Nam Định phá bỏ Nhà máy dệt lớn nhất Đông Dương một thời
Những ngày qua, nhiều người dân Nam Định không khỏi tiếc nuối khi nhà máy liên hợp dệt Nam Định được phá đi để phục vụ cho việc xây dựng một khu đô thị dệt may ngay tại vị trí này.
Việc tồn tại của khu liên hợp dệt ở giữa lòng thành phố Nam Định đã không còn thích hợp bởi bao quanh là dân cư đông đúc việc sản xuất công nghiệp cần được di dời ra địa điểm khác cách xa khu dân cư để đảm bảo độ an toàn và sự ảnh hưởng tới con người và môi trường xung quanh .
Tuy nhiên, với nhiều người, nhất là với những người, những gia đình có truyền thống gắn bó với Nhà máy này không khỏi nuối tiếc khi nhớ về quá khứ vàng son của nhà máy từng một thời lừng lẫy cả xứ Đông Dương…
Nhà máy liên hợp dệt Nam Định là biểu tượng tự hào một thời của thành phố Nam Định khiến nơi đây thậm chí từng còn được gọi là thành phố Dệt. Lịch sử xây dựng, phát triển của Nhà máy Dệt gắn với thời kỳ kháng chiến cứu nước của dân tộc và những trang sử của thành phố Nam Định. Những thăng trầm của Nhà máy Dệt từng làm ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu rộng tới mọi mặt đời sống kinh tế xã hội của tỉnh Nam Định.
Tông công ty Cô phân Dêt May Nam Đinh tiên thân là Nhà máy Sơi Nam Đinh, đươc thành lâp năm 1889, tơi năm 1954 đươc Nhà nươc tiêp quan và đôi tên thành Nhà máy Liên hơp Dêt Nam Đinh.
Đên tháng 6/1995 đươc đôi tên thành Công ty Dêt Nam Đinh, tháng 7/2005 đươc đôi tên thành Công ty trách nhiêm hưu han Nhà nươc môt thành viên Dêt Nam Đinh, là doanh nghiêp hach toán đôc lâp trưc thuôc Tông công ty Dêt May Viêt Nam ( VINATEX), nay là Tâp đoàn Dêt May Viêt Nam.
Đên ngày 1/1/2008, Công ty đã chính thưc chuyên sang hoat đông công ty cô phân, có tên là Tông công ty Cô Phân Dêt May Nam Đinh (Natexco)
Nhà máy này được biết đến là nhà máy lớn nhất Đông Dương. Vào năm 1924 số công nhân của nhà máy lên tới 6.000 người và lên tới gần 13.000 công nhân viên chức vào năm 1985. Vào thời điểm những năm 1985, người ta tính trung bình cứ mỗi gia đình ở thành Nam lại có một người là công nhân nhà máy này.
Theo quy hoạch chung phát triển Thành phố Nam Định, toàn bộ diện tích khu vực sau khi di dời các nhà máy, cơ sở sản xuất ra khu công nghiệp sẽ được đầu tư xây dựng thành Khu đô thị Dệt may Nam Định, thiết lập nên trung tâm hành chính mới của thành phố với khu trung tâm thương mại, dịch vụ, chung cư cao tầng tạo nên một khu đô thị “cốt lõi” hiện đại của thành phố trong tương lai. Tổng diện tích quy hoạch là 24,81ha do Cty CP Phát triển đô thị dệt may Nam Định ( Tập đoàn Dệt may Việt Nam) làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 412 tỷ đồng.
Theo báo cáo điều chỉnh quy hoạch chi tiết Khu đô thị Dệt may do Viện Quy hoạch xây dựng (Sở Xây dựng) lập, khu đô thị này sẽ có: khu trung tâm thương mại dịch vụ tại cửa ngõ phía đông về phía đường Trần Phú và Công viên 25-3 gồm khối công trình cao 5 tầng. Khu trung tâm thương mại tại cửa ngõ phía tây bao gồm tổ hợp các khối công trình cao trung bình 14 tầng với các chức năng hỗn hợp thương mại dịch vụ, chung cư cao tầng.
Video đang HOT
Ngoài ra, còn có các công trình xã hội phụ trợ khác như bệnh viện 5 tầng, khu trường học tập trung, các khu vực xây dựng nhà ở chia lô; khu vực nhà ở dạng biệt thự, nhà vườn với mặt tiền từ 10-15m, chiều sâu từ 20-27m, Công viên trung tâm 25-3, sân thể dục thể thao, hệ thống cây xanh được bố trí dọc các tuyến phố. Các khu vực còn lại được giữ nguyên trạng và tiến hành chỉnh trang bao gồm Bảo tàng Dệt may; nâng cấp khu dân cư hiện hữu, các công trình nhà xưởng sản xuất và khu nhà điều hành quản lý của Cty CP May 3…
Trên thực tế, từ năm 2016, Natexco đã hoàn toàn không còn nằm trong Quyết định 64 của Thủ tướng Chính phủ về di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp bị ô nhiễm khi toàn bộ khu vực sản xuất nhuộm, dệt mới đã được hình thành ở KCN Hòa Xá. Lĩnh vực Dệt – May – Sợi vẫn được duy trì trong thành phố 3 – 4 năm nữa vừa để đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động và tích lũy tài chính cho Tổng Công ty trước khi chuyển ra khu vực mới một cách hoàn chỉnh cả về công nghệ và kỹ thuật.
Dưới đây là những hình ảnh gần như cuối cùng được ghi tại Nhà máy Dệt Nam Định trước khi bị phá bỏ hoàn toàn.
Phương Dung
Ảnh: Trần Vũ Long
Theo Dantri
Chưa rõ thời điểm Vinatex lên niêm yết
Tại ĐHCĐ thường niên năm 2016 của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), một nội dung nóng được cổ đông nêu ra là đề nghị ban lãnh đạo Tập đoàn xây dựng kế hoạch niêm yết sớm, khi vấn đề này không có trong chương trình nghị sự trình đại hội thảo luận.
Ảnh Internet
Đáp lại đề nghị này, lãnh đạo Vinatex cam kết thực hiện niêm yết theo đúng kế hoạch đã được thông qua tại ĐHCĐ lần đầu.
Thế nhưng, xem lại nội dung niêm yết tại Nghị quyết ĐHCĐ lần đầu của Vinatex năm 2015 cho thấy việc đưa cổ phiếu niêm yết được quy định rất chung chung. Cụ thể, tại kỳ đại hội này, 100% ý kiến biểu quyết thông qua chủ trương niêm yết cổ phiếu của Vinatex tại HNX hoặc HOSE, mà không đả động gì đến thời điểm cụ thể.
H.Hòe
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Vinatex xuất khẩu năm 2015 đạt hơn 3,4 tỷ USD Kim ngạch xuất khẩu chung của toàn Tập đoàn tăng 10% so với năm ngoái tập trung tại vào các thị trường lớn. Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, năm 2015, kim ngạch xuất khẩu chung của toàn Tập đoàn ước đạt hơn 3,4 tỷ USD, tăng 10% so với năm ngoái. Đáng chú ý, xuất khẩu dệt may của...