Năm hệ thống phòng thủ tên lửa quái dị
Với những nỗ lực trong nhiều thập kỷ, quân đội các nước trên thế giới vẫn không thể hoàn toàn đánh chặn được tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Kể từ khi tên lửa đạn đạo liên lục địa ra đời trong những năm 1950, các nhà khoa học và kỹ sư quân sự đã tích cực nghiên cứu nhằm tìm ra cách đánh bại chúng. Sau nhiều thập kỷ làm việc chăm chỉ và đầu tư hàng tỷ USD vào các hệ thống phòng thủ tên lửa, việc đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa vẫn không thể thực hiện được một cách triệt để. Dưới đây là một số ý tưởng kỳ dị của Mỹ về các hệ thống phòng thủ tên lửa:
Dự án Argus
Năm 1958, Mỹ đã thực hiện hàng loạt vụ thử nghiệm hạt nhân tuyệt mật, với mục đích kiểm tra lý thuyết phòng thủ tên lửa do một nhà vật lý học tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore, bang California, đề xuất.
Theo đó, các vũ khí hạt nhân phát nổ trên bầu khí quyển sẽ tạo ra một vành đai bức xạ nhân tạo có khả năng ngăn chặn các tên lửa đạn đạo, giống như một loại lá chắn tên lửa trên khí quyển. Mặc dù các cuộc thử nghiệm được ca ngợi là thành công, nhưng “thí nghiệm khoa học lớn nhất từ trước tới nay” này lại được cho là không thực tế, nếu không muốn nói là không thể, đối với việc ngăn chặn các cuộc tấn công hạt nhân. Cuối cùng, dự án này bị hủy vào năm 1959.
Excalibur – Thanh kiếm huyền thoại của vua Arthur
Hệ thống laser Excalibur.
Excalibur có lẽ là chương trình phòng thủ tên lửa vĩ đại nhất trong lịch sử: Một hệ thống laser tia X được đẩy bằng năng lượng hạt nhân triển khai trong không gian sẽ làm nổ tung các tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Về mặt lý thuyết, dự án Excalibur – nền tảng trong Sáng kiến Chiến lược Quốc phòng của Tổng thống Mỹ Ronald Reagan – có khả năng chống lại một cuộc tấn công hạt nhân quy mô lớn từ Liên Xô. Tuy nhiên, sau khoảng 10 lần thử nghiệm trên mặt đất, dự án này bị hủy vào năm 1992.
Brilliant Pebbles – “Những viên đá thông minh”
Video đang HOT
Mô hình dự án Brilliant Pebbles.
Một chương trình phòng thủ tên lửa đầy tham vọng khác được đề xuất dưới thời Tổng thống Reagan là ý tưởng phóng các vệ tinh mini để tiêu diệt tên lửa. Mỗi vệ tinh mini có kích thước bằng một quả bóng đá Mỹ. Giống như hệ thống laser Excalibur, kế hoạch này – Brilliant Pebbles – bị chỉ trích vì kỹ thuật phức tạp và chi phí cao.
Tên của dự án Brilliant Pebbles xuất phát từ ý tưởng rằng những vệ tinh mini này có khả năng “thông minh” và nhỏ hơn một loại tên lửa dẫn đường. Sau đó, nó được gọi là “những viên đá thông minh” (smart rocks).
Về lý thuyết, những vệ tinh mini trên sẽ va chạm với những quả tên lửa đạn đạo liên lục địa khi chúng di chuyển bên ngoài bầu khí quyển trái đất. Nhưng cuối cùng chương trình Brilliant Pebbles bị hủy vào năm 1993 khi các dự án thời Reagan bị thu hẹp để ủng hộ các chương trình phòng thủ tên lửa triển khai trên mặt đất.
Space Based Laser – Hệ thống laser trong không gian
Mô hình hệ thống laser triển khai trong không gian đánh chặn các tên lửa đạn đạo.
Đây là hệ thống Laser Alpha Năng lượng cao, được khởi động bởi Cơ quan Dự án Nghiên cứu quốc phòng hiện đại (Darpa), sau đó được chuyển giao cho Tổ chức Sáng kiến chiến lược quốc phòng Mỹ. Space Based Laser được cho là có thể phóng ra tia laser công suất lớn nhằm bắn hạ các tên lửa đạn đạo. Không giống như Excalibur, Space Based Laser sử dụng tia laser hóa học, do đó sẽ không tạo ra một vụ nổ hạt nhân trong không gian.
Tuy nhiên, dự án này đã bị chậm tiến độ trong nhiều năm và chi phí tăng cao so với dự kiến ban đầu, vì Lầu Năm Góc và các nhà thầu quân sự đã gặp khó khăn trong việc đưa một hệ thống tia laser hóa học lên không gian, với một tấm gương để phản xạ các chùm tia cùng với một hệ thống giám sát nhằm theo dõi tên lửa.
Chương trình Space Based Laser vẫn tiếp tục được tiến hành sau khi Sáng kiến chiến lược phòng thủ bị hủy, nhưng đến năm 2002, Giám đốc Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ đã thông báo nó bị ngưng lại. Do đó, hệ thống này đã không bao giờ được đưa vào không gian.
Hệ thống vũ khí laser trên máy bay
Chiếc Boeing 747 với hệ thống vũ khí hạt nhân YAL – 1.
Dự án này dựa trên ý tưởng rằng một phi đội máy bay Boeing 747 được trang bị tia laser bay xung quanh trái đất để sẵn sàng đối phó với một cuộc tấn công bằng tên lửa. Khi một cuộc tấn công như vậy sắp xảy ra, các máy bay này sẽ đột kích và đánh chặn các tên lửa trong giai đoạn dễ bị tổn thương nhất của nó.
Tuy nhiên, việc tích hợp hệ thống laser trên máy bay và khả năng hoạt động theo như tính toán ở trên đã gặp nhiều thách thức: các vấn đề như sự nhiễu loạn không khí, vốn ảnh hưởng đến việc phóng ra các chùm tia, rất khó giải quyết. Hệ thống laser này cũng cần những hóa chất nguy hiểm để hoạt động. Sau nhiều năm phát triển và tốn hàng tỷ USD, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates khi đó đã hủy chương trình này vào năm 2009 và cho biết khả năng hoạt động theo như đề xuất của nó “có vấn đề”.
Theo Công Thuận
Baotintuc.vn/BBC Future
Hệ thống phòng thủ chớp nhoáng của Nga
Nga đang nỗ lực tăng cường năng lực phòng không và phòng thủ tên lửa nhằm chặn đứng nguy cơ tiềm tàng từ chương trình Tấn công chớp nhoáng toàn cầu của Mỹ.
Hệ thống phòng không S-400 được triển khai bảo vệ thủ đô Moscow - Ảnh: Warfare.be
Trong tuyên bố mới đây trên Đài phát thanh tin tức nước Nga, Phó tư lệnh Binh chủng Phòng không vũ trụ Nga, thiếu tướng Kirill Makarov một lần nữa nhắc lại mối đe dọa then chốt đến từ chương trình Tấn công chớp nhoáng toàn cầu (PGS) của Mỹ. Ông nhận định đó là một trong những thách thức lớn nhất đối với Binh chủng Phòng không vũ trụ Nga.
Nhiệm vụ tối thượng
Để đối phó với hệ thống không kích bằng vũ khí siêu chính xác trong vòng 60 phút mà Lầu Năm Góc đang phát triển, ưu tiên hàng đầu của Bộ Quốc phòng Nga là xây dựng một hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa hữu hiệu. Thiếu tướng Makarov nhấn mạnh rằng giới lãnh đạo chính trị và quốc phòng Nga xem nhiệm vụ này có "tầm quan trọng tối thượng".
Theo đánh giá của giới chuyên gia quốc phòng Nga, PGS của Washington về cơ bản có cấu trúc tương tự như hệ thống tấn công phủ đầu và răn đe hạt nhân được gọi là bộ ba hạt nhân.
Đầu tiên, PGS triển khai những cuộc tấn công chớp nhoáng từ mặt đất và trên biển bằng các tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Sự lựa chọn thứ hai mà Lầu Năm Góc đang phát triển chính là tên lửa siêu thanh phóng từ không trung. Kế đến, giới chức quân sự Mỹ đang cân nhắc các kế hoạch dội bom động lực học từ các vệ tinh trên quỹ đạo. Nga ước tính đến năm 2020, Mỹ sẽ có đến 8.000 tên lửa hành trình, trong đó khoảng 6.000 tên lửa có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân. Thiếu tướng Makarov còn đi xa hơn khi cảnh báo rằng, "dưới những tình huống cụ thể", những vũ khí nói trên của Mỹ có thể đặt những mục tiêu trên lãnh thổ của Liên bang Nga vào tầm ngắm.
Học thuyết quân sự mới được công bố vào cuối năm ngoái của Nga cũng đã liệt kê khái niệm PGS là một trong những mối đe dọa an ninh chính. Trước tình hình trên, giới chức quốc phòng Nga kêu gọi quân đội nước này gấp rút phát triển một hệ thống tương tự để đương cự với PGS. "Nga có khả năng và sẽ buộc phải phát triển hệ thống giống như PGS của Mỹ", theo RIA-Novosti dẫn lời Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Yuri Borisov tại một sự kiện hồi năm ngoái.
Chớp nhoáng kiểu Nga
Để đối phó với mối đe dọa từ Mỹ, Nga đang phát triển một hệ thống tên lửa đất đối không thế hệ mới, tức S-500, được thiết kế để đánh chặn những mục tiêu bay với tốc độ siêu âm. Tên lửa của hệ thống này "vẫn trong giai đoạn phát triển", nhưng thiếu tướng Makarov tiết lộ một khi hoàn tất, nó đủ sức chặn đứng bất cứ mục tiêu đạn đạo và khí động lực nào đang lao đến. Bên cạnh đó, Nga cũng tiến hành cải tiến hệ thống S-400 và đã thử nghiệm thành công một loại tên lửa dẫn đường có tầm xa hơn so với phiên bản hiện có, theo thông báo của ông Makarov.
Trong khi bầu trời của thủ đô Nga hầu như bất khả xâm phạm trước bất kỳ cuộc không kích nào, Binh chủng Phòng không vũ trụ Nga đang cật lực bảo vệ các vùng biên giới xa xôi, giáp các quốc gia thành viên NATO và xa hơn nữa. Tại vùng Bắc cực, Nga đã triển khai các hệ thống tên lửa phòng không và chống pháo kích. Bộ Quốc phòng cũng lên kế hoạch triển khai máy bay đánh chặn MiG-31 để bảo vệ tàu bè Nga di chuyển dọc tuyến hàng hải phương bắc. Cùng lúc đó, một trạm ra đa tự động hoàn toàn đang trải qua những đợt kiểm tra cuối cùng. Dự kiến, hệ thống gồm những trạm ra đa không cần người vận hành này sẽ trải dài đến Bắc cực.
Hệ thống phòng thủ chung
Hãng tin Sputnik dẫn lời trung tướng Pavel Kurachenko, Phó giám đốc Ủy ban Hợp tác CIS (Cộng đồng các quốc gia độc lập), nhấn mạnh tầm quan trọng của sự kết hợp các hệ thống phòng không trong nỗ lực thiết lập mạng lưới phòng ngự tập thể tại Đông Âu, Trung Á và vùng Caucasus.
Từ lâu, Nga vẫn tiếp tục dẫn đầu các nỗ lực xây dựng lá chắn phòng thủ chung cho khối CIS. Hệ thống tích hợp phòng không đã được 10 quốc gia thành viên CIS thiết lập vào năm 1995, và hiện bao gồm các đơn vị không quân của Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Nga.
Mục tiêu của hệ thống này là nhằm đảm bảo không phận của các quốc gia thành viên, đồng thời cảnh báo sớm các vụ tấn công tên lửa và tận dụng sức mạnh chung để vô hiệu hóa những mối đe dọa ngoài khối.
Thụy Miên
Theo Thanhnien
Nga "mất mặt" vì tên lửa Antey-2500 rơi ngay sau khi phóng thử Một tên lửa đất đối không hiện đại Antey-2500 của Nga mới đây đã rơi xuống ngay sau khi được phóng thử tại một căn cứ quân sự ở miền bắc, truyền thông Nga cho hay. Một tên lửa được phóng thử từ trạm không gian Plesetsk, Nga. (Ảnh: AFP) Chính quyền địa phương ngày 23/4 tuyên bố vụ rơi tên lửa xảy...