Nam Kang Ho Tao, cung leo núi hiểm trở, gian nan bậc nhất Tây Bắc
Cung đường chinh phục đỉnh Nam Kang Ho Tao được xem là gian nan, khó leo bậc nhất Tây Bắc bởi địa hình phức tạp, nguy hiểm.
Tuy vậy, với cảnh sắc thiên nhiên ấn tương, Nam Kang Ho Tao vẫn được nhiều du khách khám phá.
Cung đường trekking Nam Kang Ho Tao gian nan và khó chinh phục. Ảnh: Lồ A Phổng
Nam Kang Ho Tao thuộc địa phận bản Thào A, xã Hố Mít, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu. Có độ cao khoảng 2.880m, đây là ngọn núi hoang sơ, hùng vĩ bậc nhất Việt Nam. Chinh phục Nam Kang Ho Tao là cả một hành trình gian nan vất vả mà du khách phải vượt qua.
Cảnh sắc ven đường trekking Nam Kang Ho Tao. Ảnh: Lồ A Phổng
Nam Kang Ho Tao là vùng núi hoang sơ với địa hình phức tạp, hành trình chinh phục đỉnh núi này đòi hỏi thể lực, sự kiên trì và sức chịu đựng bền bỉ. Những người tìm đến chinh phục Nam Kang Ho Tao phần vì cảnh đẹp, phần vì muốn vượt qua giới hạn của bản thân.
Hành trình chinh phục Nam Kang Ho Tao đầy thử thách. Ảnh: Lồ A Phổng
Du khách phải vượt qua bao dốc núi trùng điệp, ghềnh đá, vách đá dựng đứng, băng qua các khu rừng nguyên sinh, khu rừng già…
Ảnh: Lồ A Phổng
Video đang HOT
Nam Kang Ho Tao còn được nhiều du khách ví von là “cung đường hành xác”. Bởi lẽ, trên đường khám phá Nam Kang Ho Tao nhiều chỗ nếu không có dây bảo hiểm, du khách phải trườn cả người, bám bằng cả chân và tay để vượt qua. Đoạn đường mất sức nhất chính là lúc băng rừng.
Tuy vất vả gian nan nhưng cung đường Nam Kang Ho Tao lại có cảnh đẹp ấn tượng cùng những dòng thác ảo diệu. Ảnh: Lồ A Phổng
Đường rừng tại Nam Kang Ho Tao giống như “mê cung không lối ra”, các dấu vết đường mòn không rõ rệt, đoạn nào cũng giống nhau, người đi phải vừa đi vừa tìm đường. Địa hình nhiều vách đá, còn suối ở đây dòng chảy mạnh và khá trơn trượt, du khách cần hết sức cẩn thận khi băng qua suối.
Vẻ đẹp nơi núi rừng Nam Kang Ho Tao. Ảnh: Lồ A Phổng
Ngoài ra, thời tiết Nam Kang Ho Tao ban ngày nắng rát, ban đêm lạnh nhanh, có lúc sương mù do mây kéo tới không thấy đường, nhất là vào mùa đông… đây cũng là một thử thách lớn đối với người trải nghiệm. Chính vì những điều này, du khách cần phải chuẩn bị thật tốt trước khi chinh phục ngọn núi này.
Ảnh: Lồ A Phổng
Ảnh: Lồ A Phổng
Có hai thời điểm du khách có thể chinh phục đỉnh Nam Kang Ho Tao là từ tháng 2 đến hết tháng 3 và khoảng tháng 9 đến hết tháng 11. Thời tiết khô ráo, sương mù ít sẽ dễ dàng hơn cho việc xác định phương hướng.
Một gốc cây cổ thụ tại Nam Kang Ho Tao. Ảnh: Lồ A Phổng
Du khách không nên trekking cung đường này vào mùa mưa hay sau đợt mưa kéo dài. Các vách đá bám rêu khá trơn trượt, những khúc suối sẽ trở thành dòng nước cuồn cuộn nguy hiểm.
Cắm trại trên vách đá 'có một không hai' ngắm sông Nho Quế, đèo Mã Pí Lèng
Nhiều du khách lên vách đá trắng Hà Giang để cắm trại qua đêm, trải nghiệm điểm đến độc lạ ở Tây Bắc.
Vách đá trắng Hà Giang nằm cheo leo giữa đất trời, được nhiều "phượt thủ" yêu thích trong những năm gần đây. Cách trung tâm thành phố Hà Giang khoảng 160 km, vách đá nằm trên đèo Mã Pí Lèng và cách Đồng Văn, Mèo Vạc khoảng 2 km. Còn gì tuyệt vời hơn khi được tận hưởng bầu không khí thiên nhiên trong lành, tận hưởng những phút giây thư giãn, tránh xa cuộc sống đô thị tại điểm đến độc đáo này?
Dòng sông Nho Quế và đèo Mã Pí Lèng huyền thoại nhìn từ trên cao trong khung cảnh huyền bí, thơ mộng
Từ điểm cắm trại trên vách đá trắng có thể nhìn thấy sông Nho Quế và đường đèo thấp thoáng ở xa. Mặt bằng ở vách đá trắng có diện tích nhỏ (15 - 20 m 2, nằm trong lòng vòm đá) nên không thể tập trung đông, tối đa chỉ khoảng 10 người. Thế nên bạn cần kiểm tra trước để tránh tình trạng không có chỗ nếu muốn cắm trại qua đêm
Để đến nơi này, du khách theo cung đường đèo Mã Pí Lèng nằm trên quốc lộ 4C (con đường Hạnh Phúc). Bên cạnh đó còn có đoạn đường được gọi là Mã Pí Lèng nhỏ (Mã Pí Lèng B) mà chỉ có xe máy của dân phượt mới đi được, xe ô tô thì không thể
Vách đá trắng Hà Giang nằm trên đoạn đèo Mã Pí Lèng nhỏ. Tuy nhiên, đoạn đường xe máy đi được chỉ dài khoảng 3 km, sau đó bạn phải đi bộ khoảng 2 km nữa
Hành trình gian nan nhưng khi đến được vách đá, bao mệt mỏi tan biến bởi trước mặt bạn là cả một bầu trời xanh ngát, đồi núi trập trùng
Không gian chật hẹp ở vách đá trắng được che mưa che nắng bởi vòm đá
Anh Hà Anh Khoa (quê Hậu Giang) vừa có chuyến cắm trại qua đêm tại khu vực này cùng nhóm bạn. Bộ ảnh ghi lại khu vực hoang sơ, nằm cheo leo giữa vách núi đá ngay lập tức nhận được sự chú ý của cộng đồng mạng. Theo anh Khoa, địa điểm nhóm hạ trại cách điểm dừng xe máy khoảng 40 phút đi bộ. Có 2 - 3 cách khác nhau để tới được điểm hạ trại này nhưng nhóm chọn trekking theo tuyến đường từ điểm viewpoint Pải Lủng đi lên. Con đường đi này khá nhỏ, trơn, nhiều sương mù, bên dưới lại có vực sâu. Tuy nhiên, tuyến đường có lan can sắt chạy dọc nên không quá nguy hiểm.
Từ vách đá, bạn có thể ngắm nhìn đường đèo bên dưới xuyên qua màn mây
Do không có Wifi, chỉ có thiên nhiên hoang sơ và tĩnh lặng nên mọi người có thể vui vầy cùng nhau. Cả nhóm nướng đồ ăn, nhâm nhi tách trà ấm nóng và chiêm ngưỡng biển mây lơ lửng, dòng sông Nho Quế và đường đèo Mã Pí Lèng uốn lượn
Khung cảnh huyền ảo nhìn từ vách đá trắng
Cắm trại trên vách đá trắng có lẽ là trải nghiệm "có một không hai". Nhiều người bản địa cho biết, trước khi có đèo Mã Pì Lèng, đường đi bộ qua khu vực vách đá trắng là tuyến đường nối Đồng Văn và Mèo Vạc. Địa điểm hạ trại hiện tại là nơi ngày xưa vua Mèo và tùy tùng dừng chân mỗi khi di chuyển ngang qua
Vì khu vực này khá lạnh lẽo nên bạn cần mang theo nhiều đồ giữ ấm cơ thể. Đặc biệt ban đêm và sáng sớm trời lạnh, có gió lớn. Ngoài ra cần chuẩn bị đủ đồ ăn, nước uống, các vật dụng cần thiết khi ngủ qua đêm
Khám phá 'hố sụt tử thần' đẹp hùng vĩ tại Hà Giang Từ khi được phát hiện, "hố sụt tử thần" với vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ tại Hà Giang đã thu hút không ít du khách đến tận nơi để tham quan, khám phá. "Hố sụt tử thần" nằm ở Giàng Chu Phìn, cách thị trấn Mèo Vạc khoảng 2 km đi về đường Khau Vai, mới được một tour guide vô tình...