Nấm gan bò Đà Lạt 800.000 đồng một kg, dân Hà Nội tranh mua
Nấm gan bò được thu hái trong rừng thông – đặc sản chỉ có duy nhất vào mùa mưa ở Đà Lạt – đang được người dân Hà Nội tranh nhau đặt mua mặc dù có giá lên tới 800.000 đồng/kg.
Bắt đầu vào mùa mưa, chị Hồ Thị Thanh Thảo ở Tôn Thất Tùng (Đống Đa, Hà Nội) lại tìm mối cũ để đặt hàng nấm gan bò rừng thông – đặc sản chỉ có ở Đà Lạt (Lâm Đồng) về nấu các món ăn xào, lẩu, súp cho gia đình.
Theo chị Thảo, loại nấm này rất nhiều người biết và được thưởng thức. Nấm cao khoảng 20 cm, bên ngoài có màu nâu vàng, thịt dày, khi nấu lên nấm ăn có vị ngọt, thơm ngon và có tác dụng giải nhiệt cơ thể, là món ăn rất hợp vào mùa hè.
Vào mùa mưa, người dân Đà Lạt vào rừng thông hái nấm đem về ăn hoặc bán.
Tuy nhiên, loại nấm gan bò này hiện khá hiếm. Trước, chị phải đặt mua qua các mối bán rau sạch trong Đà Lạt với giá 500.000 đồng/kg. Song, chuyển ra đến Hà Nội nấm thường bị dập nát. Có lần nhận hàng từ Đà Lạt chuyển ra, nấm bị nát mất hơn một nửa, lại không được tươi ngon.
“Năm nay, tôi tìm được mối bán ở Hà Nội. Nấm cực tươi, 10 cái như cả 10, không bị dập nát. Nhưng họ bán giá 800.000 đồng/kg, chưa bao gồm phí vận chuyển. Đặc biệt, muốn có loại nấm gan bò được hái trong rừng thông về ăn cũng phải đặt trước ít nhất từ 7-10 ngày”, chị Thảo cho hay.
Tương tự, chị Phan Thị Luyến ở Dương Quảng Hàm (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ, chị là “fan ruột” của loại nấm gan bò, nên năm nào chuẩn bị vào mùa mưa ở Đà Lạt, chị cũng “đặt gạch” mối quen để gia đình có nấm ăn thường xuyên.
Chị cho hay, loại nấm này nhà chị thường đặt mua về làm súp nấm gà, xào thịt bò, nướng, nấu canh ăn thơm ngon không khác gì đặc sản nấm mối ở miền Tây. Theo đó, mỗi lần chị thường đặt mua từ 3-5 kg về ăn dần.
“Loại nấm này chỉ mọc khi bắt đầu có những cơn mưa mùa hạ, hết mùa mưa là hết nấm. Thế nên, chị đặt mua liên tục, hết đợt này lại đặt đợt khác. Bởi trước và sau mùa mưa, có tiền triệu cũng không thể mua được loại nấm đó”, chị Luyến nói.
Song, theo chị Luyến, nếu nhờ được người quen đi du lịch ở Đà Lạt tiện đường tìm mua hộ nấm gan bò thì giá sẽ rẻ, hàng tươi ngon. Còn tự mua ở Đà Lạt rồi bảo họ vận chuyển ra Hà Nội thì nấm thường hao hụt do dập nát. Trong khi đó, mua nấm này của các mối ở Hà Nội thì thường trên 800.000 đồng/kg, đắt gấp rưỡi giá nấm mua ở Đà Lạt.
Video đang HOT
Anh Nguyễn Văn Đức ở Trần Duy Hưng (Cầu Giấy), một mối chuyên buôn đặc sản rừng thừa nhận, vào mùa này, nấm gan bò Đà Lạt đang được dân Hà thành săn mua nhiều nhất.
Nấm gan bò, loại nấm đặc sản thu hái trong rừng thông hiện có giá bán cực đắt đỏ.
“Sáng nay, tôi vừa đi nhận 25 kg nấm gan bò rừng thông chuyển từ Đà Lạt ra Hà Nội bằng đường hàng không, về chia ra các túi nhỏ nhưng cũng chỉ đủ trả cho một nửa số lượng khách đã đặt hàng trước đó. Số còn lại tiếp tục chờ đến đợt nấm sau”, anh Đức chia sẻ.
Theo anh Đức, đến mùa mưa, người dân Đà Lạt thường vào rừng thông để tìm loại nấm gan bò về ăn, hoặc bán cho các mối lấy buôn để họ chuyển bán cho các nhà hàng tại Đà Lạt hay TP HCM.
Tuy nhiên, loại nấm gan bò này khá hiếm, nhất là khi người dân bản địa giờ đua nhau vào rừng khai thác, khiến chúng ngày càng hiếm hơn. Do đó, giá cũng ngày một đắt đỏ.
Giá anh mua gom tại các mối ở Đà Lạt là nửa triệu đồng/kg. Vận chuyển ra đến Hà Nội, trừ tỷ lệ hao hụt cân nặng, tỷ lệ nấm dập nát thì giá nấm bán ra đã lên tới 800.000 đồng/kg chưa bao gồm phí ship cho khách hàng, anh cho hay.
“Đắt thế mà người dân vẫn tranh nhau đặt mua, vì ai cũng muốn thưởng thức loại nấm rừng quý hiếm này”, anh Đức nói.
Một tuần nay, anh nhận 3 chuyến nấm từ Đà Lạt chuyển ra vẫn không đủ lượng hàng để trả cho khách đã đặt. Anh đang hạn chế bớt số lượng khách đặt hàng. Khách quen thân, anh cũng chỉ nhận đơn mà không chốt hứa trước bao giờ có hàng.
Theo_Zing News
Tiêm kích T-50: Sức mạnh đè bẹp F-35, đại địch của F-22
Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Sukhoi T50 của Nga đã đến giai đoạn hoàn thiện, chuẩn bị thị uy sức mạnh khủng khiếp với F35 và F22 của Mỹ.
Truyền thông Nga ngày 15/6 cho biết, Bộ quốc phòng nước này đã sẵn sàng sản xuất hàng loạt chiến đấu cơ tối tân T-50, sau khi loại máy bay này chỉ còn một đợt thử nghiệm cuối cùng là bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt để biên chế chính thức trong không quân Nga.
T-50 được chế tạo tại Xưởng chế tạo máy bay Komsomolsky-on-Amur mang tên Gagarin, nơi hiện tại đang lắp ráp phiên bản mẫu. Năm 2013, nhà máy đã sản xuất loạt nhỏ máy bay dành để thử nghiệm vũ khí, còn việc sản xuất hàng loạt sẽ bắt đầu vào cuối năm nay.
Nhận định về việc T-50 sắp được biên chế chính thức, cựu lãnh đạo Cục tình báo Không quân Hoa Kỳ - Trung tướng Dave Deptula nhận định rằng, về các đặc tính khí động học và khả năng cơ động, T-50 thực sự vượt trội hơn nhiều so với F-35.
Ngoài ra, chuyên gia Mỹ về các vấn đề quân sự Dave Majumdar, sau khi xem các mẫu T-50 và F-22 Raptor đã đưa ra kết luận chẳng mấy vui vẻ với Hoa Kỳ rằng, T-50 của Nga là đối thủ thực sự đáng gờm của loại tiêm kích tàng hình đầu tiên trên thế giới là F-22 của Mỹ.
Con đường phát triển Sukhoi T-50
T-50 là chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 của Nga, thuộc dòng tiêm kích hạng nặng một chỗ ngồi, 2 động cơ, do Hãng chế tạo hàng không Sukhoi thiết kế và được sản xuất tại Nhà máy chế tạo máy bay mang tên Gagarin ở Komsomolsk-on-Amur.
T-50 bắt đầu được thai nghén từ cuối thập niên của thế kỷ trước, đến năm 2001, không quân Nga công bố đấu thầu PAK FA (máy bay chiến đấu thế kỷ 21), đến năm 2002, Ủy ban xét thầu của Nga đã nghiêng về thiết kế T-50 của Liên hiệp chế tạo hàng không Sukhoi.
Tiêm kích tàng hình T-50 Nga được cho là có tính năng vượt trội F-35
Sau khi chỉnh sửa lại phần nhỏ thiết kế, đến năm 2004, chuyên viên trưởng kỹ thuật là ông Aleksandr Davidenko đã chính thức phê duyệt mẫu thiết kế sơ bộ của sự án PAK FA.
Đến năm 2009, Sukhoi đã lắp ráp và đưa vào thử nghiệm nguyên mẫu kỹ thuật đầu tiên của T-50. Bước sang năm 2010, phiên bản này đã có chuyến bay thử đầu tiên thành công tại sân bay thử nghiệm của nhà máy Komsomolsk-on-Amur.
Năm 2011, 2 mẫu thiết kế T-50 đã tham gia Triển lãm Hàng không Moscow (MAKS-2011). Tới năm 2015, Sukhoi đã mang T-50 sang dự Triển lãm Hàng không Paris, được tổ chức ở Le Bourget và tới năm nay, nó sẽ được sản xuất hàng loạt để chính thức biên chế vào năm 2017.
Các tham số chính
Sukhoi PAK FA được các chuyên gia Nga đánh giá có những đặc điểm nổi bật sau: Siêu cơ động, bay với tốc độ siêu âm không cần đốt sau; tiết diện phản xạ radar siêu nhỏ; có khả năng cất, hạ cánh trên đường băng ngắn; sử dụng hệ thống điều khiển bay thông minh được mệnh danh là "phi công thứ 2 ảo" và có hệ thống vũ khí mạnh nhất thế giới.
T-50 được coi là sự kết hợp hoàn hảo của thiết kế khí động học tối ưu với khả năng chịu tải siêu lớn của khung thân. Máy bay có chiều dài 20m, chiều rộng (tính tới 2 đầu mút cánh) là 15m, chiều cao của máy bay là 5m, trọng lượng cất cánh tối đa 35,48 tấn, tải trọng vũ khí 10 tấn.
Để nâng cao độ quá tải của máy bay và giảm trọng lượng, các kỹ sư Nga đã sử dụng vật liệu đặc biệt để chế tạo khung thân, trong đó, tỷ lệ vật liệu composite (sợi carbon) chiếm tới 25% trọng lượng máy bay và 70% diện tích bề mặt.
T-50 có thiết kế khí động tối ưu và lớp vỏ chế tạo bằng vật liệu composite để nâng cao tính năng tàng hình
Trong giai đoạn thử nghiệm và các lô sản xuất hàng loạt đầu tiên, T-50 sử dụng 2 động cơ phản lực vector của công ty Saturn, thuộc dòng AL-41F là AL-41F-1S (còn gọi là 117S). Loại động cơ được nâng cấp trên nền tảng dòng AL-31F này hiện đang sử dụng trên Su-35, có lực đẩy lên tới 14.500kg và tuổi thọ động cơ lên tới 4000h.
Dự kiến đến giai đoạn sản xuất hàng loạt thứ 2 vào năm 2020, T-50 sẽ sử dụng động cơ chính thức của nó với tên mã dự án là 129. Đây là động cơ phản lựcvector thế hệ mới hoàn toàn, có lực đẩy lên tới 18.000kg và vòi phun chỉnh hướng cực kỳ linh hoạt, với tuổi thọ thấp nhất là 6000h.
Hệ thống động cơ siêu mạnh mẽ giúp T-50 có thể đạt tới vận tốc tối đa 2600km/h, trần bay 20km, tốc độ leo cao 384m/s, vượt trội tất cả các chiến đấu cơ mạnh nhất thế giới hiện nay. T-50 có phạm vi hành trình lên tới 5500km, thời gian hoạt động liên tục không tiếp liệu là 5,8h (5 giờ 48 phút).
Ngoài ra, T-50 có khả năng nhận nhiêu liệu từ các máy bay tiếp dầu chuyên dụng cũng như có khả năng tiếp dầu đồng đội.
Theo_Báo Đất Việt
Vé máy bay giá 1,8 tỷ đồng có gì đặc biệt? Khi đặt mua vé máy bay hạng sang giá 55.000 bảng Anh (khoảng 1,8 tỉ đồng) khách hàng sẽ được phục vụ ở mức cao nhất. Theo Russia Today, hãng hàng không Etihad Airways vừa chính thức đưa vào kinh doanh loại vé khứ hồi chặng London - Melbourne với giá đắt nhất thế giới lên tới 55.000 bảng Anh (khoảng 1,8 tỉ...