Nam giới ngày càng ẻo lả yếu đuối, chính quyền Trung Quốc khuyến khích phải tập gym để nam tính hơn khiến dân mạng tranh cãi nảy lửa
Việc nam giới Trung Quốc hiện nay quá “nữ tính” đã trở thành mối lo lắng của chính phủ.
Ngày 28/1 vừa qua, Bộ Giáo dục Trung Quốc kêu gọi cần phải giáo dục thể chất nhiều hơn để “giải độc” cho tình trạng “nữ tính hóa” ở nam giới, làm dấy lên một cuộc tranh luận trực tuyến gay gắt về sự nam tính và các chuẩn mực giới tính truyền thống.
Bộ cũng cho biết, họ sẽ tuyển dụng thêm giáo viên thể dục, huấn luyện viên gym để cải thiện phương pháp giảng dạy trước đây. Nguồn cơn của sự phản ứng này chính là sau khi một cố vấn chính trị hàng đầu cho rằng nam sinh Trung Quốc ngày nay yếu đuối, tự cao tự đại, có đôi lúc rụt rè.
Những điều này có khả năng bị ảnh hưởng bởi những người nổi tiếng đẹp trai, chải chuốt, cũng như những ngôi sao Kpop. Việc mô tả hình tượng “nữ hóa” của nam giới Trung Quốc được xem là “mối đe dọa đối với sự phát triển và tồn tại của quốc gia”.
Sự tán thành của Bộ giáo dục đối với phát ngôn của cố vấn chính trị đã gây ra phản ứng dữ dội trên mạng xã hội Weibo. Một số cư dân mạng nói rằng họ cảm thấy sốc khi cơ quan quản lý giáo dục hàng đầu của đất nước lại công khai phân biệt giới tính.
Tính đến thứ 6 (29/1), từ khóa có liên quan đến vấn đề này đã thu hút hơn 240 triệu lượt xem trên mạng Weibo. Một người dùng cho biết: “Giáo dục là nuôi dưỡng những đứa trẻ trở thành những con người tử tế. Không nên đặt ra tiêu chuẩn cho nam giới và nữ giới. Cần phải đặt việc học hành để trở thành một con người tốt lên hàng đầu”.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nhiều cư dân mạng đồng ý rằng các chàng trai Trung Quốc cần trở nên nam tính và rắn rỏi hơn. Một người dùng Weibo tự nhận là giáo viên chia sẻ: “Cuối cùng thì Bộ Giáo dục đã làm đúng. Con trai bây giờ cần tập thể dục nhiều hơn để trở nên nam tính hơn. Hiện tại, có nhiều người quá hiền lành”.
Video đang HOT
“Con trai bây giờ cần tập thể dục nhiều hơn để trở nên nam tính hơn. Hiện tại, có nhiều người quá hiền lành”, một cư dân mạng bình luận về nam giới Trung Quốc ngày nay.
Từ lâu, các nhà chức trách Trung Quốc đã bận tâm đến “cuộc khủng hoảng nam tính” đang rình rập trong nước, và đã đề xuất một số giải pháp cho vấn đề này.
Vào năm ngoái, Tân Hoa Xã có đăng một bài báo gây tranh luận về việc thuê thêm giáo viên nam có khiến các nam sinh trở nên nam tính hay không? Nhưng đối với giáo viên mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở, thì giáo viên nữ nhiều hơn, dẫn đến việc mất cân bằng giới.
Năm 2019, trang iQiyi bị chỉ trích vì làm mờ khuyên tai của những nghệ sĩ nam khi tham gia chương trình. Trước đây vào năm 2016, Sixthtone đã đăng tải bài viết cho rằng, số lượng các lớp học dạy bé trai nam tính ngày càng tăng. Gần đây nhất, chính là lớp học thể dục được coi là một trong những lớp học đảm bảo rằng các bé trai cần phải nam tính hơn.
Thậm chí, các cơ quan giáo dục và thể thao hàng đầu còn thông báo rằng bộ môn thể dục sẽ sớm trở thành môn quan trọng trong kỳ thi tuyển sinh Trung học quốc gia. Một số chuyên gia đã ca ngợi việc này nhưng cũng bày tỏ sự hoài nghi không biết bộ môn này sẽ tạo ra sự nam tính như thế nào?
Thay vì khuyến khích nam giới tập gym, giới chức nên nghiên cứu về vấn đề giới hơn.
Lu Jidong, Trưởng khoa Giáo dục thể chất Đại học Tài chính và Kinh tế Thượng Hải cho biết, thật sai lầm khi cho rằng thể thao sẽ khiến con trai trở nên nam tính hơn. Anh nói: “Đúng là tập thể dục sẽ cải thiện sức khỏe tốt hơn, nhưng vấn đề nữ tính thiên về tâm lý nhiều hơn. Điều này có thể thấy nhiều đồng tính nam thích tập gym để có cơ bắp. Trên thực tế, việc tập thể dục không thể thay đổi giới tính của họ”.
Cui Le, sinh viên khoa Giáo dục và Công tác Xã hội tại ĐH Auckland, nói rằng sự nữ tính ở nam giới bắt nguồn từ việc phân biệt giới tính, phân biệt đối xử.
“Cách tiếp cận này chỉ làm sâu sắc định kiến giới, gia tăng nạn bắt nạt dựa vào ngoại hình và xu hướng tính dục. Thay vì khuyến khích nam giới tập gym, giới chức nên nghiên cứu về vấn đề giới hơn” , anh nói.
Người đàn ông không tán được ai trên ứng dụng hẹn hò, vừa chuyển giới thành nữ đã có hơn ngàn người muốn kết đôi
Trước khi 'sống thật' với giới tính của mình, Cassandra vô cùng chật vật trong việc tìm kiếm nửa kia. Thế nhưng, ngay sau khi trở thành một phụ nữ, hộp thư của cô đã ngập tràn các tin nhắn và có tới 1.700 lượt tương hợp chỉ trong vòng 3 tháng.
Cassandra Heart, một người Mỹ 30 tuổi, là một người hoán tính (người chuyển giới nhưng chưa thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính). Cô đã từng sống với tư cách một người đàn ông tên là Dustin.
Từ bé, Cassandra bộc lộ những khác biệt so với chuẩn mực giới tính thông thường. Cô chủ yếu chơi với các bạn nữ, thích chơi búp bê, thích mặc đồ có màu sắc rực rỡ và dùng một chiếc điện thoại di động màu hồng nóng. Nhưng Cassandra chỉ đơn thuần cho rằng bản thân mình dịu dàng nữ tính chứ không có suy nghĩ gì khác thường.
'Tôi cũng từng có bạn gái, tuy nhiên chúng tôi đã duy trì một mối quan hệ không ràng buộc. Nên tôi vẫn để tình trạng độc thân trên Tinder để tìm kiếm những đối tượng phù hợp khác'.
Cassandra khi còn là Dustin
Dù vậy, với tư cách một người đàn ông, cô chỉ nhận được khoảng 60 lượt tương tác trong vòng 2 năm, một con số thảm hại đối với cô.
'Dù show bao nhiêu ảnh, sở thích cá nhân đến những bài nhạc tôi hay nghe nhưng cũng không ai quan tâm mà 'vuốt phải' tôi cả, tôi dùng cả Tinder Gold để có thể biết được ai đã bấm Thích mình nhưng thật thất vọng khi 1 tháng chỉ khoảng 5 người mà thôi'.
Bước ngoặt xảy ra vào năm 2018, khi bạn gái khuyên Cassanda bỏ rượu. Sau khi tỉnh táo, cô bắt đầu nghĩ về lý do khiến bản thân sa ngã, và đó là lúc cô biết mình phải thành thật về con người của chính mình.
Cô kể: 'Ban đầu tôi không có dự định tiêm hormone để trở thành phụ nữ đâu nhưng qua những trải nghiệm trên Tinder nên tôi đã nảy ra ý nghĩ dù sao là đàn ông cũng không ai yêu thì sao bản thân không thử làm phụ nữ đi. Và chuyện gì đến cũng đến, tôi đã chính thức sống thật với bản thân mình'.
Với cô, quá trình chuyển giới diễn ra đầy suôn sẻ. Gia đình cô hoàn toàn ủng hộ và mẹ cô còn nói rằng Cassandra là cái tên mà bà định gọi nếu cô sinh ra là nữ.
Những thay đổi trên cơ thể cô cũng tiến triển khá nhanh. Trong vòng vài tháng, cô đã phát triển ngực và giảm các khối cơ, vóc dáng trở nên mềm mại và 'phụ nữ' hơn. Chị cô còn đưa đi mua sắm một tủ quần áo nữ.
Cassandra trông cực kì quyến rũ khi trở thành phụ nữ
Vào tháng 1 năm nay, Cassandra đã thiết lập hồ sơ Tinder mới của mình với lời giới thiệu là một cô gái. Ban đầu, cô hơi lo sợ vì biết một số người chuyển giới khác đã có trải nghiệm tồi tệ trên các ứng dụng hẹn hò khi bị mọi người cư xử thô lỗ.
Nhưng bất ngờ là sau khi thiết lập hồ sơ mới, cô nhận được cả tá lượt tương hợp liên tiếp đổ về mỗi ngày. Cô nói rõ bản thân đã chuyển giới trong hồ sơ của mình, nhưng điều đó không phải rào cản để mọi người tìm đến cô.
Cô chia sẻ: 'Thật căng thẳng khi giới thiệu bản thân với thế giới bằng một giới tính khác với giới tính mà bạn sinh ra. Tôi đã thất bại trên Tinder với tư cách là một người đàn ông, nhưng bây giờ có 1.700 người muốn hẹn hò với tôi.
Nhiều người quẹt phải khiến tôi thấy tự tin hơn hẳn về bản thân mình. Bây giờ, tôi có thể hẹn hò với nam giới, người đồng tính nam và cả những người song tính. Và tôi thích được yêu với tư cách là phụ nữ, điều đó tốt hơn trước kia gấp 1.000 lần'.
Chàng trai gầy gò tăng 30 kg thành VĐV thể hình quốc gia Nguyễn Văn Ngọc từng là chàng sinh viên nhỏ con nhất lớp. Để cải thiện vóc dáng, chàng trai đã tìm đến gym và trở thành vận động viên chuyên nghiệp với hình thể lý tưởng. Nguyễn Văn Ngọc (sinh năm 1992, Hà Nội) là vận động viên thể hình quốc gia, kiêm huấn luyện viên gym. Ngọc kể năm 2011 vì "cao,...