“Nam geisha số 1 Nhật Bản” Shirosaki Jin: Tiêu tiền như nước, thu nhập 22 tỷ/năm nhưng mất trắng tất cả vì vào showbiz
20 năm trước, Shirosaki Jin là “ông hoàng” trong giới geisha Nhật Bản, vậy nhưng anh lại có nước đi sai lầm khi nghĩ rằng làng giải trí là nơi dễ kiếm tiền.
Nói đến nam geisha (hay còn gọi là host, chỉ những người trong ngành tiếp rượu) đình đám của Nhật Bản, chắc hẳn không ít người sẽ nghĩ ngay đến Roland – người được mệnh danh là “Ông hoàng ngành host”, “Hoàng tử bóng đêm”. Thế nhưng khoảng 20 năm trước, từng có 1 nam geisha khác chiếm vị trí số 1 trong khu đèn đỏ xứ sở hoa anh đào, đó là nam diễn viên Shirosaki Jin.
Chàng trai trẻ chiếm ngôi vị “Ông hoàng ngành host” suốt 5 năm và cuộc sống xa hoa đáng ngưỡng mộ
Shirosaki sinh năm 1977, năm 20 tuổi, anh đã bắt đầu dấn thân vào giới tiếp rượu và chỉ sau 2 tháng, Shirosaki đã đoạt ngôi vị quán quân về doanh thu trong club. Trong suốt 5 năm, anh luôn ngồi vững trên vị trí “Nam geisha số 1 Nhật Bản” với mức thu nhập kỷ lục 100 triệu yên (22 tỷ đồng).
Shirosaki Jin là “Nam geisha số 1″ của xứ sở hoa anh đào
Được biết, số tiền hoa hồng từ rượu là nguồn thu nhập chính của các host và loại rượu champagne cao cấp được bán trong club có giá khoảng 100 nghìn yên/chai (22 triệu đồng). Dù vậy, Shirosaki Jin vẫn lập được kỷ lục về doanh thu cực khủng 25 triệu yên/tối (5,5 tỷ đồng), tương đương với 250 chai rượu.
Những hình ảnh đáng nhớ của “Ông hoàng ngành host”
Thời đỉnh cao sự nghiệp, Shirosaki Jin hot tới mức nào? Truyền thông mô tả lượng khách nữ muốn gặp anh có thể xếp hàng dài tới vài con phố, thậm chí có người vì không thể xếp được lịch để gặp mỹ nam này đã chi tới 16 triệu yên (3,5 tỷ đồng) tiền mặt để có thể chen ngang, được cùng Shirosaki Jin trò chuyện, tâm sự trải lòng.
Từng có khách hàng tung ra 3,5 tỷ đồng chỉ vì muốn Shirosaki Jin ưu ái trò chuyện, uống rượu với mình trước
Shirosaki Jin từng mang theo 50 đàn em trong ngành host cùng đi dạo trên đường phố trong tiếng reo hò của người hâm mộ, chẳng khác nào 1 ngôi sao Jbiz đình đám. Những tấm poster của anh có mặt khắp mọi nơi, đặc biệt là ở ga tàu điện ngầm, thậm chí còn được treo từ nửa năm trước khi phim điện ảnh do Shirosaki Jin đóng được công chiếu.
Với mức thu nhập cực khủng, Shirosaki Jin hưởng 1 cuộc sống giàu có, sang chảnh bậc nhất thời bấy giờ với hàng hiệu đắt đỏ “dát” đầy người. 12 năm trước, anh sống trong 1 căn biệt thư cao cấp với mức giá thuê lên tới 400 nghìn yên/tháng (88 triệu đồng), đi siêu xe Mercedes mui trần giá 15 triệu yên (3,3 tỷ đồng). Có thể nói, nghề geisha đã đem lại cho anh cuộc sống thượng hạng biết bao người khao khát, ước ao.
Video đang HOT
Cuộc sống xa hoa của Shirosaki Jin khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp
“Nam geisha số 1 Nhật Bản” cũng có không ít phát ngôn khiến dân tình sốc như: “Tôi chỉ cần thở thôi tiền cũng từng bó lớn tự động bay vào túi”, “Tôi chỉ cần ngồi trong club, uống 1 ly rượu tiền tự khắc tới tay”, “Tôi phải làm nhân vật số 1 vũ trụ này”,…
Dấn thân vào showbiz và cái kết đắng cho Shirosaki Jin
Năm 26 tuổi, Shirosaki Jin quyết định bước chân vào giới giải trí xứ sở Phù Tang. Anh nhanh chóng nổi đình nổi đám khi tham gia 1 số bộ phim và có suất trở thành khách mời cố định của 7 show truyền hình. Thế nhưng, sự nghiệp của Shirosaki Jin bất ngờ chững lại. Sau 3 năm, khán giả đã chán nghe những câu chuyện “bình cũ rượu mới” về giới geisha của anh.
Hình ảnh thường thấy của Shirosaki trong các chương trình truyền hình lớn của Nhật
Đến khi không còn nhận được bất cứ công việc nào, Shirosaki Jin vẫn ngây thơ cho rằng chỉ cần chờ đợi khoảng nửa năm là sự nghiệp sẽ lại “nở hoa” với mình. Anh vẫn sống 1 cuộc sống xa hoa, lãng phí, có lần “đốt” hết 3 triệu yên (660 triệu đồng) chỉ trong 1 đêm. Số tiền tiết kiệm của Shirosaki Jin cũng dần cạn kiệt, anh phải chuyển sang sống ở 1 căn nhà thuê bình thường, siêu xe phải bán để lấy tiền sinh hoạt và đi lại bằng xe đạp, tàu điện ngầm.
Không có việc nhưng Shirosaki vẫn “đốt tiền”, tiêu xài hoang phí
Lúc này, nam tài tử mới nhận ra hoàn cảnh khó khăn của chính mình: không phát triển được sự nghiệp trong showbiz, cũng chẳng thể quay lại làm geisha vì đã “luống tuổi”. Biến mất khỏi ống kính truyền hình, không ít người đồn thổi thông tin anh đã qua đời vì 1 tai nạn nào đó.
Cuộc sống hiện tại của cựu “Nam geisha số 1 Nhật Bản”
Mãi đến năm 2018, khi “Ông hoàng ngành host” Roland làm mưa làm gió trên mạng xã hội và khiến giới truyền thông chú ý, Shirosaki Jin mới 1 lần nữa được công chúng nhắc lại tên. Hiện tại, anh đang làm phục vụ trong 1 nhà hàng Tây Ban Nha. Sau khi tan tầm, cựu geisha lại vội vã tới đài truyền hình để tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp trong showbiz. Tuy nhiên, không còn sự nổi tiếng, người đàn ông 40 tuổi này chỉ có thể tham gia show bán hàng online đêm khuya.
Shirosaki Jin hiện đang làm nhân viên phục vụ trong 1 nhà hàng nhỏ
Anh vẫn nỗ lực muốn tìm cơ hội trong showbiz
Khi được hỏi làm geisha có nhàn nhã hơn bây giờ hay không, Shirosaki Jin phủ nhận: “Không đâu, đón tiếp khách hàng thì làm gì có chuyện nhàn hạ, “Trước khi khách ra về, nếu không thể làm cho họ chủ động nói: ‘Lần sau tôi sẽ đến’ thì coi như chưa hoàn thành tốt công việc của mình”.
Tại sao showbiz Nhật Bản tàn bạo?
Hiện tại, tỷ lệ tự sát tại Nhật Bản gia tăng dù kiến thức về sức khỏe tâm thần được phổ cập. Thực trạng này thêm phần khốc liệt trong ngành giải trí vì những phép tắc cổ hủ.
Zing lược dịch bài viết của South China Morning Post và New York Time vế vấn nạn tự tử của nghệ sĩ Nhật Bản sau khi liên tiếp sáu người nổi tiếng của nước này tự tử trong vòng 5 tháng. Nội dung bài viết chỉ ra thực trạng tàn khốc của ngành giải trí Nhật dưới những áp lực từ đặc thù ngành nghề và văn hóa sống.
Trong vòng 5 tháng trở lại đây, truyền thông Nhật Bản sáu lần rúng động vì các vụ tự tử của người nổi tiếng. Một nhà hoạt động trong lĩnh vực giải trí ở đất nước mặt trời mọc dùng tính từ "tàn bạo" để miêu tả môi trường làm việc này.
Hồi cuối tháng 9, Hiệp hội Bảo vệ quyền nghệ sĩ phát hành thông cáo với tựa đề "Người nổi tiếng tự tử", nội dung chỉ điểm "môi trường căng thẳng khốc liệt" là một trong những nguyên nhân khiến số lượng ngôi sao tự sát ở Nhật tăng lên mức đáng báo động. Theo đó, tổ chức này kêu gọi chính phủ triển khai hệ thống chăm sóc sức khỏe dành riêng cho nghệ sĩ.
Kiến nghị của hiệp hội được đưa ra chỉ vài ngày sau cái chết của Yuko Takeuchi. Hiện tại, nhà chức trách đánh giá vụ việc của Takeuchi là tự tử dù không tìm thấy di chúc hay thư tay. Chính phủ cũng không có động thái phản hồi kiến nghị trên.
Những vụ tự tử liên hoàn
Takeuchi khởi nghiệp diễn xuất năm 1996 với bộ phim truyền hình Cyborg và nhanh chóng trở thành gương mặt được săn đón tại Nhật Bản. Những năm về sau, cô hoạt động tích cực trong cả lĩnh vực điện ảnh và truyền hình với tần suất nhận phim liên tục.
Trong sự nghiệp, Takeuchi có 18 lần chiến thắng các giải thưởng điện ảnh. Trong đó, cô gây ấn tượng khi ba năm liên tiếp (từ năm 2003) được xướng tên tại hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc tại lễ trao giải thường niên của Viện Hàn lâm Nhật Bản.
Độ phủ sóng của Takeuchi cũng có cơ hội mở rộng sang thị trường nước ngoài. Cô được khán giả ngoại địa quan tâm và theo dõi khi đảm nhận vai Sherlock Holmes phiên bản nữ trong Miss Sherlock (2018) - dự án hợp tác giữa nền tảng phim trực tuyến Hulu và HBO châu Á.
Với bảng thành tích trên, việc nữ diễn viên tự tử khiến khán giả hụt hẫng và tiếc nuối. Trước Takeuchi, công chúng đón nhận năm tin buồn khác chỉ trong thời gian ngắn. Hai nghệ sĩ Sei Ashina, Takashi Fujiky tự sát hồi giữa tháng 9, nam diễn viên Miura Haruma tự tử vào tháng 7 và nam đô vật Hana Kimura (diễn xuất trong Terrace House) tự sát hồi tháng 5 do bị chỉ trích nặng nề trên không gian mạng.
Gần nhất, ngày 19/10, tờ Kyodo News đưa tin nữ ca sĩ Maisa Tsuno được tìm thấy tại nhà riêng ở Suginami, Nhật Bản vào khoảng 9h sáng ngày 18/10 trong tình trạng nguy kịch. Maisa qua đời trên đường được đưa đến bệnh viện.
Katsunobu Kato, chánh văn phòng Nội các, cho biết: "Số vụ tự tử tăng lên kể từ tháng 7". Theo số liệu của chính phủ, trong tháng 8, có 1.900 vụ tự tử ở nước này, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm trước dù tỷ lệ nhận thức về vấn đề tâm lý phát triển theo chiều đi lên. Trong đó, phụ nữ chiếm đa số.
Yasuyuki Shimizu, giám đốc Trung tâm Xúc tiến Biện pháp Đối phó Tự sát Nhật Bản nhận định về xu hướng tử tự: "Đó là tính chất của xã hội Nhật Bản. Chúng tôi không cho phép bản thân để lộ điểm yếu. Vấn đề không nằm ở việc họ có tìm sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý hay không. Nhiều người thậm chí còn không mở lòng được với người thân cận".
Vỏ bọc hoàn mỹ "giết" chết nghệ sĩ Nhật Bản
Nhìn từ bên ngoài, Yuko Takeuchi dường như có cuộc sống vàng son. Cô có sự nghiệp được vinh danh bởi các giải thưởng, sinh hai người con, gìn giữ được nhan sắc và vẫn có những hợp đồng quảng cáo từ công ty hàng đầu Nhật Bản. Thế nhưng, không ai biết cuộc sống cá nhân của nữ diễn viên bất trắc ra sao.
Miura Haruma qua đời ở tuổi 30 trong sự tiếc nuối của khán giả. Ảnh: Sky News.
New York Time nhận định xã hội Nhật Bản coi trọng "gaman" - sự chịu đựng hoặc sự từ chối bản thân. Những gánh nặng sẽ thêm phần khốc liệt với người nổi tiếng tại Nhật Bản vì sự thành công của ngành nghề phụ thuộc vào độ hoàn mỹ của hình ảnh bề ngoài.
Đối với nghệ sĩ, áp lực xã hội bình thường có thể bị nhân lên nhiều lần bởi kỳ vọng của khán giả. Khác với nhiều quốc gia, việc tìm kiếm trợ giúp về tâm lý thậm chí bị coi như điều cấm kỵ ở Nhật Bản. Các ngôi sao cũng có xu hướng tự trách bản thân và cho rằng mọi sai lầm trong cuộc sống đều bắt nguồn từ nguyên nhân chủ quan.
Tamaki Tsuda, nhà sản xuất truyền hình, tiết lộ: "Nếu bạn là người của công chúng và bị lộ ra là đang chữa bệnh tâm lý, sự nghiệp coi như bỏ. Không ai muốn ngỏ lời làm việc với nghệ sĩ như vậy".
Thêm vào đó, Kaori Shoji, nhà phê bình phim của tờ The Japan Times, đánh giá nghệ sĩ nước nhà dễ dàng bị dồn vào thế bấp bênh bất kể độ nổi tiếng. "Phần lớn của vấn đề nằm ở việc Nhật Bản không có những tổ chức như Hiệp hội Diễn viên màn ảnh ở Hollywood để bảo vệ hoặc hỗ trợ nghệ sĩ. Điều này khiến ngành giải trí thêm phần tàn bạo", Shoji nhận định.
Chưa hết, Shoji chỉ thêm rằng nghệ sĩ giải trí làm việc cho các công ty thường có ít quyền hạn và phải cống hiến dù mức lương thấp. Lĩnh vực này càng trở nên khốc liệt khi nhà phê bình tiết lộ việc thực tập sinh thất bại ở một công ty đồng nghĩa với sự nghiệp chấm dứt. Bởi lẽ, các công ty bị đồn là liên kết thành mạng lưới và có liên hệ tới Yakuza - tổ chức mafia ngầm ở Nhật.
Tỷ lệ tự tử trong tháng 8 tại Nhật Bản tăng 15,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh: AP.
Một nghịch lý ở đất nước mặt trời mọc được Shoji nói rõ: "Các tập đoàn Nhật Bản đổi mới và hiện đại hóa hoạt động, nhưng ngành công nghiệp giải trí lại tụt hậu xa so với phần còn lại của xã hội và hoạt động dựa trên luật và 'quy tắc' đã lỗi thời 100 năm trước".
Ngoài những khó khăn chung, nghệ sĩ nữ được đánh giá gặp nhiều áp lực hơn trước những giới hạn về định kiến giới và sức khỏe lao động.
Hiện tại, nhân loại phát triển theo hướng hội tụ. Hệ quả là áp lực cạnh tranh gia tăng. Nhiều nghệ sĩ không có thu nhập vì Nhật Bản trả lương theo công sức làm việc. "Điều này còn trở nên nặng nề hơn với các nghệ sĩ nữ vì họ có tuổi thọ trung bình và tuổi lao động ngắn hơn nam giới", Shoji nói.
Shoji tiết lộ: "Các nữ diễn viên thường khó được trao vai diễn khi bước sang tuổi 30. Takeuchi là trường hợp cá biệt khi giữ được sự nghiệp ở tuổi 40. Tuy nhiên, vụ tự sát biểu thị rõ nữ diễn viên đã giấu kín những mệt mỏi cá nhân khác".
Dịch bệnh Covid-19 góp phần làm tăng tỷ lệ tự tử
Vicki Skorji, giám đốc dịch vụ tư vấn TELL Lifeline tại Tokyo, cho biết tỷ lệ tự tử thường giảm trong giai đoạn đầu của một cuộc khủng hoảng. Chẳng hạn, trong mùa dịch Covid-19, mọi người có xu hướng trở nên thân thiết và giúp đỡ nhau khi dịch bệnh mới xảy ra.
Tạo hình của Yuko Takeuchi trong Miss Sherlock. Ảnh: Amazon.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng sẽ dần chuyển biến người dân Nhật Bản lâm vào thế trầm cảm, hoặc tệ hơn là tự sát sau những nỗ lực sinh tồn, làm quen với điều kiện sống bất thường. Với bản chất ngại "cầu cứu", người Nhật có xu hướng khép mình và bị đè nén mạnh mẽ hơn do hậu quả tiêu cực của dịch bệnh.
Với trường hợp của Takeuchi, nữ diễn viên phải đối mặt liên tiếp với các vấn đề như mất việc, thu nhập giảm, nợ tăng. "Mọi người đang trong tình trạng bất ổn kéo dài, ở các mức độ khác nhau. Chúng ta dần kiệt sức và gia tăng lo lắng vì không có nhiều kinh nghiệm sống trong những bối cảnh khó khăn như hiện tại", Vicki Skorji nói.
Sau vụ việc của Takeuchi, truyền thông Nhật Bản gia tăng thời lượng phổ cập vấn đề sức khỏe tâm thần.
Mặt khác, trước bối cảnh số vụ tự tử gia tăng, nhà phê bình phim Kaori Shoji vẫn quan ngại: "Tôi cho rằng ngành công nghiệp giải trí ở Nhật sẽ không hoặc khó mà thay đổi. Vì vậy, chính phủ cần phải nỗ lực nhiều hơn những gì đang làm. Dù đau lòng, nhiều người trong ngành mà tôi có dịp nói chuyện dự đoán những làn sóng đau thương mới chuẩn bị ập tới".
Chồng gầy rộc sau khi Yko Takeuchi treo cổ tự tử Diễn viên Daiki Nakabayashi - chồng Yko Takeuchi - trông gầy hốc hác khi xuất hiện trên phố ở hôm 26/10 để mua đồ sinh hoạt. Theo tờ Apple Daily, đôi mắt anh thâm quầng, bọng mắt hiện rõ. Trên tay anh vẫn đeo nhẫn cưới. Một nguồn tin cho hay nam diễn viên mất ngủ triền miên, tâm trạng đau buồn chưa...