Năm khỉ, NSND Ngọc Giàu nói chuyện ‘Tề Thiên’
NSND Ngọc Giàu từng một lần hóa thân thành “Tề Thiên đại thánh” cách đây 12 năm. Với bà, đây là vai diễn nhiều thử thách, gay go nhưng cũng không kém phần thú vị, nhiều kỷ niệm.
Xuân Bính Thân về, NSND Ngọc Giàu không khỏi bồi hồi khi nhớ đến vai diễn “Tề Tiên đại thánh” cách đây 12 năm.
Hết mình cho vai diễn
Theo NSND Ngọc Giàu, khỉ là con thứ 9 trong 12 con thuộc Thập nhị địa chi. Loài khỉ có nhiều đặc tính giống người. Chúng thường ở trong rừng, ưa nhảy nhót, đu chuyền từ cây này sang cây khác, sống từng đoàn, thông minh hơn các loài vật khác.
“Căn cứ theo Niên lịch Cổ truyền Á Đông, năm Bính Thân 2016 thuộc hành Hỏa. Năm Thân tức khỉ cũng là khởi. Nhiều người vào năm Thân muốn xem các vở hài kịch về Tề Thiên đại thánh để nhắc nhở rằng sự nhanh nhẹn, thông minh, vui tính sẽ giúp vượt qua sự nóng nảy, căng thẳng dễ dẫn đến phiền lụy trong cuộc sống” – NSND Ngọc Giàu cho biết.
NSND Ngọc Giàu trong vai Tề Thiên đại thánh để hóa thân vào vai diễn này, bà phải học nhào lộn, võ thuật.
NSND Ngọc Giàu nhấn mạnh bà nghiên cứu rất kỹ về Tề Thiên đại thánh khi hóa thân thành vai này trong vở kịch 12 năm trước. Nhờ vậy, bà biết rõ từng loại, như khỉ đột là khỉ có vóc dáng lớn, khỉ lọ nồi là loài có đầu màu đen, khỉ bạc má là loài có gò má màu trắng…
“Trong nghề hát, để hóa thân vào vai diễn khó, nghệ sĩ phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt, tìm đủ phương cách ứng biến. Từng chặng đường cam go đó, chúng tôi nỗ lực đúc kết thêm nhiều bài học kinh nghiệm để truyền lại cho lớp diễn viên trẻ tiếp nối” – NSND Ngọc Giàu nói. Ngoài tìm hiểu kỹ về loài khỉ, bà còn xem lại phim Tây Du ký để học hỏi cách hóa thân nhân vật và sau đó là quá trình luyện tập không kém phần vất vả về nhào lộn, võ thuật.
NSND Ngọc Giàu và NS hài Bé Mập (vai Trư Bát Giới).
Video đang HOT
Thời điểm đó, NSND Ngọc Giàu còn trẻ nên những động tác nhảy múa còn nhanh nhẹn, uyển chuyển. Hiện bà đã lớn tuổi, khó có thể tái hiện những động tác này.
NSND Ngọc Giàu kể: “Theo sử sách viết lại, ngày trước, vùng Thiên Hòa Sơn thuộc tỉnh Sơn Đông – Trung Quốc có một rừng lê gọi là Ngọc Căn lê, trái lê trị được các bệnh nhiệt uất, can thận và ho kinh niên. Rừng lê có rất nhiều khỉ, chúng ăn hết trái. Nhờ ăn Ngọc Căn lê nên thịt khỉ nơi đây rất ngon, chữa được bệnh loạn óc, tê liệt… Dân chúng trong vùng tìm đủ cách bảo vệ rừng lê nhưng không có kết quả, bởi giống khỉ nơi đây có ba xoáy, tinh khôn, né tránh thợ săn và bẫy rập một cách tài tình.
Tuy nhiên, chúng cũng không thoát khỏi việc bị bắt và tạo thành món ăn tàn nhẫn vào thời Từ Hy Thái Hậu có tên là não hầu (óc khỉ). Khi viết đến ca cảnh ấy, cố soạn giả – NSND Viễn Châu khéo léo nhắc đến món ăn này để vai Tề Thiên của tôi có tác động xã hội hơn, lên án việc săn bắn, phá hoại đời sống thiên nhiên – nguyên nhân gây nên tình trạng tận diệt động vật quý hiếm. Tề Thiên đã ra tay dẹp trừ những kẻ săn trộm, diệt chủng loài khỉ”.
Và nỗi nhớ ngày Xuân
Chuyện về loài khỉ có rất nhiều trong các tích, tuồng: Tây Du ký, Bạch Viên Tôn Các… mà cứ đến năm khỉ lại được tái hiện phục vụ khán giả. Với NSND Ngọc Giàu, lần hóa thân vai Tề Thiên đó thật sự là một kỷ niệm đẹp.
Bà nhớ mãi ngày 29 tháng chạp một năm cũ, chợ Tết Thủ Thiêm tấp nập ghe xuồng. Trên một chiếc ghe có chở một chú khỉ, lũ trẻ trong xóm chạy ùa theo coi và chọc khiến nó bỏ trốn.
“Đời sống khi ấy quá khốn khó, phương tiện giao thông lại thiếu thốn. Có đứa trẻ nào cỡ tuổi của tôi lúc ấy mà được nhìn thấy con khỉ tận mắt nên mỗi động tác của nó cứ làm bọn trẻ cười mãi. Và khi diễn vai Tề Thiên, tôi đã hình dung lại động tác tinh nghịch của con khỉ trong ký ức tuổi thơ của mình. Tuổi thơ đẹp có cha, có má và các anh chị bên cạnh” – NSND Ngọc Giàu thổ lộ.
Năm hết, Xuân về, nhiều cảm xúc bâng khuâng, nữ nghệ sĩ này không chỉ nhớ về vai diễn mình từng thể hiện mà còn nhớ lắm bóng dáng đấng sinh thành. “Tôi nhớ dáng cha quanh năm lầm lũi. Cha thường dùng chiếc áo vải màu xanh sờn vai nhưng vẫn còn đẹp nhất trong đống áo cũ để mặc Tết. Cha bảo nhìn các con tung tăng áo mới là vui sướng lắm. Có năm, đến ngày 29 tháng Chạp, cha mẹ vẫn chưa lo được cho các con đồ mới, ông cứ trầm tư bên ngọn đèn dầu rồi thẻ thọt với vợ rằng cố mua áo mới cho con” – NSND Ngọc Giàu kể.
NSND Ngọc Giàu.
Nổi tiếng trên sân khấu cải lương, NSND Ngọc Giàu lấn sân sang kịch nói, tham gia cả chính kịch rồi hài kịch và vẫn chinh phục được khán giả, điều đó khiến bà rất tự hào.
Dẫu vậy, với NSND Ngọc Giàu, việc diễn kịch, đóng phim truyền hình vẫn không bằng sàn diễn cải lương. Trong các vai diễn cải lương từng diễn, bà thương vô cùng vai bà Hai Hương trong vở Đời cô Lựu. Nhân vật này đã mang đến cho bà bài học sâu sắc: “Gieo hạt lành sẽ gặt trái ngọt”. Cải lương thời xưa thường hay và đi vào lòng người bởi kịch bản hay, nội dung sâu sắc, vai diễn phụ cũng có đất tung hoành.
“Tôi cảm thấy nhớ câu thơ từng đọc ở đâu đó: “Người ta có rất nhiều nơi để đến/ Chỉ có một nơi thân thiết để quay về”. Cải lương chính là nơi chốn mà tôi phải quay về” – NSND Ngọc Giàu xúc động.
Theo Thanh Hiệp/ Người Lao Động
Tết Bính Thân phim khỉ đại náo phòng vé
"Tây du ký 2: Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh" được trình chiếu dịp Tết Nguyên đán tại 33 quốc gia, trên 120 thành phố, trong đó có Việt Nam.
Quách Phú Thành (vai Tôn Ngộ Không), Tiểu Thẩm Dương (vai Bát Giới) và La Trọng Khiêm (vai Sa Tăng).
Tây du ký 2: Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh do Trịnh Bảo Thoại làm đạo diễn, được bảo chứng doanh thu phòng vé bởi dàn sao Quách Phú Thành (vai Tôn Ngộ Không), Củng Lợi (vai Bạch Cốt Tinh), Phùng Thiệu Phong (vai Đường Tăng), Tiểu Thẩm Dương (vai Bát Giới), La Trọng Khiêm (vai Sa Tăng), Trần Tuệ Lâm (vai Quan Âm)...
So với các phiên bản trước, tính cách nhân vật trong Tây du ký 2: Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh đều được "lột xác" hoàn toàn mới. Tôn Ngộ Không do Quách Phú Thành thể hiện có tính cách phức tạp, thế giới nội tâm được khắc họa một cách sâu sắc hơn.
Tuyến vai Bạch Cốt Tinh do Củng Lợi đóng là một "Yêu hậu" nghìn năm, có tạo hình lộng lẫy, quý phái, hoàn toàn khác với hình ảnh một yêu tinh bé nhỏ ở vùng núi hẻo lánh như các phiên bản trước.
Củng Lợi vai Bạch Cốt tinh gian xảo, mưu mô.
"Sao thần tượng" Phùng Thiệu Phong có ngoại hình thư sinh, được giao thể hiện vai Đường Tăng hiền từ nhưng không nhu nhược, tính cách nhân vật tinh tế, trưởng thành, đa sắc màu hơn so với các phiên bản trước.
Vai Trư Bát Giới được giao cho danh hài Tiểu Thẩm Dương đóng, tính cách khoe khoang và háo sắc của nhân vật đã được anh khắc họa một cách sinh động, và đây cũng là tuyến vai mang đến nhiều tiếng cười nhất.
Trong số bốn thầy trò Đường Tăng, nhân vật Sa Tăng thường ít được chú ý nhất nhưng lần này vai Sa Tăng thu hút nhãn quang của khán giả bởi vẻ điển trai của La Trọng Khiêm, nhờ thế mà anh được bình chọn là "Sa Tăng điển trai nhất trên màn bạc".
Trong nguyên tác, Bạch Cốt Tinh là yêu tinh đầu tiên mà bốn thầy trò Đường Tăng "đụng độ", khiến lòng tin và tình cảm thầy trò giữa họ gặp phải sóng gió, thậm chí Tôn Ngộ Không bị Đường Tăng từ mặt.
Trong phim Tây du ký 2: Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh, câu chuyện vẫn bám sát nguyên tác nhưng tăng thêm kịch tính, "ba đả" (ba lần đánh) của Tôn Ngộ Không được đạo diễn Trịnh Bảo Thoại thể hiện bằng "đấu trí", "đấu võ" và "đấu thuật" (tức kỹ xảo điện ảnh).
Phần đấu trí được các diễn viên thể hiện bằng kỹ năng diễn xuất điêu luyện, còn phần đấu võ được đạo diễn chỉ đạo võ thuật Hồng Kim Bảo dày công thiết kế với những chiêu thức bay bổng, đẹp mắt.
Làm phim Tây du ký không thể thiếu phần trình diễn của kỹ xảo điện ảnh, kỹ xảo càng dày đặc thì càng thuyết phục khán giả, Tây du ký 2: Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh cũng không ngoại lệ. Được biết, kinh phí làm phim 450 triệu nhân dân tệ (khoảng 1.500 tỉ đồng VN), trong đó chi phí đầu tư cho công nghệ kỹ xảo ngốn 250 triệu nhân dân tệ, chứng tỏ nhà làm phim rất xem trọng hiệu ứng kỹ xảo.
Để mang đến cho khán giả một "thế giới Tây du" hoàn toàn mới, đạo diễn Trịnh Bảo Thoại chăm chút mỗi một cảnh vật trong phim, đặc biệt là khâu tạo hình nhân vật.
Đoàn làm phim quy động nguồn nhân lực 800 người, trong đó có 150 chuyên gia hóa trang đến từ Hàn Quốc, các diễn viên đều mất 7-8 tiếng/ ngày để hóa trang, 3 tiếng cho việc tẩy trang.
Ảnh hậu Củng Lợi lần đầu tiên thử thách tạo hình dàn trải từ 16 đến 86 tuổi, khi cô xuất hiện với hình tượng bà cụ 80 mấy tuổi, mọi người đều không nhận ra cô là Củng Lợi, cứ tưởng là một diễn viên quần chúng.
Trường đoạn hoàng tráng nhất, được xử lý kỹ xảo nhiều nhất là đoạn cuối phim kéo dài 10 phút, khi Tôn Ngộ Không quyết đấu với Bạch Cốt Tinh. Binh đoàn áo giáp của Bạch Cốt Tinh xuất hiện đầy sát khí, khiến khán giả say mê theo dõi màn quyết đấu "nghẹt thở". Đẳng cấp kỹ xảo trong đoạn này được xem là không thua kém những bộ phim bom tấn của Hollywood.
Tây du ký 2: Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh có câu chuyện quen thuộc, vui nhộn, hài hước và dàn diễn viên hùng hậu giúp phim chiếm ưu thế nơi phòng vé năm mới.
Theo Thục Nghi/ Tuổi Trẻ
"Tây Du Ký 2" - phim Tết đẹp mãn nhãn với dàn "thầy trò mỹ nam" Không chỉ sở hữu dàn nam thần đình đám trong vai... thầy trỏ Đường Tăng, "Tây Du Ký: 3 lần đánh Bạch Cốt Tinh" còn gây ấn tượng với khán giả bởi phần hình ảnh đẹp mãn nhãn. Mùa phim Tết năm nay, khán giả ra rạp khó có thể bỏ qua tác phẩm mới nhất khai thác câu chuyện quen thuộc về...