Nam Định xây dựng gần 20 km đê kiểu mẫu
Nam Định đăng ký xây dựng 17 đoạn đê kiểu mẫu với tổng chiều dài 19,974 km tại 8 huyện, thành phố.
Đê kiểu mẫu đoạn qua xã Xuân Châu, huyện Xuân Trường. Ảnh: Mai Chiến.
Thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng đê kiểu mẫu” gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), các huyện, thành phố trong tỉnh Nam Định đã đăng ký và được Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ NN-PTNT) phê duyệt xây dựng 17 đoạn đê theo quy chuẩn tuyến đê kiểu mẫu.
Trong đó, huyện Mỹ Lộc có 3 đoạn trên tuyến đê hữu sông Hồng gồm: 1.038,4m đoạn K161 292,3 – K162 270,7; 1.190m đoạn K156 810 – K158 000; 746,5m đoạn K158 810 – K159 556,5.
Huyện Nam Trực có 5 đoạn gồm: 1.352m đoạn K169 610 – K170 962 đê hữu sông Hồng; 3.028m đoạn K177 672 – K180 700 đê hữu sông Hồng; 1.671m đoạn K4 351 – K6 000 đê tả sông Đào; 1.446m đoạn K12 000 – K13 500 đê tả sông Đào; 600m đoạn K15 000 – K15 600 đê tả sông Đào.
Huyện Trực Ninh xây dựng 120m đoạn K182 580 – K182 700 đê hữu sông Hồng. Huyện Xuân Trường xây dựng 294m đoạn K190 806 – K191 100 đê hữu sông Hồng.
Huyện Giao Thuỷ xây dựng 1.880m đoạn K208 500 – K210 380 đê hữu sông Hồng. Huyện Hải Hậu xây dựng 2.270m đoạn K33 180 – K35 450 đê tả sông Ninh.
Huyện Vụ Bản xây dựng 440m đoạn K5 360 – K5 800 đê hữu sông Đào và 1.860m đoạn K6 280 – K8 140 đê hữu sông Đào. Huyện Ý Yên xây dựng 926m đoạn K23 550 – K24 519 đê hữu sông Đào.
Thành phố Nam Định xây dựng 468m đoạn K166 826 – K167 294 đê hữu sông Hồng và 644m đoạn K4 265 – K4 909 đê hữu sông Đào.
Video đang HOT
Các đoạn đê được cải tạo, nâng cấp theo quy chuẩn “tuyến đê kiểu mẫu” gồm: Phát quang, chỉnh trang mái đê, xây tường đỉnh, tường chân, tường dọc mái đê và bậc lên xuống bằng gạch.
Riêng, đoạn từ K4 265 – K4 909 đê hữu sông Đào sẽ được thành phố Nam Định phát quang, thu dọn phế thải, giữ nguyên kết cấu mái đê cũ do đã được xây ô bằng khung đá, lát block; đắp đất bù mái sau đó trồng cỏ trên mái đê.
Đoạn từ K5 360 – K5 800 đê hữu sông Đào sẽ được huyện Vụ Bản phát quang, thu dọn phế thải, giữ nguyên kết cấu mái đê cũ do đã được gia cố trong khung bê tông, phủ 1 lớp đất mịn sau đó trồng cỏ trên mái đê.
Nam Định: Ao cá "khủng" nuôi toàn cá trắm đen "siêu to khổng lồ", doanh thu 6-7 tỷ/năm
Trang trai nuôi cá của ông Trần Thanh Năm (Nam Định) rộng tới 6ha, mỗi năm xuất bán trên 70 tấn cá trắm đen mà con nào con nấy khi bắt lên thuộc dạng "siêu to khổng lồ".
Điều đặc biệt là ông Năm nuôi cá bằng các loại thảo dược, đàn cá phát triển khỏe mạnh, thịt thơm ngon, mỗi năm thu hàng tỷ đồng.
Suýt vỡ nợ vì nuôi tôm, cá vược....
Về xã Xuân Vinh, huyện Xuân Trường, Nam Định hỏi thăm lão nông Trần Thanh Năm không ai là không biết. Ông nổi tiếng khắp vùng quê này hơn chục năm nay về tài nuôi cá mát tay, cá thì con nào con ấy "siêu to khổng lồ".
Nuôi cá trắm khủng bằng thảo dược, trong đó có tỏi khô ông Trần Thanh Năm ở xóm 19, Xuân Vinh bỏ túi tiền tỷ.
Tìm đến nhà ông Năm không khó, nhưng để gặp được lão nông đặc biệt này phải chọn đúng thời điểm, bởi lúc nào ông cũng bận việc như "nuôi con mọn". Cả ngày công việc nuôi cá khủng cứ quấn lấy chân, có tiền tỷ trong tay nhưng ít khi thấy ông ngơi tay.
Ông Năm kể, ông "sông chêt" vơi nông nghiêp từ đầu những năm 2000. Cũng từng đấy năm không biết bao lần ông lao đao với con tôm, con cá. Thời gian đầu, ông nuôi thử lứa tôm thấy hiệu quả nên các lứa tiếp sau nuôi với quy mô lớn. Nhưng buồn thay càng nuôi lớn bao nhiêu thì ông càng thua lỗ bấy nhiêu, nợ nần chồng chất.
Chán tôm, ông lại chuyển sang nuôi cá vược, vài vụ đầu thấy nuôi cá vược vừa dễ lại hiệu quả kinh tế nên gia đình ông phấn khởi. Nhưng trớ trêu thay, mùa đông năm 2010, nhiệt độ giảm sâu cả một cái ao rộng lớn nuôi cá vược chết không con nào. Một lần nữa, ông Năm lại rơi vào cảnh nợ nần.
"Năm đó ao cá vược nhà tôi con nào con ấy cũng nặng trên 2kg, vậy mà sau một đêm không khí lạnh về hơn 10 tấn cá bị chết sạch sành sanh, thiệt hại hơn 300 triệu đồng. Cá chết, thua lỗ khiến vợ chồng tôi buồn chán, cả ngày chỉ biết ngồi một chỗ", ông Năm nhớ lại.
Nhờ cho cá trắm đen ăn thêm các loại thảo dược mà đàn cá phát triển tốt, mỗi năm ông Năm lãi tiền tỷ.
Trải qua 2 lần thất bại, ông rút ra được nhiều bài học xương máu, nuôi con gì cũng phải tìm hiểu kỹ thuật, chịu khó đi thăm quan học hỏi kinh nghiệm từ những người nuôi trước. Sau nhiều lần đi thăm quan mô hình nuôi cá trắm đen, ông Năm quyết định chuyển hết diện tích 4ha nuôi cá vược trước đó sang nuôi cá loại cá đặc sản này.
Cùng với cá trắm đen, ông Năm thả nuôi kết hợp thêm cá trắm cỏ và cá chép nhằm tăng hiệu quả kinh tế. Đây vốn dĩ là những loại cá truyền thống nên thả nuôi lứa nào là ông Năm thắng lứa đấy. So với nuôi tôm, nuôi cá vược, nuôi cá trắm đen tuy hiệu quả thấp hơn nhưng được cái "ăn chắc mặc bền".
Bí quyết nuôi cá trắm đen "khổng lồ" bằng thảo dược
Nhận thấy nuôi cá trắm đen chắc ăn, ông Năm thuê thêm đất mở rộng diện tích nuôi cá lên 6ha. Trung bình mỗi năm, trang trại nuôi cá trắm đen của gia đình ông Năm xuất bán trên 100 tấn cá, trong đó 70 tấn là cá trắm đen (loại trên dưới 10kg/con) và 30 tấn là cá chép và trắm cỏ.
Mô hình nuôi cá bằng thảo dược của ông Năm nhiều năm nay đang cho hiệu quả kinh tế cao.
Thời gian gần đây giá cá trắm đen có biến động, nhưng luôn dao động từ 70- 100 ngàn đồng/kg, cá trắm cỏ và chép luôn ổn định ở mức giá là trên dưới 50 ngàn đồng/kg.
Cao Bằng: Vì sao đàn ông ở đây muốn làm thầy cúng "xịn" phải nhảy trong than hồng 30 phút?
"Cá trắm đen lúc xuất bán đều trên dưới 10 kg/con hết, nhiều con nặng tới gần 20kg, con nào cũng "siêu to khổng lồ" nhìn đã lắm. Mỗi khi nhà tôi xuống lưới kéo cá trắm đen lên bán, nhiều người đến xem không chán...", ông Năm cho hay.
Doanh thu từ bán cá, (trong đó tiền thu từ bán cá trắm đen là chính) mỗi năm ở mức từ 6-7 tỷ đồng, sau khi trừ hết chi phí ông Năm lãi khoảng gần 1 tỷ đồng".
Ông Trần Thanh Năm tâm sự, cá trắm đen là một loại cá truyền thống, nên về cơ bản là tương đối là dễ nuôi, nhưng chúng lại rất hay mắc các bệnh về tiêu hóa. Về các bệnh dạng này thì rất dễ chữa, chỉ cần dùng một số loại thảo dược là chữa được.
Sau gần 10 năm kinh nghiệm nuôi cá trắm đen, ông Năm đúc kết ra một công thức ủ thảo dược để trộn vào thức ăn phòng bệnh cho cá vô cùng hiệu quả. Đàn cá không những không bị bệnh mà phát triển tốt, lớn nhanh, con nào con ấy đều nặng cả chục kg mỗi khi xuất bán.
Cận cảnh trang trại nuôi cá rộng hơn 6ha của gia đình ông Năm, mỗi năm xuất bán hơn 100 tấn cá thương phẩm các loại, trong đó 70% sản lượng là cá trắm đen đặc sản.
"Nhiều năm nay, ngày nào tôi cũng xay tỏi rồi cho thêm một chút đường và dấm gạo nếp vào. Mấy thứ đó cho vào máy đảo đều lên, sau đó cho vào thùng ủ. Đợi tầm 5 hôm hỗn hợp tỏi xay, đường, dấm gạo này lên men rồi mang trộn vào cám mang cho cá ăn", ông Năm chia sẻ.
Nói thêm về tỷ lệ phối trộn, ông Năm cho hay, cứ 1 bao cám cá trọng lượng 25kg là trộn thêm 3 bát tỏi ủ, cho ăn thường xuyên là không bao giờ sợ cá bị bệnh đường ruột. Cách làm này đơn giản, rẻ tiền nhưng cực kì hiệu quả, ngoài ra còn kích thích cá tiêu hóa nên đàn cá lớn trông thấy, thịt lại thơm ngon hơn.
Gia cảnh đáng thương của thương binh bị tâm thần Chúng tôi tìm về xóm 16, xã Xuân Phong (Xuân Trường, Nam Định), hỏi nhà ông Phạm Văn Hiệu, sinh năm 1969. Trong ngôi nhà cấp 4 tuềnh toàng, xập xệ, tài sản chẳng có gì đáng giá, ông Hiệu đang ngồi trên giường với ánh mắt thẫn thờ, hầu như chẳng có chút phản xạ. Bên cạnh là người mẹ già đã...