Nam Định: ‘Giặc’ ốc bươu vàng tái xuất
Theo Sở NNPTNT Nam Định, vụ Xuân 2021 toàn tỉnh gieo cấy xong 72.100 ha lúa xuân. Ở thời điểm đầu tháng 3 lúa xuân trên địa bàn tỉnh đã bén rễ. Tuy nhiên, nhiều diện tích lúa gặp nguy hiểm bởi “giặc” ốc bươu vàng.
Tuy nhiên, nhiều diện tích lúa gặp nguy hiểm bởi “giặc” ốc bươu vàng. Theo ông Hoàng Quang Tuyến, Phó trưởng Phòng NNPTNT huyện Nghĩa Hưng, qua kiểm tra, mật độ ốc bươu vàng trên các diện tích lúa của huyện đang ở ngưỡng 5-7 con/m2.
Để bảo vệ lúa, những ngày qua, nông dân địa phương đồng loạt ra đồng diệt “giặc”. Tuy nhiên chỉ bằng biện pháp thủ công là nhặt, bắt từng con, rất vất vả, năng suất cũng không cao. Vị này cho rằng, ngoài biện pháp thủ công nhặt, bắt từng con có thể phun hóa học để diệt ốc nhưng biện pháp này không được ngành chức năng khuyến khích vì gây hại môi trường, không đảm bảo an toàn cho nông sản.
Ốc bươu vàng (tên khoa học Pomacea canaliculata) là sinh vật ngoại lai, du nhập vào Việt Nam từ hơn 30 năm trước; có đặc điểm sinh sôi nhanh; thường ăn thực vật, đặc biệt là thân, lá lúa non. Kể từ khi du nhập vào, ốc bươu vàng đã nhiều lần gây hại, trở thành “kẻ thù” của đồng ruộng Việt Nam, nhất là với nông dân trồng lúa.
Video đang HOT
Nông dân khốn khổ vì ốc bươu vàng
Ốc bươu dày đặc trên các cánh đồng, cắn phá gần 500 ha lúa khiến người dân vất vả tìm cách diệt, cấy lại lúa mới.
Ở thôn La Hà, xã Nghĩa Thương, huyện Tư Nghĩa, những ngày qua ốc bươu vàng bu kín các mương nước, mặt ruộng. Đã hai lần vãi thuốc bột, một lần phun thuốc diệt, ông Trần May, 70 tuổi, vẫn phải ra đồng nhặt những con ốc mới sinh sôi. "Ốc bươu xuất hiện từ lúc làm đất cách đây 20 ngày, chúng tôi đã diệt nhưng vẫn còn những con ẩn sâu phía dưới", ông May nói.
Ông May bắt ốc bươu vàng còn sót lại sau 3 lần dùng thuốc diệt. Ảnh: Phạm Linh.
Các loại thuốc diệt ốc không có hiệu quả cao, ba lần mua thuốc tiêu tốn của ông 500.000 đồng. Gia đình ông đã đi cấy năm buổi để bù lại những cây mạ non bị ốc bươu cắn, nhưng đám ruộng 3 sào nhà ông vẫn lởm chởm.
Cũng như ruộng ông May, hầu hết đám ruộng xung quanh đều bị ốc bươu vàng cắn phá. Người dân đã bắt ốc bằng phương pháp thủ công cho gà vịt ăn, nhưng ốc nhiều không xuể. Nhiều người dùng thuốc bảo vệ thực vật khiến mùi hôi nồng nặc, bao bì vung vãi trên bờ mương.
Ở cánh đồng thôn Vạn An 3, chị Nguyễn Thị Phượng cũng đang khổ sở ốc bươu vàng. "Hôm nay bắt hôm sau chúng lại bò lên nhan nhản", chị Phượng nói và cho biết ốc bươu không chỉ "đổ bộ" trên ruộng lúa mà còn bò lên ruộng ớt, cắn gốc. Theo kinh nghiệm dân gian, nhiều nông dân cho rằng năm nay ốc bươu vàng nhiều hơn mọi năm do mưa lũ kéo dài.
Ốc bươu vàng dày đặt trên mặt ruộng ở thôn Vạn An 3, xã Nghĩa Thương. Ảnh: Phạm Linh.
Ông Lê Thanh Trà, nhân viên kỹ thuật, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Tư Nghĩa cho biết, ốc bươu vàng xuất hiện ở hầu hết xã trong huyện. Người dân cần kiểm tra ruộng thường xuyên, nếu mật độ trên 3 con một m2 thì nên dùng các loại thuốc để diệt.
Song, theo ông Trà, việc sử dụng thuốc nên hạn chế vì ảnh hưởng hệ sinh thái đồng ruộng. "Bà con có thể dùng rau muống, xơ mít, đóng cọc tre quanh ruộng hoặc đầu nguồn nước để dụ ốc bươu đến để diệt chúng", ông Trà khuyến cáo.
Ông Phạm Bá, Trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Quảng Ngãi cho biết, người dân toàn tỉnh đã gieo sạ gần 40.000 ha lúa vụ Đông Xuân, trong đó gần 500 ha bị ốc bươu vàng cắn phá.
Nhiều bao thuốc diệt ốc bươu vàng bị vứt lại bên bờ mương. Ảnh: Phạm Linh.
Tư Nghĩa là huyện chịu thiệt hại nặng nhất với 215 ha, TP Quảng Ngãi có 126 ha. "Ốc bươu vàng thường xuất hiện ở các vùng ruộng trũng thấp, Chi cục đã gửi hướng dẫn cho các địa phương diệt ốc bằng thuốc và phương pháp thủ công", ông Bá nói. Chi cục đang tiếp tục ghi nhận từ các địa phương để đánh giá mức độ thiệt hại so với năm ngoái.
Ốc bươu vàng là sinh vật ngoại lai có hại cho đồng ruộng. Chúng có thể sống đến 6 tháng trong điều kiện khô hạn, đến khi gặp nước thì sinh sôi trở lại. Ốc bươu vàng đẻ trứng thành ốc với tốc độ 200 - 300 trứng trong khoảng 3 giờ. Loài này thường cắn ngang cây lúa non hay chồi non từ ngay sau khi sạ cho đến khi cây lúa được 30 ngày, hoạt động chủ yếu vào sáng sớm, chập tối và ban đêm.
Ôtô mất lái gây tai nạn khiến năm người bị thương ở Nam Định Ôtô mất lái tông vào một xe môtô và một xe máy điện khiến năm người bị thương phải đưa đi bệnh viện cấp cứu. Ngày 22/12, đại diện UBND xã Nghĩa Lạc, huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) cho biết, tối 21/12, trên địa bàn xã đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khiến năm người bị thương. Hiện...