Nam Định: Hàng trăm nhà giáo, người lao động ngoài công lập bị nợ lương
Theo thống kê của Công đoàn ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định, hiện trên địa bàn toàn tỉnh có 330 nhà giáo, người lao động đang làm việc tại các trường ngoài công lập chưa được trả lương từ tháng 1-4.2020.
Các trường mầm non tư thục đang phải tạm thời đóng cửa vì dịch COVID-19.Ảnh minh họa: Ảnh: Tất Thảo
Báo cáo của Công đoàn ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định về tình hình nhà giáo, người lao động đang công tác tại các trường ngoài công lập cho biết, từ khi nghỉ Tết nguyên đán 2020 đến nay, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định về việc phòng chống dịch COVID-19, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Nam Định đã thực hiện nghiêm túc các công văn chỉ đạo của các cấp cho học sinh trong toàn tỉnh nghỉ ở nhà, học tập online dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo. Việc này đã gây xáo trộn kế hoạch giảng dạy, học tập của các nhà trường, đặc biệt là các trường ngoài công lập. Nguồn thu của các trường này gặp khó khăn, do đó ảnh hưởng rất lớn đến đội ngũ giáo viên đang công tác.
Video đang HOT
Cụ thể, tổng số trường ngoài công lập trên địa bàn tỉnh là 17, trong đó mầm non 6 trường, trung học phổ thông 11 trường. Tổng số nhà giáo, người lao động đang làm việc tại các trường ngoài công lập là 505 người. Đến thời điểm đầu tháng 4, tuy không có trường hợp nào bị chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng có 330 nhà giáo, người lao động đang làm việc tại các trường ngoài công lập chưa được trả lương từ tháng 1-4.2020; tổng số nhà giáo, người lao động bị hoãn hợp đồng lao động là 88 người.
Công đoàn ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định cùng Công đoàn ngành thống nhất nôi dung chỉ đạo các nhà trường tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động, duy trì hình thức giảng dạy online khi học sinh ở nhà, đồng thời có nghĩa vụ chi trả tiền lương cho giáo viên.
Công đoàn Giáo dục Việt Nam cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất với Chính phủ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các cơ quan có liên quan có giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ kịp thời cho nhà giáo, người lao động đang công tác tại các trường công lập trên địa bàn tỉnh Nam Định nói riêng và trên toàn quốc nói chung.
BẢO HÂN
Gia cảnh đáng thương của thương binh bị tâm thần
Chúng tôi tìm về xóm 16, xã Xuân Phong (Xuân Trường, Nam Định), hỏi nhà ông Phạm Văn Hiệu, sinh năm 1969.
Trong ngôi nhà cấp 4 tuềnh toàng, xập xệ, tài sản chẳng có gì đáng giá, ông Hiệu đang ngồi trên giường với ánh mắt thẫn thờ, hầu như chẳng có chút phản xạ. Bên cạnh là người mẹ già đã hơn 90 tuổi...
Chúng tôi được biết, tháng 3-1987, ông Phạm Văn Hiệu tình nguyện lên đường nhập ngũ, công tác tại Tiểu đoàn 4, Lữ đoàn 273 (Quân đoàn 3). Do có thành tích trong công tác, ông Hiệu được đơn vị cử đi học lái xe. Đầu năm 1989, trong một lần lái xe phục vụ bộ đội thực hiện nhiệm vụ, xe ô tô bị lật, khiến ông bị thương rất nặng ở đầu. Ông được đồng đội đưa vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê sâu, gần một tháng sau mới hồi tỉnh.
Ông Phạm Văn Hiệu trong ngôi nhà cấp 4 đã xuống cấp.
Tháng 4-1991, do sức khỏe yếu, ông Hiệu được giải quyết phục viên với quân hàm trung sĩ, được xác định tỷ lệ thương tật 62%, là thương binh loại B. Về gia đình, mỗi khi trái gió, trở trời, vết thương cũ ở đầu ông Hiệu tái phát, trí nhớ giảm sút. Gia đình đã nhiều lần đưa ông đi chữa trị tại các bệnh viện nhưng bệnh tình không thuyên giảm mà ngày càng nặng hơn. Các bác sĩ kết luận, ông bị tâm thần do ngoại lực tác động vào trung khu thần kinh. Hiện nay, ông không còn khả năng nhận thức, cả ngày chỉ tha thẩn một mình, không chịu mặc quần áo...
Gia đình ông Hiệu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Không những không có vợ, con, ông Hiệu còn người mẹ già năm nay đã ngoài 90 tuổi, thường xuyên đau yếu và một người chị gái bị bệnh tự kỷ. Mọi sinh hoạt của gia đình ông Hiệu chỉ trông chờ vào số tiền mà ông được hưởng theo chế độ thương binh (khoảng 1,6 triệu đồng/tháng)...
Hoàn cảnh của gia đình thương binh Phạm Văn Hiệu rất khó khăn, mong nhận được sự sẻ chia, giúp đỡ của cộng đồng và đồng chí đồng đội.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ: Ông Phạm Văn Hiệu, xóm 16, xã Xuân Phong, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định; điện thoại: 0336.678.322 (ông Phạm Văn Thị, em trai ông Hiệu).
Bài và ảnh: CAO THANH ĐÔNG
9X tình nguyện đi hỗ trợ ở khu cách ly Với tâm niệm "ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai", cô gái trẻ Phạm Thị Huệ đã xung phong ra "chiến trường", làm phiên dịch viên trong khu cách ly giữa mùa dịch Covid-19. Khi biết Phạm Thị Huệ (SN 1990, ở Hải Hậu, Nam Định) tham gia làm tình nguyện viên ở khu vực cách ly, gia...