Nam Định: Vườn Quốc gia Xuân Thủy được đề cử thành Vườn Di sản ASEAN
UBND tỉnh Nam Định vừa có văn bản số 711/UBND-VP3 đồng ý cho Vườn Quốc gia Xuân Thủy xây dựng hồ sơ, đề cử trở thành Vườn Di sản ASEAN.
Văn bản dựa trên đề nghị của Vườn quốc gia Xuân Thủy tại Tờ trình sổ 161/TTr-VQG ngày 06/9/2023; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2758/TTr-SNN ngày 11/9/2023 về việc đề xuất tham gia Vườn Di sản ASEAN.
Vườn Quốc gia Xuân Thủy có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng hồ sơ đảm bảo theo đúng trinh tự thủ tục và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
UBND tỉnh Nam Định cũng giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị liên quan hướng dẫn Vườn Quốc gia Xuân Thủy triền khai thực hiện theo đúng quy định hiện hành.
Vườn Quốc gia Xuân Thủy có diện tích vùng bảo tồn rộng 7.100 ha.
Vườn quốc gia Xuân Thủy nằm tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định được biết đến là khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam. Nơi đây không chỉ là khu đất ngập nước quan trọng, thiên đường của các loài chim mà còn là nơi có sự giao thoa giữa con người và thiên nhiên khăng khít với nhau.
Vườn quốc gia Xuân Thủy với tổng diện tích khoảng 15 nghìn ha, bao gồm vùng lõi 7.100 ha trong đó có 3.100 ha diện tích đất nổi có rừng khi triều kiệt và khoảng 4.000 ha đất còn ngập nước; vùng đệm rộng 7.233 ha, bao gồm 960 ha phần diện tích còn lại của Cồn Ngạn, toàn bộ bãi trong với diện tích 1.997 ha và diện tích tự nhiên của 5 xã: Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải.
Năm 1988, Vườn quốc gia Xuân Thủy chính thức được quốc tế công nhận là khu Ramsar. Đây là bãi vùng triều cửa sông ven biển có diện tích rừng ngập mặn lớn, điển hình nhất cho hệ sinh thái ven biển khu vực đồng bằng sông Hồng, nằm ở vị trí cửa sông có tốc độ bồi lắng phù sa trung bình hàng năm khoảng vài chục mét. Bãi bồi cửa sông ven biển cũng là nơi cung cấp các nguồn hải sản quý như tôm, cua, cá, sò, vạng, rau câu và các loài khác.
Vườn quốc gia Xuân Thủy còn là “ga chim” quan trọng đối với dòng chim di trú quốc tế, trong số đó có loài cò mỏ thìa mặt đen, là loài chim đã được ghi vào sách đỏ của IUCN về các loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Tháng 10/2004, UNESCO công nhận Vườn quốc gia Xuân Thủy là vùng quan trọng số một của khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng, điều đó đã khẳng định vị thế quốc tế đặc biệt của Vườn quốc gia Xuân Thủy.
Phụ huynh và học sinh tử vong: Gia đình chủ tàu mất ăn mất ngủ, cửa đóng im lìm
Sau việc phụ huynh, học sinh tử vong khi tham gia trải nghiệm bắt ngao ở Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ, gia đình chủ tàu liên quan vụ việc mất ăn mất ngủ, cửa đóng im lìm.
Hiện trường vụ tai nạn khiến một phụ huynh và một học sinh tử vong khi đi trải nghiệm bắt ngao.
Ngày 24/5, phóng viên VTC News tìm đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy ở xã Giao Thiện, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định - nơi vừa xảy ra vụ tai nạn thương tâm khiến một phụ huynh và nam sinh lớp 6 tử vong khi đang tham gia trải nghiệm bắt ngao.
Trò chuyện với phóng viên, bà L.T.V cho biết bà là hàng xóm của vợ chồng ông Phiến, bà Hương - chủ chiếc tàu chở đoàn khách đi trải nghiệm hôm 20/5 vừa qua.
Bà V. cho hay, hiện chiếc tàu của gia đình ông Phiến đang tạm dừng hoạt động, neo đỗ bên cạnh Đồn Biên phòng Ba Lạt.
"Hôm xảy ra sự việc là ngày thứ Bảy. Chúng tôi khi biết câu chuyện ai nấy đều giật mình. Một đoàn học sinh cùng phụ huynh đến đặt tàu du lịch để tham quan vườn quốc gia Xuân Thủy và trải nghiệm bắt ngao vạng tại khu vực bãi bồi sông Trà. Tuy nhiên do số lương khách lớn, tàu được đặt trước đó không thể phục vụ được hết nên họ liên hệ tàu của gia đình ông Phiến", bà V. chia sẻ.
Chiếc thuyền chở đoàn du khách tạm dừng hoạt động, neo bên cạnh Đồn Biên phòng Ba Lạt.
Theo lời kể của chủ tàu với người hàng xóm, hôm đó, sau khi ăn uống và tham quan xong, 2 chiếc tàu chở đoàn chạy đến phía bãi bồi gần rừng thông để các học sinh và phụ huynh trải nghiệm bắt ngao vạng, vui chơi. Mọi người trải nghiệm khoảng 30 phút thì xảy ra sự việc đáng tiếc.
"Trong quá trình đoàn vui chơi, các thuyền viên tranh thủ dọn dẹp trên tàu. Sau đó, những thuyền viên nghe tiếng la hét thất thanh, khi ra ngoài thấy rất nhiều phụ huynh cùng học sinh bị sụt xuống, cùng lúc đó thủy triều dâng, nước chảy rất mạnh", bà V. thuật lại lời chủ tàu.
Bà cho hay, thời điểm đoàn xuống bãi bắt ngao, nước còn cạn, tuy nhiên một lúc sau thì nước biển dâng lên ngập bãi cát. Bình thường nước ở đó chỉ khoảng 50 cm, tuy nhiên khi thủy triều lên, nước có thể dâng cao khoảng 3-4 m.
Thời gian nước dâng không nhanh, nhưng khi nước vào cát bị lún, người không quen rất khó di chuyển. Do là bãi cát non nên sự thay đổi dòng chảy khiến một số vị trí cát nơi các học sinh đang trải nghiệm bị sụt xuống. Những người trên tàu đã ném áo phao xuống để phụ huynh cứu các học sinh.
"Một phụ huynh sau khi cứu được các cháu nhỏ thì đuối sức, đã bị nước cuốn đi khiến ai cũng hoảng sợ. Mọi người lên đến tàu an toàn, sau đó điểm danh mới phát hiện ra thiếu một cháu bé và xác định cháu cũng đã bị nước cuốn đi. Ngay sau khi xảy ra sự việc, phụ huynh đã báo với Biên phòng và Công an huyện Giao Thủy để hỗ trợ tìm kiếm", bà V. kể.
Người hàng xóm cho biết, từ hôm xảy ra sự việc, vợ chồng chủ tàu mất ăn mất ngủ, mọi người cũng đến động viên hai vợ chồng chủ tàu sau sự cố. "Mấy ngày gần đây, chúng tôi thấy gia đình đóng cửa im lìm. Tôi nghe nói ông Phiến lên Hà Nội lo công việc, còn bà Hương thì không rõ đi đâu", bà V. cho hay.
Theo người dân địa phương, đây là lần đầu tiên nơi đây xảy ra sự việc thương tâm như vậy. "Sự việc vừa xảy ra quá thương tâm. Khu bắt ngao có một số điểm rất sâu, đoàn học sinh trải nghiệm tại đúng điểm cát sụt lún, cùng lúc thủy triều lên. Thường thì các chủ tàu kinh doanh phải biết điều này và nhắc nhở du khách. Nếu đón khách, tôi sẽ luôn phải cử người nhắc khách điểm được vui chơi, điểm nguy hiểm, không thể để khách tự ý đi lại như vậy được", bà S., một chủ tàu kinh doanh du lịch cho hay.
Khu vực bãi ngao đã dừng hoạt động sau vụ tai nạn.
Bốn ngày trước, đoàn khách gồm phụ huynh và học sinh lớp 6 của một trường tư thục trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, Hà Nội về tham quan, trải nghiệm tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy. Đoàn do các phụ huynh của lớp học tự tổ chức, trong đó ông V.K. (một phụ huynh của lớp) làm trưởng đoàn.
Trong hành trình, tàu đưa đoàn ra bãi cát ở mom nằm giữa sông Hồng và sông Trà với mục đích để các học sinh được trải nghiệm việc bắt ngao.
Thời điểm các cháu xuống bãi thì nước cạn. Tuy nhiên, trong khi các cháu đang trải nghiệm thì nước dâng lên. Do là bãi cát non nên khi nước dâng lên, thay đổi dòng chảy làm cả bãi cát bị sụt, các học sinh bị cuốn đi theo dòng nước.
Lúc đó, người trên tàu đã ném áo phao xuống để các phụ huynh vớt các học sinh. Ông K. cũng tham gia cứu các cháu. Sau khi cứu được 2 cháu, ông K. tiếp tục bơi ra để cứu một nam sinh tên L. (học sinh không có phụ huynh đi cùng) nhưng không cứu được, cả hai bị nước cuốn đi.
Trả lời phóng viên VTC News, ông Nguyễn Xuân Mạnh - Chủ tịch UBND xã Giao Thiện (huyện Giao Thủy) cho biết, ngay khi nhận được tin báo, chính quyền địa phương đã phối hợp với các lực lượng như bộ đội biên phòng, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Xuân Thủy, đồng thời thông báo đến tất cả ngư dân có thuyền hoạt động tại khu vực để tìm kiếm nạn nhân.
"Đến khoảng 3h ngày 21/5, các lực lượng tìm kiếm đã tìm thấy thi thể cháu L. ở vị trí gần nơi xảy ra tai nạn, đến khảng 13h30 thì tìm thấy thi thể ông V.K. nổi lên ở vị trí cách nơi xảy ra tai nạn khoảng 2 km. Ngay buổi chiều khi tai nạn xảy ra, Ủy ban nhân dân xã Giao Thiện đã cho tạm dừng mọi hoạt động tham quan tại Vườn quốc gia Xuân Thủy", Chủ tịch UBND xã Giao Thiện nói.
Cũng theo vị lãnh đạo xã, phần lớn các đoàn khách du lịch đều tự liên hệ chủ tàu thuyền cung cấp dịch vụ tham quan, trải nghiệm chứ không thông báo với Ban Quản lý Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ.
Sáng 24/5: Phát hiện điểm 'lạ' trong vụ học sinh và phụ huynh tử vong khi trải nghiệm bắt ngao Vụ việc một học sinh và phụ huynh tử vong trong chuyến dã ngoại trải nghiệm bắt ngao tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy. Được biết đây là vụ việc hy hữu đầu tiên xảy ra tại đây. UBND xã Giao Thiện, tỉnh Nam Định cho biết đã tạm dừng hoạt động tham quan tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy sau vụ việc....