Nam Định gây ấn tượng trên khán đài: Sẽ tốt hơn nếu là cả dưới sân
CLB Nam Định đã tạo dấu ấn mạnh trong ngày khai màn với chiến thắng tưng bừng 3-0 trước Hà Nội. Nhưng sẽ ấn tượng hơn nữa nếu sân Thiên Trường được chăm chút, đầu tư để có một mặt sân đạt chuẩn.
Vẫn là chuyện cái sân
Cuối tuần vừa qua, CLB Nam Định đã tạo nên bất ngờ lớn khi bất ngờ ‘vùi giập’ ứng viên vô địch Hà Nội với cách biệt ba bàn không gỡ. Đây là trận đấu mà đội bóng chủ sân Thiên Trường dù cầm bóng ít hơn nhưng đã tận dụng rất tốt các cơ hội của mình để trừng phạt hàng phòng ngự của đối thủ.
Không chỉ là trận đấu gây sốc nhất, có nhiều bàn thắng nhất mà đây cũng là trận đấu đón lượng CĐV tới sân cao nhất tại vòng 1 V-League vừa qua, với con số sau thống kê lên tới 16 nghìn người.
Việc Nam Định luôn đứng quán quân tại V-League về lượng cổ động viên tới sân qua các trận đấu là điều không bất ngờ bởi đây là đội bóng có lực lượng CĐV hùng hậu và cuồng nhiệt nhất cả nước. Bên cạnh đó, sân Thiên Trường cũng có sức chứa lớn nhất nhì V-League với khả năng tiếp nhận tối đa lên tới hơn 2 vạn người.
Sự sôi động của sân Thiên Trường luôn là niềm tự hào của bóng đá Nam Định
Ở mùa giải 2020 vừa qua, Thiên Trường cũng chính là sân bóng sôi động nhất tại Việt Nam khi đã đón hơn 110 nghìn lượt CĐV đến sân, cao hơn gần gấp đôi so với con số 59,7 nghìn khán giả của đội bóng xếp thứ nhì là Hồng Lĩnh Hà Tĩnh.
Đã không ít lần truyền thông quốc tế đã nhắc tới sân Thiên Trường của Nam Định như một điểm đến đáng mơ ước và sôi động nhất trong mùa dịch Covid-19. Và nó càng tô thắm thêm cho hình ảnh của một Việt Nam an toàn và có khả năng phòng chống dịch bệnh hiệu quả hàng đầu thế giới.
Người thành Nam có thể hãnh diện với chuyện này. Song sẽ tuyệt hơn nữa nếu Nam Định sở hữu một sân thi đấu có mặt cỏ đẹp, tiêu chuẩn để có thể diễn ra những trận cầu sôi động nhất với chất lượng chuyên môn cao nhất.
Trong quá khứ, sân Thiên Trường từng được đầu tư lớn để phục vụ cho SEA Games 22 diễn ra vào năm 2003. Song dưới sự thay đổi của thời gian, cùng việc Nam Định xuống hạng khiến khâu chăm sóc sân bãi đã bị bỏ bê trong một thời gian dài mà thảm cỏ đã không còn được đẹp như trong quá khứ.
Đây cũng là lý do mà nhiều vị HLV đã phải thở dài ngao ngán khi dẫn quân tới thi đấu tại Thiên Trường. Còn nhớ sau thất bại trước đội chủ nhà Nam Định ở vòng loại cúp Quốc gia 2020, HLV Lee Tae-hoon của HAGL đã mở đầu cuộc họp báo bằng việc nhắc tới chất lượng mặt sân.
“Trong hiệp một, các cầu thủ HAGL đã hòa nhập chưa tốt. Tôi nghĩ rất khó để đưa lý do này ra biện minh. Tuy nhiên, mặt sân không được tốt đã làm ảnh hưởng tới cầu thủ, khiến HAGL không thể đá theo cách của mình. Đó là lý do chúng tôi thua trận này” – ông Lee tâm sự.
Các đối thủ liên tiếp than phiền về mặt cỏ của sân Thiên Trường
Tới cuộc đọ sức giữa Nam Định và SHB Đà Nẵng trong giai đoạn 2 mùa bóng năm ngoái, chuyện mặt sân tiếp tục được HLV Lê Huỳnh Đức nhắc tới là một nguyên nhân khiến các học trò của mình chơi không tốt.
Vị này tâm sự: “Mặt sân trơn đã ảnh hưởng nhiều tới chất lượng chuyên môn của các cầu thủ Đà Nẵng. Các học trò tôi nhiều lần lỡ đà, xoay sở không kịp. Cuối cùng chúng tôi lại thua đội chỉ có mỗi bài bóng bổng”.
Và như đã biết, sau trận thua 0-3 trước thầy trò Nguyễn Văn Sỹ vừa qua, HLV trưởng của Hà Nội FC Chu Đình Nghiêm đã than vãn mặt sân sũng nước chính là lý do khiến Hà Nội không thể đá như ý đồ và chấp nhận thất bại.
Đó chỉ là 3 trong số những ý kiến không hài lòng của các nhà cầm quân đối thủ khi tới thi đấu tại Thiên Trường. Song nó cũng phần nào cho thấy mặt sân Thiên Trường đang rất xấu mà rõ ràng, BLĐ đội bóng thành Nam cũng cần có kế hoạch cải thiện, nhất là khi vào cuối năm nay, đây cũng chính là nơi sẽ diễn ra môn bóng đá nam tại SEA Games 31.
Thiên Trường cùng với sân Việt Trì (Phú Thọ) sẽ là những địa điểm tổ chức hai bảng đấu ở vòng bảng, trong khi sân Mỹ Đình chỉ diễn ra các trận bán kết và chung kết. Và sẽ là một vấn đề rất nghiêm trọng nếu mặt sân Thiên Trường tiếp tục trơn trượt, lầy lội ở kỳ SEA Games.
Báo chí khu vực khi đó đương nhiên sẽ không bỏ qua chuyện này của chủ nhà Việt Nam. Nhưng nếu Nam Định không ý thức trong việc làm đẹp mặt sân thì rõ ràng sẽ rất khó để Thiên Trường ‘lột xác’ ở kỳ đại hội sắp tới, bởi thời gian cho chúng ta chuẩn bị từ sau khi V-League 2021 kết thúc tới ngày khai mạc SEA Games 31 thực sự là rất ngắn.
Nam Định nói gì về mặt sân sũng nước?
Chia sẻ với báo giới, Giám đốc điều hành Trần Thái Toán khẳng định CLB Nam Định đã làm đúng với nhiệm vụ được giao và không có chuyện chơi xấu đối thủ.
“Chúng tôi không hề có tư tưởng chơi xấu đối với đội bạn. Chăm sóc sân là công việc chúng tôi vẫn làm hằng ngày, chứ không phải đến trước trận đấu mới làm. Cứ 4, 5 giờ sáng, nhân viên chăm sóc sân có nhiệm vụ đi tưới nước nhằm giữ gìn chất lượng cỏ, không để bị vàng úa, không để nền đất bị khô cứng. Vào ngày diễn ra trận đấu vẫn phải tưới nước vì nếu để sân quá khô, cỏ dễ bị lật lên, cầu thủ không thể thi đấu tốt được.
Tôi xin khẳng định là Nam Định không có ý đồ gì hết. Đội nào đến đây cũng được chúng tôi đón tiếp như nhau, chuẩn bị sân bãi như nhau. Chẳng ai cố tình ‘giăng bẫy’ để hại đối phương. Sân có trơn trượt, cầu thủ Đam Định sẵn sàng đáp ứng nhưng như thế còn khó đá hơn nhiều”.
Bóng đá Việt Nam 2020: Không chỉ có nốt thăng!
Năm 2020, bóng đá Việt Nam trải qua một năm khá nhiều biến động với sự ảnh hưởng từ Covid-19. Hãy cùng chúng tôi nhìn lại 10 điểm nhấn đáng chú ý nhất của bóng đá nước nhà trong suốt một năm qua.
1. Các giải Quốc tế của ĐTQG bị hủy
Với ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 trên toàn cầu, các giải đấu Quốc tế trong năm 2020 như vòng loại World Cup 2022, AFF Cup đều bị dời lịch sang năm sau. Chính vì thế trong suốt năm 2020, ĐTQG không có một trận đấu chính thức nào. Những ngày cuối năm, HLV Park Hang Seo buộc phải để U22 Việt Nam và ĐTQG giao hữu với nhau trên sân Cẩm Phả và Việt Trì.
Phải chờ đến tháng 3 năm sau vòng loại World Cup 2022 quay trở lại và người hâm mộ mới được xem ĐTQG thi đấu một trận chính thức.
ĐTQG không có trận đấu nào trong năm 2020.
2. ĐTQG Việt Nam đứng đầu ĐNÁ trong vòng 12 tháng liên tiếp
Những thành tích trong năm 2019 cùng với đó là việc các giải đấu trong năm 2020 bị hủy hoặc hoãn, ĐTQG Việt Nam vẫn giữ vững vị trí số 1 của mình ở khu vực Đông Nam Á. Tháng 12/2020, ĐTQG Việt Nam được xếp hạng ở vị trí 93 trên bảng xếp hạng thế giới.
2. U23 Việt Nam bị loại sớm ở U23 Châu Á
U23 Việt Nam dưới sự dẫn dắt của HLV Park Hang Seo đã phải dừng bước sớm tại giải U23 Châu Á. Dù được đặt nhiều kỳ vọng với lứa cầu thủ vừa lên ngôi vô địch SEA Games 22 trước đó, tuy nhiên các nhà Á quân U23 Châu Á 2018 lại không có được thành tích tốt tại vòng bảng khi để thua 1 trận và hòa 2 trận.
3. V-League thay đổi thể thức
Với những ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 khiến các giải đấu quốc nội buộc bị hoãn. Khi bóng đá trở lại, dưới điều kiện thời gian eo hẹp, các nhà lãnh đạo của bóng đá Việt Nam đã buộc phải thay đổi để phù hợp với tình hình. Vậy là một thể thức mới được áp dụng cho cả V-League và hạng Nhất Quốc gia.
Các đội bóng sẽ thi đấu xong 13 trận của giai đoạn lượt đi sau đó sẽ chia thành nhóm đua vô địch (8 đội dẫn đầu) và nhóm trụ hạng (6 đội xếp sau). Như vậy các đội nhóm A sẽ chỉ phải đá 20 trận trong khi đó nhóm B là 18 trận.
Cũng ở thể thức mới này, sẽ chỉ có một đội ở V-League phải xuống chơi ở hạng Nhất Quốc gia 2021.
4. Sân Thiên Trường lập kỷ lục khán giả tới sân thời Covid-19
Trong bối cảnh nhiều giải đấu trên khắp thế giới bị hoãn, hủy hoặc thi đấu không khán giả do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 thì ở Việt Nam, bóng đá trở lại và khán giả được phép tới sân theo dõi.
Đã có 10.000 khán giả được phép vào sân Thiên Trường trong ngày bóng đá trở lại khi Nam Định đối đầu HAGL ở Cúp Quốc Gia. Sân Thiên Trường khi ấy khiến cả thế giới nhìn vào và ngưỡng mộ.
Trận Nam Định - HAGL lập kỷ lục về số lượng khán giả tới xem.
5. Viettel lên ngôi vô địch V-League
Chỉ mất hai năm sau khi lên hạng, "hậu duệ Thể Công" đã phá vỡ thế độc tôn của Hà Nội FC ở sân chơi V-League. Thầy trò HLV Trương Việt Hoàng đã có một giai đoạn 2 V-League 2020 đầy ấn tượng khi giành tới 6 chiến thắng, trong đó có 5 chiến thắng 1-0.
Trong danh sách rút gọn của danh hiệu Quả bóng Vàng Việt Nam 2020, Viettel cũng đóng góp 3 cái tên là Bùi Tiến Dũng, Quế Ngọc Hải và Trọng Hoàng.
Viettel lên ngôi vô địch V-League 2020.
7. Bình Định trở lại sân chơi V-League, Quảng Nam xuống hạng
Ba năm sau ngày vô địch ở V-League 2017, Quảng Nam xuống hạng trong sự tiếc nuối của nhiều người hâm mộ. Quảng Nam đã chiến đấu đến những phút cuối cùng, tuy nhiên việc kém Nam Định về chỉ số phụ khiến đội bóng xứ Quảng phải xuống chơi ở giải hạng Nhất mùa bóng năm sau.
Thế chỗ cho Quảng Nam ở sân chơi V-League là CLB Bình Định. Sau 12 năm ròng rã, chiến đấu như một chiến binh, Bình Định đã lên ngôi Vô địch giải hạng Nhất Quốc gia 2020. Chiến thắng 1-0 trước Phố Hiến ở vòng đấu cuối cùng khiến cả SVĐ Quy Nhơn gần như nổ tung.
Đội bóng của HLV Đức Thắng đã có giai đoạn nước rút ấn tượng với 9 trận bất bại liên tiếp trong đó có những thắng lợi quan trọng trước các đối thủ cạnh tranh trực tiếp như Bà Rịa Vũng Tàu, Khánh Hòa.
8. PVF vô địch 4/8 giải trẻ toàn quốc
PVF tiếp tục chứng minh mình là lò đào tạo bóng đá trẻ số 1 Việt Nam. Trong năm 2020, đội bóng có trụ sở tại Hưng Yên đã vô địch tới 4 trên tổng số 8 giải trẻ, bao gồm: U15 Quốc gia, U19 Quốc gia, U15 Cúp Quốc gia và U17 Cúp Quốc gia.
Mới đây, Trung tâm Đào tạo Bóng đá trẻ PVF cũng đã làm lễ tốt nghiệp và chuyển giao 20 cầu thủ cho các đội bóng ở V-League cũng như giải hạng Nhất Quốc gia.
PVF vô địch 4/8 giải trẻ Quốc gia trong năm 2020.
9. Kiatisak trở lại ngồi 'ghế nóng' của HAGL
Những tháng cuối năm 2020, người hâm mộ HAGL nói riêng và bóng đá nói chung hào hứng trước thông tin huyền thoại bóng đá Thái Lan - Kiatisak trở về dẫn dắt HAGL. Kiatisak từng có chuỗi ngày "đẹp như mơ" với đội bóng phố Núi khi còn là cầu thủ.
Sự trở lại của cựu HLV trưởng ĐTQG Thái Lan được kỳ vọng sẽ giúp HAGL thay đổi mạnh mẽ sau những năm tháng chỉ lo trụ hạng và "đá cho vui". Người hâm mộ và giới chuyên môn hy vọng rằng dưới sự chỉ đạo của Kiatisak, lứa cầu thủ tài năng như Công Phượng, Tuấn Anh, Văn Toàn,... sẽ phát huy được hết khả năng của mình.
Không chỉ Kiatisak, một sự trở về đáng được chờ đợi nữa là Lee Nguyễn. Cầu thủ Việt kiều này sẽ đầu quân cho CLB TP. Hồ Chí Minh bắt đầu từ V-League 2021.
Kiatisak trở lại dẫn dắt HAGL.
10. Bầu Đệ xin từ chức chủ tịch CLB Thanh Hóa
Sau nhiều năm đồng hành cùng bóng đá Thanh Hóa, bầu Đệ đã quyết định xin từ chức. Lý do được ông bầu 'điều tiếng nhất V-League' đưa ra là: 'Sự nghiệp bóng đá của Thanh Hóa là lâu dài. Tôi có tuổi rồi nên tự giác mà nghỉ thôi. Nghỉ lúc dân đang mến, chính quyền đang tín nhiệm nhưng nghỉ để cho thế hệ sau, cho người mới họ làm. Mong được mọi người ủng hộ'.
Bầu Đệ xin từ chức ở CLB Thanh Hóa.
Một năm đầy biến động với bóng đá Việt Nam đã đi qua. Hy vọng rằng trong năm 2021, đại dịch Covid-19 sẽ hoàn toàn được kiểm soát và bóng đá sẽ khởi sắc trở lại.
Video: Hà Nội tích cực luyện tập trước trận gặp Bình Định (Nguồn: Hanoi Football Club)
Hòa tuyển Việt Nam, lứa U22 vẫn còn nhiều việc phải làm Truyền thông Indonesia tỏ ra lo lắng sau khi U22 Việt Nam hòa đội tuyển quốc gia 2-2 và nhiều con số cũng cho thấy sự ấn tượng của đội hình dự SEA Games 31. Các cầu thủ trẻ có 2 trận đấu quý giá trước đội tuyển Việt Nam ở lần thứ 4 tập trung trong năm 2020 và kết quả của...