

"Squid Game" được làm lại phiên bản Mỹ, nhận nhiều ý kiến trái chiều

Hậu trường phim

07:28:15 27/06/2024
Tên của đạo diễn sẽ thực hiện bản làm lại Squid Game của Mỹ đã được công bố. Tuy nhiên, hiện tại đang có nhiều phản ứng trái chiều về quyết định này.

"Đối thủ" của Gấm Kami k.hoe b.ody cực cuốn, "thả thính" mượt mà khiến fan nam xin luỵ

Netizen

07:25:01 27/06/2024
Lê Tuyết Anh - sinh viên trường Đại học Greenwich,gái xinhlàng bi-a, là đối thủ của Gấm Kami trong nhiều giải đấu chính thức chiếm sóng của đàn chị thời gian gần đây.