Nắm giữ một trái tim
Buổi sáng, trên bậu cửa sổ, ánh sáng chan hòa, thứ ánh sáng dìu dịu, đìu hiu, buồn đến gai người. Cảm giác khi mở mắt ra càng trở nên hoang hoải, chống chếnh.
Có người nói “Con người ta buồn nhất, cô đơn nhất là khi thức dậy”. Linh thấy đúng quá chừng. Trong đầu dâng lên một nỗi lo sợ mơ hồ, tay chân bải hoải, mụ mị cả đi. Muốn bật dậy nhưng đầu nặng trĩu, quay cuồng bởi những suy đoán. Màn máy tính bật sáng, online một cách vô thức. Đèn báo có thư đến.
“Linh à!
Hải Anh đi rồi, hai ngày trước. Anh phải đi thôi để giải thoát có thế em mới không tiếp tục chịu tổn thương.
Anh yêu em đó là sự thật, nhưng anh không được lựa chọn. Nếu không đi anh sẽ nổ tung mất, vì lo lắng cho anh, cho em và…cho cô ấy.
Hải Anh – đó là một dòng chảy khác với những dòng chảy thông thường. Nếu là nước, gặp đá nó sẽ luồn qua khe mà chảy, nhưng một dòng nước trườn qua đá, quăng mình từ trên cao xuống để bọt tung trắng không trung, đó mới là Hải Anh. Cô ấy như một cây mầm lách ra từ khe đá để sống, cô độc và thách thức. Bản thân cô ấy không thể làm khác được.
Ai sinh ra cũng có số mệnh. Theo lẽ thường, ai cũng có một bàn tay để nắm lấy khi yếu mềm. Nhưng số mệnh của Hải Anh mãi không thể nắm được bàn tay dành cho mình.
Nếu có thể gần Hải Anh, anh tin em cũng làm như anh bây giờ. Với một cô gái trẻ nếu có một đời sống nội tâm phiêu linh, một tâm hồn tha hương mãi không thể có bến đỗ: Đó là một số phận bất hạnh.
Nếu anh yên tâm về bên em tức là anh độc ác với cả ba chúng ta. Hải Anh cũng giống như em, không yêu cầu ở anh bất cứ điều gì. Nhưng chính vì vậy anh càng cần phải có trách nhiệm với cả hai. Cô ấy chỉ còn hai tháng nữa thôi. Anh muốn hai tháng cuối cùng, cô ấy được sống như lẽ thường một người con gái bình thường được hưởng.
Yêu em!”
Linh thấy hình như mình đang mơ bị rơi từ một tầng cao, rơi mãi, rơi mãi vẫn không chạm được tới đáy. Toàn thân ngập đầy cảm giác chênh vênh như phóng xe từ một con dốc cao với tốc độ lớn.
Căn hộ với giàn hoa tigôn xanh mướt lá ngoài ban công vẫn ấm sực mùi của anh. Tàn thuốc hút dở bị dập vội, túi thức ăn cho cá vẫn mở, đặt ngay cạnh bể. Bản thiết kế anh bảo hai hôm nữa phải giao nộp còn vẽ dở. Chiếc áo sơ mi kẻ Linh nhắc anh thay hôm qua còn treo trên mắc phòng tắm chờ giặt. Tất cả đều im lìm, yên lặng.
Mọi dấu hiệu đều cho thấy một cuộc sống bình thường sẽ tiếp diễn vào ngày hôm sau. Nhưng chủ nhân của nó giờ biến mất, như kết quả của sự thôi thúc đột ngột không thể cưỡng lại.
Người đi dù chưa biết phải đi đâu nhưng ít ra còn có một mục tiêu cụ thể để kiếm tìm, đeo đuổi. Còn người ở lại, có nơi để đi, có nhà để về nhưng vô định đến đáng thương. Làm sao để tiếp tục, làm cách nào để vượt qua? Linh không hiểu, không làm cách nào để có thể đồng cảm với kiểu yêu của anh với mình, kiểu nhớ thương, hoài vọng với một miền xưa cũ vốn biết chắc sẽ chỉ có khổ đau.
Hải Anh là điều gì trong tim anh? Vết thương có thể lành, nhưng còn vết sẹo nó để lại mãi không thể mất đi được sao?
Nhớ lần đầu tiên gặp Hải Anh, cô linh cảm người con gái này sẽ là nỗi ám ảnh suốt cuộc đời mình.
Phòng hát ồn ã tiếng nhạc. Mọi người nói chuyện với nhau bằng tiếng cười, ào ào chào hỏi qua quýt rồi nhanh chóng hòa vào cuộc vui như thể chào hỏi giữa họ là quá khách sáo và xa lạ. Anh sôi nổi, nhiệt thành khiến sự xuất hiện của Linh bớt lạc lõng, thậm chí là gây chú ý.
Anh luôn như thế, nhẹ nhàng đủ để Linh thấy được yêu thương, mạnh mẽ đủ để Linh thấy mình nhỏ bé. Một niềm tin chắc chắn rằng anh đến với Linh là kết quả của sự suy nghĩ chín chắn và có trách nhiệm. Cô tự thấy mình xứng đáng nhận được tình yêu đó sau hai năm chờ đợi.
Nhiều lúc nghĩ lại, Linh chẳng biết mình dũng cảm hay là ngốc nghếch. Chỉ chờ thôi chứ không hy vọng, như thể không làm khác được, không quên nên phải nhớ. Đơn giản vậy thôi!
Cửa phòng chợt mở, ánh sáng ùa vào ôm gọn một dáng người nhỏ nhắn, theo sau là Nam – bạn thân của anh. Ai cũng ồ lên, tiếng hát im bặt. Mọi người chào đón bằng tất cả sự vồn vã.
Anh chàng đang nghêu ngao hát nói luôn vào mic: “Oa, Hải Anh hả, muốn con gái lớp này tức điên lên vì ghen tỵ hay sao. Bạn ngày càng xinh đấy nha.”
Một luồng điện xẹt qua làm đầu Linh đông cứng lại, cánh tay đang ôm trong lòng khẽ giật lên bất ổn. Thì ra đây là Hải Anh, người con gái khiến trái tim anh đóng băng trước tình cảm của Linh suốt hai năm. Bức vách vô hình, Linh luôn mơ hồ nhận thấy giữa mình và anh đang hiện diện rõ ràng trước mắt. Chưa khi nào sự im lặng của anh lại làm Linh nhói buốt đến thế.
Chị ngồi ngay phía đối diện, bàn tay với vết sẹo dài hiện ra trước mặt anh. Trong mắt anh, chẳng thấy gì khác ngoài nỗi nhớ nhung kìm nén. Thoáng thấy ngón tay anh khẽ ẩn sâu như muốn siết chặt thêm nữa.
Video đang HOT
Trong khoảnh khắc, Linh thấy mình không còn tồn tại nữa.
- Lâu rồi mới gặp, Trung khác quá! – Chị khẽ nhoẻn cười. Ánh nhìn kia sao dịu dàng quá đỗi và nụ cười thì…
Ký ức trong Linh ùa về. “Em có biết là lúc cười trông em tuyệt lắm không, thêm chiếc răng khểnh nữa thì hoàn hảo”. Anh nói với vẻ si mê lộ liễu khiến tim Linh như muốn tan chảy. Cô vui đến mấy tuần sau, ngày nào cũng ngồi trước gương và cười một mình, ngắm một mình.
Giờ Linh mới hiểu đó không phải là một lời khen, đúng hơn nó là niềm khao khát, nỗi nhớ nhung, mong tìm lại hình dáng cũ của một người chưa bao giờ cũ trong anh – kể cả khi đã yêu Linh. Ngay cả Linh cũng thấy mềm nhũn trước nụ cười ấy, huống chi… Không thể phủ nhận chị sở hữu một nụ cười nhiều người phải mơ ước. Nó bao chứa một nét cuốn hút lạ lùng.
Lòng Linh ngợp lên những cảm xúc xáo trộn, vừa muốn rời khỏi nơi đó, lại vừa muốn ở lại để xác định rõ một điều, một điều kể cả khi ngủ cô vẫn miên man tự hỏi.
Bất thần, bàn tay với vết sẹo dài trên mu bàn tay lướt sang phía Linh, đôi mắt mở to. Linh nhìn thấy trong đó có điều gì rất tối, nhiều u uất được gửi đi trong ánh nhìn. Chị thoáng ngỡ ngàng sau lời giới thiệu của anh về Linh. Nhưng trong tích tắc, miệng chị lại mở rộng:
- Trung à, cuối cùng cũng có người trói được chân rồi.
- Em thật xinh. – Quay sang Linh, chị nói.
Bất giác tay Linh bị siết chặt suýt nữa bật lên thành tiếng. Chị vội thả ra, hơi thảng thốt giống như nhận ra mình vừa làm một việc vô thức.
Nam ghé sát lại và chị bị cuốn đi, hoà vào câu chuyện của mọi người. Nam quan tâm đặc biệt đến chị, Linh nhận rõ điều đó khi anh khẽ gỡ ly rượu trên tay chị xuống, khi anh cúi thật thấp xuống tóc chị, và cánh tay luôn trải rộng trên thành ghế phía sau. Có lúc mái đầu chị ngã ra sau, tóc xõa kín bàn tay anh.
Vẻ si mê lộ rõ trên mặt, trong mắt Nam. Còn chị dường như cố tình không bận tâm đến điều đó, buông lơi hành động mà vẫn tạo ra sự lạnh lùng cần thiết, một sự lả lơi thông minh.
Tan tiệc, anh đưa Linh về, tới nhà, anh bị bố Linh giữ lại. Bố quý anh. Nhìn anh cười tiếp chuyện bố, Linh chỉ muốn oà khóc. Vừa phải làm vui lòng Linh, vừa khổ sở đè nén nỗi nhớ đến khắc khoải một người, nghĩ vậy lòng Linh như muốn thắt lại.
Tiễn anh ra ngõ, Linh cố cười:
- Hôm nay em rất vui, bạn anh ai cũng dễ gần, chị Hải Anh…
- Anh xin lỗi. Anh cần một chút thời gian nữa.
- Anh đừng áy náy. Bao lâu nữa em cũng chờ, chỉ cần anh được sống thoải mái.
- Anh cũng không muốn như thế này mãi. Hai năm rồi, giờ mới gặp lại một lần.
- Lúc chờ xe, em tình cờ nghe thấy chị Hải Anh nói chuyện với bạn. Hình như chị ấy vẫn chưa yêu ai. Có phải anh còn…
- Không, ngay từ đầu đó đã là một mối tình bế tắc, không hy vọng rồi. Anh không…
- Em hiểu rồi. Không phải anh hy vọng mà là anh chưa yên tâm? Anh sợ rằng trong khi bên cạnh anh có một người để chia sẻ thì chị ấy vẫn chỉ một mình?
Chưa dứt câu nước từ đâu kéo nhau dâng đầy trong mắt. Anh khóc – không có nước mắt, nhưng Linh biết anh đang khóc và đau hơn Linh nhiều lần.
Đó là lần đầu và có lẽ cũng là lần cuối cùng Linh gặp Hải Anh. Ngắn ngủi nhưng dấu ấn để lại dai dẳng đến mãi sau này.
Không đầy một tuần sau, Linh nhận được e-mail của anh. Vào một buổi sáng, khi vừa tỉnh dậy sau một cơn mơ dài thấy mình bị rơi trong không trung vô tận, vô cùng.
Gió đêm lanh lảnh luồn thốc vào mớ tóc dày, những sợi tóc mới cắt quất vào má nghe rát quá chừng. Linh ngồi bó gối trên bậu cửa, khuôn mặt xanh bởi ánh sáng từ màn hình máy tính chiếu vào.
Mỗi lần thấy tinh thần bất ổn Linh đều đi cắt tóc, như một cách tự “lên dây cót tinh thần”. Trước đây, phương pháp ấy khá công hiệu. Thế nhưng, mái tóc chấm gấu áo cắt mãi giờ gần sát cổ mà mỗi lần cắt xong, chỉ thấy lòng thêm trống trải, lơ lửng như chiếc thuyền giấy bất định trên dòng nước miên man chảy.
Hai tháng kể từ ngày anh đi…
Hai tháng nhường chỗ cho hạnh phúc của một người được tỏa sáng và không biết bao nhiêu tháng ngày về sau để hàn gắn. Giờ này họ đang ở đâu, linh hồn ấy hòa vào núi rừng bạt ngàn hay chưa?
Hai tháng qua không biết anh có tìm được Hải Anh không, hay giờ này vẫn lang thang đâu đó mòn mỏi tìm. Lần cuối gặp, Linh nhớ anh nói: “Là cô ấy tình nguyện đi tới một nơi chỉ có rừng và núi. Một khi tâm hồn không muốn và không bị trói buộc thì việc ở đâu cũng như nhau thôi”. Như thế làm sao anh gặp được tâm hồn ấy?
Hai tuần trước, gặp Nam, thấy anh buồn. Anh bảo sẽ vào miền Tây, công ty anh có chi nhánh trong đó, đi để mong nén được mối cảm tình đau đáu trong lòng.
Một ngày trước khi biến mất, Hải Anh nói sẽ mở lòng với Nam. Nhưng, cũng như Trung, chị biến mất trong khi mọi dấu hiệu cuộc sống đang diễn ra bình thường.
Nam bảo đáng nhẽ người đi tìm Hải Anh phải là anh, nhưng anh biết chỉ có Trung mới có thể kìm giữ và xoa dịu được tâm hồn cô ấy, từ trước đến nay vẫn thế, bao năm vẫn vậy. Căn bệnh Hải Anh mắc liên quan đến tinh thần, một dạng khác của trầm cảm, nhưng nguy hiểm như một loại ung thư.
Lúc chia tay, Nam nắm lấy vai Linh, chua chát nói: “Có những kiểu yêu dẫu biết rằng đau đớn nhưng vẫn không thể khác được. Ngay từ đầu, yêu Hải Anh, anh tự dặn lòng mình như thế, nhưng không sao níu giữ được vào tay mình. Trung là người có trách nhiệm, cậu ấy sẽ quay về, em phải tin như thế. Cố lên em à!”
Chưa bao giờ Linh để mình yếu mềm như vậy, cô khóc nức nở trong lòng Nam. Nam đi là Linh mất đi một điều gì đồng cảm, ít ra anh cũng là người ở lại, giống như Linh, đều là những dải đất hoang vắng ngóng đợi, chờ trông một cái gì không rõ, mơ hồ, nhàn nhạt đến điên người.
Nhiều đêm Linh lặp đi lặp lại một giấc mơ giống nhau. Cô thấy một dòng cát nhỏ từ trên cao, từng hạt từng hạt lóng lánh chảy vào tay mình. Những hạt cát mát mịn cọ sát vào lòng tay. Cát ngày một nhiều lên nhưng khi những ngón tay khẽ khàng khép lại thì chúng lại từ từ chảy tuột vào không trung và Linh giật mình tỉnh giấc thấy mặt giàn giụa nước mắt.
Yêu anh, Linh cảm giác như mình đang nắm cát trong tay, không dám nắm vì sợ nó đau, nhưng cũng không nỡ bỏ bởi sợ mình đau.
Nam đi, Linh phải trông thêm một căn hộ nữa, căn hộ của Hải Anh.
Lần đầu tiên bước vào thế giới của chị , Linh thấy thất vọng bởi ham muốn khám phá ngay lập tức tiêu tan. Căn hộ hầu như không có gì đặc biệt, nó đơn giản và lạ với một người con gái. Linh tìm khắp phòng cũng không moi đâu được một mảnh gương nhỏ. Phụ nữ càng đẹp càng thích soi gương, mẹ thường nói với Linh như vậy. Nếu đẹp như chị, Linh sẽ không chỉ gắn trong phòng mình một mà phải hàng chục tấm gương để quay đi hướng nào Linh cũng có thể ngắm được mình.
Chiều nay, chẳng hiểu sao cắt tóc xong Linh chạy một mạch đến căn hộ của Hải Anh. Nhìn những lọn tóc nhỏ từ từ rớt xuống, Linh bỗng thấy hờn giận một cách vô cớ. Tất cả đều từ chị mà ra. Linh muốn đập vỡ cái gì đó, muốn đốt cháy cái gì đó bừng bừng nóng lên trong người.
Trong phòng của chị, Linh thấy ớn lạnh. Dường như cái lạnh lẽo lẩn quất quanh đây từ rất lâu rồi, có thể ngay từ lúc chủ nhân của nó còn đi về nơi đây.
Bất giác, Linh nhớ tới khuôn mặt chị vào buổi tối trong lần gặp đầu tiên. Lúc chờ anh lấy xe, nhìn tới nhìn lui, bỗng thấy chị đang im lặng chăm chú vào màn hình điện thoại, khuôn mặt u tịch như một vệt dài xa vắng, buồn xa xăm, cảm tưởng như chỉ cần nhìn lâu một chút nữa thôi Linh khóc theo được.
Bầu trời bên ngoài sáng và rộng. Linh ngồi lặng như thế rất lâu. Chợt cửa sổ mở tung, gió mạnh dạn lùa vào như thể chờ sẵn bên ngoài từ rất lâu rồi. Nghe thoảng tiếng leng keng rất thanh phát ra từ chiếc chuông gió treo trên khuôn cửa sổ. Chiếc chuông bé, chỉ như một ống tre mảnh, bên trong là sợi dây dài mảnh treo quả chuông, phía dưới gắn sợi duy băng đỏ như một tấm bùa cầu may. Tiếng chuông phát ra đều đặn, thanh thoát, từng giọt âm thanh khẽ khàng, mơn man cuốn lấy tâm trí Linh, xoa dịu cơn nóng bốc lên trong lòng.
Thời khắc cuối ngày bắt đầu đổ bóng. Không gian trở nên yên bình và thân quen quá đỗi, giống như căn phòng này là của Linh vậy, chẳng phải mỗi ngày Linh đều đến quét dọn, còn đội mưa đến vì chợt nhớ ra tấm ri đô phơi ngoài ban công chưa cất.
Và biết đâu, Hải Anh cũng thường ngồi như thế, tại chính chỗ Linh đang ngồi đây, lưng dựa vào cửa và hướng ra ngoài kia, mọi thứ đều tươi vui. Phải chăng đó là cách để chị vượt qua số phận buồn thảm, cô đơn từ lúc sinh ra, từng ngày từng ngày một, cho tới tận khi giã từ mọi thứ.
Linh ôm mặt nấc khan từng tiếng lớn. Cảm giác mất mát đột ngột trào lên dữ dội. Có khi nào chủ nhân của nơi này giờ đã thuộc về một thế giới khác? Có khi nào anh sẽ không còn quay lại?
Nhưng điều đó không còn quan trọng nữa, chỉ cần được chờ đợi là cuộc sống có ý nghĩa rồi. Làm chủ một trái tim không có nghĩa phải giữ trái tim ấy bên cạnh mình.
Có phải đó là cách mà Hải Anh nắm giữ trái tim anh suốt bao nhiêu năm qua?
Theo Guu
Giảm lãi suất USD có giảm găm giữ ngoại tệ?
Việc giảm lãi suất gửi USD đối với cá nhân từ 0,25%/năm xuống 0% có làm giảm đô-la hóa và làm cho người gửi tiền chuyển sang VND như kỳ vọng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN)?
NHNN giảm lãi suất tiền gửi USD đối với cá nhân xuống 0% với hy vọng giảm găm giữ ngoại tệ, từ đó giảm áp lực lên tỷ giá. Ảnh: Đ.T
Sau động thái tăng lãi suất cơ bản USD của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), một số ngân hàng trung ương trên thế giới đã phản ứng theo hướng hoặc tăng lãi suất đồng nội tệ hoặc giảm tỷ giá đồng nội tệ so với USD.
Ở Việt Nam, NHNN cũng có phản ứng, nhưng theo cách hoàn toàn khác, đó là giảm lãi suất tiền gửi USD cá nhân từ 0,25%/năm xuống 0%. Có thể thấy, kỳ vọng của NHNN là giảm tình trạng găm giữ ngoại tệ, nhờ đó giảm áp lực lên tỷ giá.
Chúng ta có thể hiểu và chia sẻ khó khăn của NHNN, nhưng liệu việc giảm lãi suất tiền gửi cá nhân từ 0,25%/năm về 0% có giảm đô-la hóa và làm cho người gửi tiền chuyển sang VND như kỳ vọng của NHNN không?
Một số người đồng ý rằng, việc giảm lãi suất USD sẽ làm giảm động cơ nắm giữ USD, nhờ đó giảm đô-la hóa, đồng thời khuyến khích chuyển sang nắm giữ VND, tác động kéo theo sẽ là giảm lãi suất VND. Hiển nhiên, trên thị trường sẽ có người bán USD chuyển sang VND, nhưng chắc chắn cũng vẫn có nhiều người tiếp tục giữ USD với kỳ vọng vào sự sinh lợi của USD.
Đầu tiên, chúng ta cần phân tích con số 0,25%/năm. Với lãi suất 0,25%/năm, nếu gửi 100.000 USD, thì sau 1 năm sẽ nhận được 250 USD tiền lãi, tương đương 5,6 triệu đồng. Vậy gửi hơn 2,25 tỷ đồng để sau 1 năm nhận được 5,6 triệu đồng tiền lãi liệu có đáng không? Tại sao kể từ tháng 9/2015, khi lãi suất tiền gửi cá nhân giảm từ 0,75%/năm xuống còn 0,25%/năm mà nhiều người vẫn tiếp tục duy trì tiền gửi USD? Vậy mục đích chính của họ là gì?
Với mức lãi suất 0,25%, người gửi tiền có lẽ không phải chờ sinh lời, mà để sử dụng những tiện ích khác, như đáp ứng nhu cầu thanh toán và dự phòng thanh toán (nhập khẩu, trả nợ, du học, chữa bệnh...) và đặc biệt là nhu cầu đa dạng hóa danh mục đầu tư.
Một nước có nền kinh tế mở và ngày càng hội nhập như Việt Nam, việc loại bỏ tình trạng đô-la hoá là hết sức khó khăn và tốn kém. Tỷ lệ đô-la hóa của Việt Nam đã giảm đáng kể, nay còn 10 - 12%, song đây đã là một mức tương đối thấp theo phân loại của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
Việc tiếp tục giảm lãi suất USD của NHNN đến mức tiệm cận zero thì không thể giảm thêm được nữa. Khi đó, công cụ lãi suất của NHNN trở nên không còn tác dụng và chính sách tiền tệ dễ rơi vào cái gọi là bẫy thanh khoản (liquidity trap). Theo đó, người dân vẫn tiếp tục nắm giữ USD vì tính thanh khoản của nó, chứ không phải để sinh lời. Do đó, ngay cả khi lãi suất VND cao hơn USD như hiện nay, thì cũng chưa phải là mức để người ta từ bỏ USD sang nắm giữ VND như NHNN kỳ vọng.
Việc nắm giữ USD, ngoài nhu cầu thanh khoản, còn là một phương thức giúp đa dạng hóa đầu tư. Do đó, trong trường hợp này, việc lãi suất USD về 0% không phải là vấn đề chính.
Lý do quan trọng hơn cả là, người ta vẫn kỳ vọng USD tiếp tục lên giá trong tương lai. Phải hiểu rằng, ngay cả khi tỷ giá USD/VND trong nước không đổi, nhưng việc USD đang mạnh lên trên thị trường tài chính quốc tế vẫn làm cho người nắm giữ USD có lợi. Một người có nhu cầu mua các dịch vụ nước ngoài (giáo dục, y tế...), hay một doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu trong tương lai vẫn có thể chọn giữ USD, bởi nếu không sẽ phải bỏ nhiều VND hơn để mua USD nếu NHNN điều chỉnh tỷ giá.
Chẳng hạn, lợi ích và chi phí sẽ đảo chiều nếu như sắp tới, giả sử trong vòng 3 tháng nữa, NHNN điều chỉnh tỷ giá ở mức tối thiểu 0,25%. Khi đó, tỷ lệ lợi về vốn 0,25%/3 tháng này lớn gấp 4 lần so với 0,25%/năm của lãi suất tiền gửi USD bị mất đi.
Một số người còn quả quyết rằng, người dân sẽ chuyển USD sang nắm giữ VND. Tuy nhiên, ngoài tiền gửi VND, còn nhiều kênh đầu tư khác mà người ta có thể lựa chọn, như bất động sản, chứng khoán, kể cả vàng. Giả sử có một làn sóng bán USD diễn ra, liệu bất ổn vĩ mô có giảm?
Đối với các nhà đầu tư gián tiếp đang nắm giữ danh mục đầu tư ở Việt Nam, một khi kỳ vọng tới đây NHNN điều chỉnh tỷ giá, thì ngay khi NHNN chưa điều chỉnh tỷ giá, họ cũng sẽ tính chuyện bán nhanh các danh mục và tháo vốn ra bên ngoài, bởi nếu chậm chân, khi NHNN điều chỉnh tỷ giá, họ sẽ bị thiệt hại. Điều này cũng lý giải vì sao những ngày qua, các nhà đầu tư nước ngoài liên tiếp bán ròng trên thị trường chứng khoán. Việc bán đi các danh mục đầu tư tài chính, trong đó có trái phiếu chính phủ, sẽ càng làm tăng lãi suất trong nước, tăng gánh nặng tài chính lên các khoản nợ công và thâm hụt ngân sách.
Việc lãi suất USD giảm để giảm hiện tượng người dân găm giữ ngoại tệ (nếu có) nhờ đó tăng cung (đúng hơn là giảm cầu) ngoại tệ cho nền kinh tế liệu có lợi bất cập hại? Trước đây, khi lãi suất ở Mỹ thấp, trong khi lãi suất USD trong nước cao hơn, nhờ đó đã khuyến khích một dòng vốn chuyển vào Việt Nam dưới dạng kiều hối để đầu tư hưởng chênh lệch lãi suất. Nay khi lãi suất ở Mỹ tăng, mà lãi suất USD ở Việt Nam giảm, thì liệu có làm giảm nhu cầu chuyển dịch USD vào thị trường Việt Nam hay không?
Có lẽ phải chờ thêm một thời gian nữa mới thấy mức độ tác động. Song, nếu điều này xảy ra thì việc giảm cầu USD trong nước liệu có bù đắp được cho việc suy giảm nguồn cung ngoại tệ do giảm dòng kiều hối và các hình thức đầu tư gián tiếp khác từ bên ngoài vào không?
Nói tóm lại, để giảm sức ép lên tỷ giá, giảm hiện tượng găm giữ ngoại tệ, tích trữ ngoại tệ... thì bài toán căn cơ là phải ổn định được giá trị VND, giữ cho bằng được ổn định vĩ mô từ các nền tảng của khu vực sản xuất của nền kinh tế. Lạm phát thấp 2 năm qua là một tín hiệu tốt, giúp giảm bớt phần nào áp lực lên tỷ giá trong những năm qua so với thời kỳ hết sức căng thẳng trước đây vào các năm 2009 - 2010.
Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn giữa lạm phát đã qua với lạm phát kỳ vọng. Lạm phát thấp trong 2 năm qua là điều kiện cần để người dân kỳ vọng lạm phát cũng tiếp tục thấp trong những năm tới đây, nhưng người ta còn nhìn vào những xu hướng vĩ mô sắp tới nữa. Nếu lạm phát kỳ vọng vẫn cao, thì VND sẽ còn chịu sức ép giảm giá và sức ép lên tỷ giá trong năm tới là điều khó tránh khỏi.
Để ổn định tỷ giá thì phải ổn định vĩ mô, mà ổn định vĩ mô chỉ có được từ việc giữ được nền tảng sản xuất ổn định với một mức lạm phát thấp và ổn định. Tỷ giá biến động là một chỉ báo cho thấy nền tảng vĩ mô không ổn định, nó là hệ quả, chứ không phải nguyên nhân. Những công cụ hành chính và chính sách áp chế tài chính, như trần lãi suất chẳng hạn, luôn kìm hãm sự phát triển của hệ thống tài chính, làm méo mó các quan hệ kinh tế, làm cho nguồn lực bị phân bổ lệch lạc, chủ yếu hướng vào khu vực nhà nước thường có năng suất thấp.
Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, việc kìm giữ tỷ giá thấp để tạo thuận lợi trong tiếp cận ngoại tệ cho khu vực nhà nước mà cái giá phải đánh đổi là làm tăng lãi suất trong nền kinh tế. Lãi suất tăng sẽ khiến sự phục hồi kinh tế thêm khó khăn và cản trở công cuộc tái cơ cấu kinh tế mà Việt Nam đang theo đuổi.
Theo TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn (Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright)
baodautu.vn
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
5 nữ đại gia 9X xinh như hoa khiến thiếu gia Việt kiêng nể Không chỉ nổi tiếng vì tài năng hay khối tài sản khổng lồ, 5 nữ đại gia 9X Việt này còn sở hữu vẻ bề ngoài xinh như hoa. Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh Sinh năm 1991, Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh là con gái ruột của bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cơ điện lạnh REE. Đây...