Nam giới Nhật đi học cách làm chồng, làm cha để chống ế
Ở Nhật Bản, ngày càng nhiều lớp học được tổ chức để khuyến khích nam giới độc thân hiểu và tôn trọng vợ tương lai.
Theo Business Insider, Nhật Bản đang rơi vào thời kỳ khủng hoảng sinh sản, phụ nữ không muốn kết hôn và sinh con, một phần do nhiều đàn ông không có nghề nghiệp ổn định cũng như công việc đã lấy hết thời gian trong ngày của mỗi người.
Tỷ lệ kết hôn ở Nhật ngày càng giảm – Ảnh: Easy Weddings.
Trong nỗ lực giải quyết khủng hoảng, các lớp học mang tên Ikumen – dạy nam giới trở thành những người chồng, người cha tốt đã ra đời. Trong một lớp Ikumen mà phóng viên Stephen Marche của tờ Atlantic tham dự, không một học viên nào trong lớp đang là bố hoặc sắp trở thành bố. Một số chàng thậm chí còn chưa có người yêu. Ý tưởng đi học ít nhất một phần để gây ấn tượng với phụ nữ rằng họ cũng có chút kinh nghiệm làm cha.
Các học viên trong lớp được thực hành cách tắm cho trẻ sơ sinh, là những con búp bê giả, học cách thay bỉm hay mặc quần áo cho trẻ. Họ cũng được mặc những bộ quần áo nặng 7kg, có thiết kế ngực và bụng nặng nề như phụ nữ mang thai 7 tháng, mô phỏng những áp lực của thai kỳ tới ruột, dạ dày, gây cảm giác trương phình ở bụng để hiểu được nỗi vất vả khi bầu bì của người vợ.
Giáo viên trong lớp học của Marche luôn đề nghị học viên khen ngợi vợ (hay vợ tương lai) của họ bằng những câu như: “Món ăn thật ngon”, “Trang phục của em hôm nay thật dễ thương” thay cho những câu trách móc kiểu như “Tại sao em lại dậy muộn vậy”.
Nếu như các lớp học còn mang tính riêng tư thì Beloved Wives Day (ngày dành cho vợ) là hoạt động mang tính công khai nhiều hơn. Ngày lễ này được tổ chức thường niên vào tháng Giêng và đã tồn tại được khoảng 10 năm. Trong ngày này, nam giới sẽ đứng ở chốn công cộng và hét vào một chiếc mic cho biết họ yêu vợ của mình nhiều thế nào. Beloved Wives Day chính là đứa con tinh thần của Kiyo Yamana, người sáng lập tổ chức Aisaika Nhật Bản – JAO (Aisaika có nghĩa là người chồng dễ thương).
Video đang HOT
JAO đưa ra 5 quy tắc vàng để trở thành một người chồng tận tình là:
1. Về nhà sớm, trước 8 giờ tối.
2. Tạo ra một bầu không khí thoải mái, dễ chịu.
3. Gọi vợ bằng tên cô ấy.
4. Nhìn vào mắt vợ.
5. Lắng nghe những gì cô ấy nói.
Kimi, vợ của Kiyo nói với phóng viên CNN rằng vợ chồng cô trung thành với nguyên tắc này kể từ khi cưới nhau, và đó chính là lý do khiến họ cảm thấy rất hạnh phúc.
Các lớp Ikumen và ngày dành cho vợ được coi là nỗ lực để ngăn chặn cuộc khủng hoảng sinh sản của Nhật Bản. Một bài báo trước đây của Atlantic đã phân tích rằng có thể chính sự thiếu cơ hội việc làm của nam giới cũng là một nguyên nhân. Đàn ông Nhật vẫn được xem là những trụ cột kiếm tiền trong gia đình. Cả nam giới và phụ nữ đều không muốn kết hôn và sinh con nếu thấy khó khăn về tài chính. Văn hóa công sở Nhật rất khắc nghiệt, khiến những người trẻ tuổi thường không có thời gian để hẹn hò hay lập gia đình.
Trong khi đó, JAO cho rằng lối sống Người chồng dễ thương có thể là một nét văn hóa truyền thống ít được biết đến của Nhật Bản. Trên website của mình, JAO tự giới thiệu: “Đây là sáng kiến của những người đàn ông trung tuổi, những người đã nghĩ rằng một cuộc hôn nhân hạnh phúc và bền vững có thể dẫn đến một thế giới hòa bình và bảo vệ môi trường toàn cầu”.
Hoàng Anh
Theo vnexpress.net
Khi phụ huynh kỳ vọng vượt quá khả năng của con
Trong cuộc sống hiện nay, chỉ vì muốn con mình học giỏi, tương lai sau này được tươi sáng, có nghề nghiệp ổn định, mà có không ít bậc làm cha, làm mẹ đã can thiệp vào việc học hành của con cái mình và sẵn sàng áp đặt con cái một cách vô tội vạ.
Điển hình như việc bắt trẻ đi học thêm và chọn nghề cho con chẳng hạn. Chính điều này đã vô tình tạo nên áp lực đối với trẻ.
Với mong muốn con em của mình phải đạt kết quả cao trong các kỳ thi, phải học giỏi, phải hơn bạn bè, cho nên nhiều phụ huynh đã tìm đủ mọi cách để ép buộc trẻ phải đi học thêm. Nếu như trước đây, chuyện cho con đi học thêm chỉ xuất hiện ở những gia đình khá giả, thì ngày nay, những gia đình nghèo cũng tìm đủ mọi cách để cho con cái được đi học thêm. Về vấn đề này, từ thực tế cho thấy nhiều phụ huynh có cùng quan niệm là: Hễ cho trẻ đi học thêm thì các em sẽ học giỏi. Vì thế, nhiều người sẵn sàng bỏ công sức, tiền của để ép buộc con mình đi học thêm cho bằng được. Trong khi đó, không cần biết năng lực họccủa trẻ như thế nào, sức khỏe của các em ra sao và suy nghĩ của trẻ như thế nào?!
Việc phụ huynh buộc trẻ đi học thêm sẽ có hai mặt. Mặt tích cực và mặt tiêu cực. Mặt tích cực là giúp trẻ có thêm điều kiện trau dồi và nâng cao kiến thức, sự hiểu biết của bản thân các em, hỗ trợ tích cực vào việc học tập của trẻ ở trường.
Còn ngược lại, việc đi học thêm sẽ xảy ra nhiều vấn đề đối với trẻ: Thứ nhất, đối với những trẻ nắm bắt được kiến thức thì sẽ làm giảm khả năng sáng tạo của trẻ. Một khi, các em được học trước chương trình sẽ ảnh hưởng đến việc học ở trường. Khi vào lớp học, những em học trước sẽ tỏ ra vẻ ta đây và luôn ỷ lại vì mình đã biết, không chú ý đến việc học, dần dần tạo thành thói quen không tốt trong học tập.
Thứ hai, đối với những em không tiếp thu được kiến thức (vì trình độ nhận thức có giới hạn) thì dần dần sẽ tạo cho trẻ sự nhàm chán, trẻ không quan tâm đến việc học nữa, xem việc học như thể là áp lực đối với bản thân. Nếu phụ huynh không biết được sức học, cũng như suy nghĩ của con trẻ như thế nào mà quyết định ép trẻ đi học thêm, thì khiến trẻ dễ rơi vào trường hợp bị động. Từ đó, việc học trở thành một gánh nặng đối với trẻ. Trong khi đó, ở độ tuổi của trẻ chưa đủ khả năng để hiểu được chuyện gì nên làm và không nên làm. Do đó, dẫn đến việc các em nghĩ quẩn và hành động cảm tính là chuyện có thể xảy ra.
Bên cạnh việc buộc trẻ đi học thêm, việc chọn nghề cho con cũng được không ít ông bố, bà mẹ quan tâm. Thực tế, khi con học gần xong lớp 12 thì nhiều cha mẹ cứ giành phần chọn nghề thay cho con của mình, buộc con mình phải đăng ký vào ngành nghề theo ý của mình. Họ phớt lờ đi tất cả từ việc tìm hiểu sở trường của con mình là giỏi về lĩnh vực gì, ngành nghề nào phù hợp với con mình, rồi năng lực học của con ra sao... Họ chọn nghề cho con theo suy nghĩ của mình là nghề đó hiện phải là nghề đang "hot", ra trường sẽ dễ tìm việc làm; thậm chí một số phụ huynh còn buộc con mình chọn nghề theo kiểu "cha truyền con nối"...
Như chúng ta biết, nếu các em chọn một nghề mà không phù hợp với năng lực, sở trường, sở thích của mình thì làm sao tương lai cái nghề ấy được phát huy hiệu quả?! Có chăng các em chỉ chọn để học cho có, cho vui lòng và vừa ý của cha mẹ mà thôi!
Một vấn đề nữa cũng gây áp lực không kém đối với trẻ là việc một số phụ huynh có suy nghĩ mang việc học của con em mình đi so sánh với những đứa trẻ khác cùng trang lứa. Chúng ta nên nhớ, trong xã hội thì kiến thức vốn là mênh mông, còn khả năng nhận thức của mỗi người thì lại có giới hạn. Hơn nữa, trình độ nhận thức, năng lực và sở trường của mỗi đứa trẻ đều khác nhau, không có đứa trẻ nào giống nhau. Do đó, chính những đòi hỏi cũng như sự kỳ vọng của phụ huynh vượt quá khả năng của con em mình, sẽ gây áp lực đối với các em là điều không tránh khỏi.
Thiết nghĩ, cha mẹ tỏ vẻ quan tâm, chăm sóc, giáo dục và kỳ vọng ở con mình là điều cần thiết. Nhưng sự kỳ vọng đó phải được dựa trên cơ sở từ sự đánh giá đúng năng lực thực tiễn của con mình. Từ đó, sẽ giúp cho các bậc làm cha mẹ có được hướng trong việc giáo dục trẻ, không có những ảo tưởng để rồi thất vọng về con.
Nguyễn Văn Dô (Vĩnh Long)
Theo giaoducthoidai.vn
Đàn ông thông minh không xếp vợ sau bạn, không vì khích bác của bạn bè mà coi thường vợ mình Đàn ông thông minh không xếp vợ sau bạn, lại càng không vì khích bác của bạn bè mà coi thường vợ mình Ảnh minh họa Từ bao giờ tôn trọng vợ bị đánh đồng là sợ vợ, không đáng mặt đàn ông Cứ trăm lần như một, hễ bạn bè í ới rủ nhau đi nhậu mà Hoàng báo bận vì ở...