Năm hình thức lừa đảo qua mạng xã hội
Trong các hình thức lừa đảo qua mạng thì thủ đoạn lừa đảo bằng cách làm quen rồi gửi quà, Công an Hà Nội chưa khám phá được vụ nào.
Mới đây, chị Nguyễn Thị T. (42 tuổi, trú tại Bắc Từ Liêm – Hà Nội) đến Công an Hà Nội trình báo về việc chị bị lừa 74 triệu đồng để nhận thùng hàng từ nước ngoài của một người bạn quen qua Facebook.
Giấy nộp tiền mà chị T. ở Hà Nội “cống nộp” cho bọn lừa đảo
Đây chỉ là một trong vô số các trường hợp bị lừa mà báo chí từng đề cập, người bị lừa ít thì hàng chục triệu đồng, nhiều thì hàng tỉ đồng với cách thức na ná như nhau nhưng vẫn có người sập bẫy.
Video đang HOT
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, Thượng tá Hà Thị Hằng – Phó Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống công nghệ cao (PC50), Công an TP Hà Nội, nhìn nhận: Tình trạng lừa đảo thông qua các mạng xã hội (MXH) như Facebook, Zalo, Viber,… đang diễn ra ngày càng phổ biến và phức tạp. “Chỉ tính từ tháng 11-2014 đến nay, PC50 (CATP Hà Nội) đã tiếp nhận 59 vụ việc lừa đảo qua mạng Internet (phá thành công 25 vụ). Riêng dạng lừa đảo bằng cách làm quen rồi gửi quà thì trong số 11 vụ mà chúng tôi tiếp nhận, đến nay vẫn chưa khám phá được vụ nào” – bà Hằng nói. Bà Hằng khái quát: Có năm dạng lừa đảo qua MXH. Thứ nhất là gửi tin nhắn khuyến mãi nạp thẻ gấp nhiều lần; giả Facebook bán hàng online để chiếm đoạt tiền hoặc bán hàng kém chất lượng; gửi tin nhắn trúng thưởng xe máy và tiền mặt; hack tài khoản Facebook rồi nhờ người quen của nạn nhân nạp tiền; và cuối cùng là dạng làm quen qua Facebook rồi gửi quà. “Trong số năm dạng trên, chúng tôi đều khám phá thành công bốn dạng đầu. Riêng 11 vụ làm quen qua Facebook rồi gửi quà, các nạn nhân khai báo tổng số tiền bị lừa khoảng 5 tỉ đồng, vụ lớn nhất lên tới trên 1,7 tỉ đồng. Hiện PC50 đã mở hẳn một chuyên đề điều tra về dạng lừa đảo này”. Đây là hành vi lừa đảo hết sức phức tạp, kẻ lừa đảo dạng này thường là nam giới, độ tuổi ngoài 30, mục tiêu nhắm đến là những phụ nữ có hoàn cảnh éo le, thiếu thốn tình cảm.
Cách thức lừa đảo của dạng này na ná như nhau: Sau khi tình cảm ảo đã “sâu đậm”, kẻ lừa sẽ hẹn sang Việt Nam gặp gỡ, hoặc nhân một dịp nào đó muốn tặng nạn nhân quà hoặc khoản tiền lớn. Sẽ có một đối tượng đóng vai là hải quan, gọi điện và thông báo cho nạn nhân phải chuyển khoản các loại phí, tiền phạt… Hoặc cũng có trường hợp đối tượng lừa đảo đi cùng gói hàng, đến sân bay thì gọi cho nạn nhân, khóc lóc rằng đang bị giữ ở sân bay vì mang theo ngoại tệ lớn, hiện không có tiền trong người để đóng phí. Nạn nhân nghe vậy sẽ chuyển tiền theo yêu cầu của đối tượng.
Ảnh minh họa
Theo Thượng tá Hằng, khi nhận được đơn trình báo của các nạn nhân, PC50 lập tức áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để xác minh. Tuy nhiên, quá trình điều tra đối với dạng lừa đảo này gặp rất nhiều khó khăn.
Thứ nhất, các đối tượng sẽ không để lại danh tính thật; tài khoản dùng để lừa đảo thường là thẻ visa, hoặc tài khoản dùng CMND giả. Về nguyên nhân bị lừa, bà Hằng cho rằng ngoài sự nhẹ dạ cả tin của phụ nữ còn có thể xuất phát từ lòng tham của nạn nhân. “Nhiều người cứ nghĩ rằng người nước ngoài giàu có nên tặng mình một số món đồ hoặc trao cho một món tiền cũng là bình thường nên không cảnh giác”. Cách ngăn ngừa dạng lừa đảo này, bà cho biết là phải kiểm tra. Ví dụ đối tượng xưng là nhân viên hải quan thì phải nhấc máy gọi trực tiếp cho đơn vị hải quan đó, xác nhận xem có đúng không. Thông thường, các đơn vị hải quan không bao giờ yêu cầu chuyển khoản mà họ sẽ làm việc trực tiếp tại trụ sở chứ không phải qua điện thoại, khi nộp tiền sẽ có biên lai. Thượng tá Hằng khuyến cáo: “Bất cứ trường hợp nào đưa ra lợi ích kinh tế cũng cần cảnh giác, nhất là khi phải bỏ tiền túi của mình để có được một nguồn lợi nào đó mà chưa hề nhìn thấy. Không nên quá tin vào các thông tin trên MXH vì có rất nhiều yếu tố ảo, nếu tham gia thì chỉ xác định để giải trí mà thôi”, bà khuyến cáo.
Thông qua Internet, MXH, tội phạm buôn bán hàng lậu, hàng giả, hàng cấm, ma túy, vũ khí, tài sản do người khác phạm tội mà có, văn bằng giấy tờ giả, cờ bạc, mại dâm… ngày càng “sôi động”, xâm phạm trực tiếp đến ANTT. Không khó tìm những trang cá nhân, MXH có dính líu đến cờ bạc, môi giới hoạt động mại dâm, rao bán vũ khí, công cụ hỗ trợ, mua bán hàng lậu, hàng giả, mạo danh doanh nghiệp, cơ quan để bán hàng “thanh lý”. Nhiều loại tội phạm truyền thống cũng đã và đang biến Internet thành “chợ” giao dịch và sẽ còn diễn biến phức tạp. Dù có vẻ khá công khai trên thế giới “ảo” nhưng khi giao dịch thật, những người liên quan rất kín đáo, người bán kẻ mua, người lừa và kẻ bị lừa không biết mặt, chẳng gặp gỡ. Hiện công an đã có kế hoạch phối hợp giữa các lực lượng, trong đó Cảnh sát Phòng, chống công nghệ cao làm nòng cốt để theo dõi, phát hiện và triệt phá những ổ nhóm sử dụng MXH phạm pháp. (Theo báo cáo của Công an TP Hà Nội về công tác phòng, chống tội phạm năm năm qua)
T.Phan – H.Châu
Theo PLO
Hai nữ sinh bị lừa bán sang Trung Quốc gọi điện thoại về cầu cứu
Hai nữ sinh quê Đồng Hới, Quảng Bình đã bị bạn của mình lừa bán sang Trung Quốc.
Ngày 11-12, UBND phường Đồng Phú (Đồng Hới, Quảng Bình) xác nhận một nữ sinh trên địa bàn mất tích, gia đình báo cáo bị lừa bán sang Trung Quốc. Trong khi đó, xã Bảo Ninh (Đồng Hới) cũng cho biết một nữ sinh trên địa bàn mất tích gần một năm hoảng hốt nhắn tin về kể tình trạng khổ cực khi bị bán sang bên kia biên giới.
Tại phường Đồng Phú, ông HVN là cha của nữ sinh mất tích HTTD cho biết cháu học tiếng Đài Loan ở Hà Nội để xuất khẩu lao động, SN 1994 nên gia đình cũng chấp thuận cho đi. Chỉ còn vài ngày nữa là bay sang Đài Loan làm việc, D. gọi điện thoại về xin cha mẹ đi chơi biên giới với bạn bè trong lớp. Được gia đình đồng ý nhưng giữa tháng 10-2015 D gọi điện thoại về thảng thốt kể là bị bạn trai trong lớp tên là Tùng Doza lừa bán sang Trung Quốc với một bạn nữ khác quê gốc Yên Bái. Ông N. lúc đó hoảng hốt, định thần lại hỏi vì sao có thể gọi điện thoại về được thì D. tường thuật là khi bị giam trong căn nhà cao tầng hẻo lánh, D. đã nhảy từ tầng 2 xuống khi bọn canh cửa mất cảnh giác, cố kìm đau rồi chạy xuyên đường rừng hơn 4 km gặp đường lộ, đến một cây xăng gần đó, ra dấu hiệu cầu cứu và được đưa vào đồn công an mới xin gọi điện thoại về nhà. Hiện D. đã hai lần gọi điện thoại về gia đình, lần thứ hai thông báo có cơm ăn no nhưng áo quần chỉ được mỗi một bộ trên người. Gia đình ông N. đã báo cáo lên cơ quan Công an tỉnh Quảng Bình tìm phương cách cứu cháu D. về quê.
Cùng ngày, ông Nguyễn Ngọc Hiếu, Chủ tịch UBND xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới (Quảng Bình), xác nhận thông tin: Nữ sinh HTQTr (SN 1993) quê ở xã Bảo Ninh, mất tích từ ngày 16-2-2014, lúc đang trọ học tại Thừa Thiên-Huế.
Gia đình cháu Tr. cho hay khi trọ học ở Huế, Tr. có quen trên mạng bạn cùng lứa tên Ngô Văn Viện, quê Hải Dương. Viện đã rủ cháu Tr. ra Hà Nội chơi và không trở về gần một năm nay. Ngay sau khi con gái mất tích. Mới đây, cha của Tr. bất ngờ nhận được tin nhắn của Tr. nói đã bị bạn trai bán sang Trung Quốc, làm sao gia đình giải cứu về càng sớm càng tốt. Tr. tường thuật cháu bị bán và phục dịch trong một gia đình bên kia biên giới, họ suốt ngày đi làm, nhốt kín Tr. trong nhà, tối về mới mở cửa để Tr. sinh hoạt chung. Trong một lần cả nhà này ngủ say, Tr. mới lén lấy điện thoại của họ để nhắn tin về cầu cứu. Hiện cơ quan Công an tỉnh Quảng Bình đang làm mọi cách qua kênh ngoại giao để cứu cháu Tr. về với gia đình.
MINH QUÊ
Theo_PLO
Chỉ cần gửi 500 triệu đồng sẽ ẵm 66 tỉ Theo quảng cáo người bán hàng đa cấp thu đủ 500 triệu đồng vốn góp ban đầu và sẽ nhận được số tiền lên đến... 66 tỉ đồng "trong tương lai" ?! Nhà đầu tư đến Công ty Kim Mỹ tối 7-12 đòi lại tiền vốn đã góp, sau khi trễ hẹn trả tiền Sau khi hàng loạt công ty huy động vốn...