Nắm được bí quyết này, chị em sẽ khiến chồng chỉ muốn mang tiền về cho vợ
Tôi may mắn có một mối quan hệ tuyệt vời với chồng tôi. Chúng tôi luôn vui vẻ và chưa bao giờ cãi nhau về tiền bạc. Khi chồng tôi có một khoản tiền lớn nào, anh ấy luôn có một sự hứng thú ra mặt đó là khoe vợ và đưa ngay cho vợ giữ.
Tiền bạc là một trong những lý do hàng đầu dẫn đến những mâu thuẫn bất hòa trong mối quan hệ vợ chồng, thậm chí nó được coi là một trong số nguyên nhân chính dẫn đến ly hôn. Những căng thẳng về tài chính có sức tàn phá hủy hoại bất kỳ mối quan hệ nào, kể cả đó là vợ chồng.
Tôi may mắn có một mối quan hệ tuyệt vời với chồng tôi. Chúng tôi luôn vui vẻ và chưa bao giờ cãi nhau về tiền bạc. Khi chồng tôi có một khoản tiền lớn nào, anh ấy luôn có một sự hứng thú ra mặt đó là khoe vợ và đưa ngay cho vợ giữ. Chồng tôi không thích giữ tiền nhưng anh ấy lại rất thích làm ra nhiều tiền.
Tôi thấy nhiều chị em tám với nhau rằng, họ tìm đủ mọi cách để moi tiền chồng nhưng cuối cùng cũng phải bất lực. Để rồi cuối cùng là phàn nàn, trách móc và cãi nhau. Cãi nhau về đủ thứ chuyện nhưng chung quy lý do sâu xa vẫn là vì tiền.
Có ý kiến cho rằng, vợ dại chỉ biết nói thẳng, bảo chồng làm, nộp tiền, không nhậu,… Dù không có ý đồ xấu nhưng thái độ như vậy sẽ khiến đàn ông cảm thấy như đang bị vợ ra lệnh, ngồi trên đầu, hắt hủi công sức chồng bỏ ra. Khi ấy, chồng sẽ thấy chán, thấy thiếu quan tâm, thậm chí trở nên lạnh nhạt với vợ.
Ảnh minh họa
Cũng có người bày chị em “moi” tiền chồng theo cách của “vợ khôn”: Vợ khôn không cần nói mà biết đợi “thời cơ” khi chồng say xỉn, pha nước chanh cho chồng rồi âm thầm lấy ví. Khi chồng tỉnh dậy nếu có hỏi, chị em có thể bông đùa: “Em cất ví đấy, lấy bớt vài đồng mua canh khuấy nước chồng yêu!” Chẳng chồng nào có thể mắng người vợ “moi tiền” chỉ vì chăm lo cho chồng cả, biết đâu vợ còn được bo thêm.
Còn tôi, tôi nghĩ rằng, cách trên thì chỉ “mót” được ít tiền lẻ của chồng mà thôi. Để tài chính gia đình thực sự vững mạnh, vợ chồng đồng lòng đồng sức “thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn” thì cần phải thực hiện những nguyên tắc sau:
1. Nói về tài chính với nhau
Video đang HOT
Nhiều cặp vợ chồng thường né tránh nói chuyện với nhau về tài chính, trong khi đó đây là một vấn đề lớn, một vấn đề hết sức quan trọng đối với bất kỳ gia đình nào.
Hai vợ chồng ai cũng có nhu cầu cần tiền và tiêu tiền và kiếm tiền. Tiền ảnh hưởng đến cả hai bạn. Ngay cả khi một người phối ngẫu chịu trách nhiệm thanh toán tất cả mọi chi phí thì bạn vẫn cần phải thảo luận về tài chính với anh ấy. Hãy nói với anh ấy rằng “Anh ơi, anh có muốn ngồi lại với em khi em làm tài chính trong tháng này để chúng ta có thể cùng nhau thiết lập một số mục tiêu không?
2. Đừng ngại bắt đầu cuộc trò chuyện tiền bạc
Mỗi cặp vợ chồng có khả năng khác nhau và có vai trò khác nhau trong gia đình. Nếu chồng bạn là người chăm sóc tài chính, anh ấy có thể nghĩ rằng bạn không quan tâm đến việc thảo luận về tiền nếu bạn không bao giờ đề cập đến. Bởi vậy bạn cần đặt vấn đề tiền bạc vợ chồng ngay từ đầu, thậm chí đề cập ngay trước khi cưới. Đừng bao giờ để xẩy ra vấn đề tài chính thì khi đó bạn mới bàn đến. Hãy lợp lại mái nhà của bạn trước khi trận mưa xảy ra thì luôn luôn là cách tốt nhất.
3. Hãy trung thực!
Cần phải luôn trung thực về vấn đề tài chính với chồng. Cho dù bạn đang che giấu việc mua hàng mà bạn cảm thấy có lỗi, không thừa nhận một khoản nợ mà bạn có hoặc giấu tiền vì chồng của bạn sẽ tiêu nó…như vậy là bạn đang không trung thực.
Khi bạn không trung thực, bạn sẽ cảm thấy có lỗi. Khi bạn cảm thấy tội lỗi, bạn sẽ phòng thủ. Nếu bạn phải phòng thủ thì tình cảm vợ chồng bạn sẽ bị chia rẽ. Sự trung thực là rất quan trọng để cải thiện giao tiếp tài chính giữa hai vợ chồng.
4. Làm việc hướng tới mục tiêu cùng nhau
Không có cách nào tốt hơn là bạn và chồng bạn cùng hướng tới một mục tiêu chung, đặc biệt là mục tiêu tài chính. Vợ chồng đạt được các mục tiêu cùng nhau được coi như đạt trình độ cao nhất trong giao tiếp.
9 bí quyết giúp lấy lại niềm tin và hạnh phúc sau ly hôn
Nếu bạn đang bế tắc vì ly hôn thì những lời khuyên hữu ích dưới đây sẽ giúp bạn khép lại quá khứ và lấy lại niềm tin trong cuộc sống.
Vượt qua hôn nhân đổ vỡ là điều không hề dễ dàng. Nếu bạn đang bế tắc vì ly hôn thì những lời khuyên hữu ích dưới đây sẽ giúp bạn khép lại quá khứ và lấy lại niềm tin trong cuộc sống.
1. Biết cách kiềm chế nước mắt
Nếu bạn muốn khóc, hãy nhớ lại những khoảnh khắc đẹp của hôn nhân để không rơi lệ. Bạn có thể cảm thấy quá tải về cảm xúc nhưng điều đó là cần thiết để sữa chữa những lỗi lầm và dành thời gian cho những điều mới mẻ, tốt đẹp.
2. Chấp nhận sự thật hôn nhân đổ vỡ
Hãy học cách buông bỏ. Người hợp với bạn sẽ ở bên bạn. Hơn nữa, làm những điều tốt cho bản thân mỗi ngày là rất cần thiết giúp bạn vượt qua hoàn cảnh. Hãy để bản thân bạn được hạnh phúc. Nhâm nhi loại đồ uống, thưởng thức món ăn bạn yêu thích, đọc một cuốn sách hoặc làm bất cứ điều gì bạn cảm thấy là tốt nhất cho bản thân.
3. Thiết lập lại cuộc sống và tìm lại chính mình
Hãy tìm lại chính bản thân bạn. Thấu hiểu rõ bản thân trước khi khi tìm kiếm nửa kia mới là vô cùng cần thiết. Thêm vào đó, hãy giải thoát bản thân khỏi những hối tiếc, đau khổ và buông bỏ những ký ức tồi tệ. Suy nghĩ về những điều này sẽ không giúp thay đổi hoàn cảnh nên tốt hơn là cần nhìn về tương lai. Hãy chọn một kỳ nghỉ, mời bạn bè đến nhà hoặc làm bất cứ điều gì khiến bạn cảm thấy ít bị stress
4. Cố gắng tìm kiếm hạnh phúc
Bước đầu tiên để tìm kiếm hạnh phúc là bạn nên chấp nhận và tha thứ cho bản thân. Sau khi li dị, sẽ có giai đoạn bạn cảm thấy đau khổ và cũng là giai đoạn tốt nhất. Bạn có thể có nhiều thời gian rảnh, hãy tận dụng để tập trung vào sự nghiệp, đam mê hay dành thời gian cho các sở của bạn.
5. Yêu bản thân
Nếu không yêu bản thân thì bạn khó có thể mong đợi người khác yêu thương bạn. Điều này nghe có vẻ sáo rỗng nhưng lại là sự thật. Ly dị không có nghĩa là bạn không xứng đáng được yêu và chỉ mỗi mình bạn mắc sai lầm. Bạn không cần phải nghĩ rằng mình thấp kém. Hãy tập trung vào bản thân và dành cho bạn những phần thưởng nhỏ vì đã học được những điều mới mẻ. Cách này giúp bạn lấy lại tự tin và bắt đầu một khởi đầu mới trong cuộc đời.
6. Không phủ nhận bạn bè và gia đình
Nếu che giấu những hoài nghi và để quá nhiều suy nghĩ làm rối loạn tâm trí thì tốt nhất bạn nên mời đến hoặc gọi điện cho bạn bè và người thân. Giao tiếp là một trong những cách tốt nhất để vượt qua giai đoạn tăm tối và buồn bã này. Bên cạnh đó, bạn phải cố gắng để bản thân suy nghĩ tích cực.
7. Khởi đầu lại và tập trung vào sự nghiệp
Nếu bạn thấy sự nghiệp bị ảnh hưởng bởi tổn thương từ hôn nhân thì đã đến lúc cần tập trung cho sự nghiệp. Tránh tập trung vào những thứ bạn không thể làm hoặc những thứ không khiến bạn thấy hứng thú. Thêm vào đó, hãy học nói không với những thứ bạn không thích.
8. Ổn định tài chính
Nếu có con thì khó khăn tài chính sẽ bắt đầu nảy sinh sau ly hôn. Hãy tìm công việc có một mức lương tốt và không khiến bạn bị stress. Cắt giảm những chi tiêu không cần thiết. Nếu kiếm được nhiều tiền, hãy bắt đầu tiết kiệm để không bao giờ bị rơi vào tình huống bất chợt gặp khó khăn về tài chính trong tương lai.
9. Suy nghĩ, nói và hành động tích cực
Luôn suy nghĩ, nói và hành động tích cực là điều rất cần thiết. Giữ cho bản thân bạn luôn tích cực và truyền cảm hứng cho mọi người. Cố gắng tránh xa những người hay chỉ trích và khiến bạn có cảm thấy mình bị thấp kém vì họ chỉ gây áp lực cho bạn./.
Cặp vợ chồng trẻ đóng cửa chuỗi cửa hàng ăn vặt Sài Gòn thu nhập 100 triệu/tháng để xây mô hình "gia đình toàn thời gian" hạnh phúc Nhưng minh chứng của cặp đôi này cho thấy "mọi lý thuyết chỉ màu xám" mà thôi. Có 10 năm để nắm tay nhau nhưng đường tình yêu của họ dường như không có thăng trầm, nó là bình an hạnh phúc của người biết mình muốn gì. Vậy họ đã tạo dựng nên 1 cuộc hôn nhân không đớn đau như thế...